• Về đầu trang
[+ +]
[+ +]

Những lời khuyên tưởng chừng như có ích nhưng lại vô cùng độc hại

Sống "deep"

Khi cảm thấy tiêu cực, chúng ta rất muốn được hỗ trợ về mặt tinh thần. Nhưng một số lời khuyên nhủ không khiến chúng ta phấn chấn hay an tâm hơn.

Khi đó, chúng sẽ được gọi là tính tích cực độc hại (toxic positivity): một số câu nói khuyên răn nghe thì có vẻ tích cực và hữu ích nhưng thực chất chỉ càng gợi lên cảm giác tiêu cực của người đang chịu tổn thương.

Tính tích cực độc hại không chỉ "khuyến khích" chúng ta học cách phớt lờ cảm xúc của đối tượng chịu tổn thương, mà còn đánh giá và áp đặt sự lạc quan vô lý lên họ. Sau đây chính là những "mẫu câu" cần tránh khi muốn đưa ra lời khuyên cho ai đó:

"Cậu gặp rắc rối to rồi đấy!"

Khác với dụng ý cảnh báo, cụm từ này thực chất chỉ đang nhấn mạnh mức độ tồi tệ của của một tình huống xấu vừa xảy ra. Nó không hề đem lại bất kỳ giải pháp gì nhằm "gỡ rối" vấn đề mà một ai đó đang gặp phải.

scared kid troubled child stressed dt jpg

Trong trường hợp này, có một cách lịch sự hơn để góp ý chính là: "Nếu như gặp chuyện gì đó tồi tệ, cậu có thể nói chuyện với tớ bất cứ khi nào cậu muốn. Tớ luôn sẵn lòng lắng nghe mà!"

"Nhiều người còn khổ hơn cậu nhiều!"

Nói chung, có cuộc sống tốt hơn trẻ em tại Châu Phi không đồng nghĩa với việc vấn đề tiêu cực của bạn bớt nghiêm trọng hơn.

Đó là một so sánh sai lầm và thường được sử dụng để gaslighting (thao túng tâm lý) một người. Chúng không những ngầm đổ lỗi cho cá nhân đang gặp rắc rối mà còn bình thường hoá những tiêu cực mà họ đang gặp phải bằng kiểu lập luận tuy cũ nhưng hiệu quả như:

Đấy thấy chưa, nhiều người khổ hơn nhiều nhưng người ta vẫn chịu được đó thôi! Tất cả đều là do cá nhân gây ra/tưởng tượng ra/suy nghĩ quá nhiều mà thôi, trách ai được chứ?!

Tuy nhiên, cũng có những người chỉ đơn giản là muốn bình thường hoá vấn đề của bạn (thường là không cố ý), bởi lẽ theo họ thì đó mới là cách đúng đắn để an ủi một ai đó. Vậy nhưng vấn đề là, cách này chỉ càng khiến cho sự tiêu cực tăng lên theo cấp số nhân!

"Tớ có thể làm gì để giúp cậu cảm thấy thoải mái hơn đây!?" chính là câu trả lời phù hợp khi phải đối mặt với tình huống này. Đừng có nói phong long mà hãy nhanh chóng đề xuất một ví dụ gì đó cụ thể như: đi xem phim, mua sắm, lắng nghe trút bầu tâm sự...

"Tớ chỉ muốn điều tốt nhất cho cậu thôi."

Câu nói này thường xuất hiện khi có ai đó đang muốn xâm phạm vào cuộc sống cá nhân của bạn bằng cách "ngào đường" những lời nói và hành động thao túng dưới vỏ bọc của sự quan tâm. 

Họ là những kẻ cố chấp, tàn độc và luôn muốn điều khiển người khác chỉ để thoả mãn mục đích cá nhân của minh.

Trong khi đó, nạn nhân của họ lại chính là những người dễ bị tổn thương, rụt rè và nhút nhát. Đa phần, họ thường có tâm lý hay lo sợ và không đủ khả năng để chống lại việc bị thao túng.

Chính vì vậy, cách tốt nhất để không bị coi là nhân vật "phản diện" trong mắt người khác chính là thông qua những hành động (tâm sự, chia sẻ, lắng nghe...) và đừng vội vàng phán xét bất cứ điều gì.

"Cậu mạnh mẽ mà! Cậu sẽ đối mặt được với chuyện này thôi."

Thông thường, khi nghe thấy những lời khuyên như thế này, đa số mọi người sẽ có những phản ứng ngược lại. 

Câu nói này thường được kỳ vọng là sẽ có khả năng tiếp thêm động lực và sức mạnh cho người nhận được lời khuyên, vậy nhưng theo các nhà tâm lý học thì sự thật hoàn toàn ngược lại: đây là một lời khuyên hoàn toàn vô dụng và giống hệt như một lời nhắc nhở đầy chua cay rằng mọi chuyện đã thất bại thảm hại như thế nào.

"Thời gian sẽ xoá nhoà tất cả. Đừng bi luỵ quá!"

Nên nhớ, không phải bất cứ vết thương lòng nào cũng có thể chữa lành bằng thời gian. Có nhiều tổn thương (trauma) có thể kéo dài hàng thập kỷ hoặc thậm chí là cả đời, vì vậy mỗi một người sẽ có một cách khác nhau để đối mặt với điều này.

Không có nỗi đau nào giống nỗi đau nào và cũng chẳng ai có thể xác định được chắc chắn quãng thời gian có thể chữa lành những vết thương tâm lý. Lời khuyên tốt nhất trong những tình huống như thế này chính là sự chia sẻ và đồng cảm.

"Tớ đã nói rồi mà!"

Khi một người gặp phải chuyện tiêu cực, ngay cả bản thân họ cũng cảm thấy bất lực và tức giận chứ đừng nói đến chuyện bị chỉ trích bởi người khác. Điều này chỉ càng khiến cho sự oán thán và hung hăng gia tăng mà thôi.

Những người nghĩ rằng họ luôn đúng sẽ không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để chỉ trích và phê phán sai lầm của người khác. Giống hệt như câu nói "tôi chẳng cần biết chi tiết sự việc, bạn làm sai thì tất cả đều là lỗi của bạn". Từ khoá quan trọng ở đây chính là, hãy thôi việc đặt cái tôi quá lớn lên đầu và đánh giá mọi việc với những góc nhìn đa chiều hơn.

Theo: Psychology Today, Brightside
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.