• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

Cố văn hào Kim Dung muốn chỉnh sửa nội dung của 'Ỷ Thiên Đồ Long Ký' để nói rõ hơn về nỗi đau mất con

Sách

Tiểu thuyết gia võ hiệp nổi tiếng Kim Dung, tên thật là Tra Lương Dung, vừa qua đời ngày hôm qua, 30 tháng 10 năm 2018. Ông được đông đảo độc giả hâm mộ bởi hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp kết hợp với yếu tố văn hóa, lịch sử đặc sắc như Thiên Long Bát Bộ, Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Hiệp Lữ, Lộc Đỉnh Ký, Tiếu Ngạo Giang Hồ…

Mặc dù trở thành tác gia võ hiệp thu hút được nhiều độc giả nhất mọi thời đại và có sự nghiệp viên mãn, cuộc sống hôn nhân gia đình của Kim Dung lại gặp nhiều trắc trở.

d3658427

Ông từng thú nhận:

Trải qua những cuộc hôn nhân không mấy tốt đẹp, tôi đã ly dị và tái hôn nhiều lần.

Ngoài ra, đời sống vợ chồng không hạnh phúc cũng là một trong những nguyên nhân sâu xa gây ra nỗi hối hận cả đời của Kim Dung, khi con trai cả của ông - Tra Truyền Hiệp, vì bất mãn trong cuộc sống mà tự sát lúc mới 19 tuổi.

d3658853

Kim Dung và con trai Tra Truyền Hiệp (trái) và Tra Truyền Thi.

Tra Truyền Hiệp là con trai cả của Kim Dung với bà Chu Mai - nữ phóng viên cùng ông sáng lập nên tờ Minh Báo. Suốt một thời gian dài, Chu Mai đã là người tri âm tri kỷ của Kim Dung và có với ông đến 4 người con. Tuy nhiên, đời sống hôn nhân của họ sớm đi vào ngõ cụt vì những bất đồng quan điểm.

Khi còn bé, Tra Truyền Hiệp đã nhanh chóng cho thấy mình kế thừa những tố chất của cha, anh có khả năng cảm thụ văn học nghệ thuật hơn người. Kim Dung từng tự hào kể lại rằng khi chỉ hơn 4 tuổi Tra Truyền Hiệp đã học thuộc Tam Tự Kinh. Tuy nhiên, kéo theo tài năng thiên bẩm đó là khả năng thấu cảm những vấn đề của người lớn quá sớm.

Lúc Kim Dung và Chu Mai quyết định ly hôn, Tra Truyền Hiệp 19 tuổi và đang học ở đại học Columbia, Hoa Kỳ. Vì quá bất lực trong việc can gián, hòa giải cho bố mẹ mình, cộng với nỗi đau riêng khi cãi vã với người bạn gái, Tra Truyền Hiệp đã gieo mình từ một tòa nhà cao tầng để kết thúc cuộc sống.

d3541509

Ảnh bìa bộ truyện Ỷ Thiên Đồ Long Ký mới tái bản (ảnh bên trái) và nguyên bản.

Mất đi người con mà mình yêu quý, Kim Dung đau buồn và tìm đến đạo Phật để được bình an. Những năm sau đó, trong ấn bản mới của tác phẩm Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Kim Dung đã viết để tâm sự với độc giả:

Tình cảm chủ đạo trong cuốn sách này không phải là tình yêu nam nữ, mà là sự thấu hiểu giữa những người đàn ông với nhau. Ví dụ như cảm xúc giữa những người huynh đệ trong Võ Đang Thất Hiệp. Hoặc như tình cảm mà Trương Tam Phong dành cho cha con Trương Thúy Sơn, Trương Vô Kỵ. Thực ra, những tình cảm đó trong tác phẩm tôi vẫn còn viết quá hời hợt, nó không giống như trong thực tế vì bản thân tôi lúc bấy giờ cũng chưa hiểu hết được.

Mãi về sau, trong nhiều lần tái bản tác phẩm trên, Kim Dung từng tỏ ý muốn thêm bớt những chi tiết về tình cảm cha con để thể hiện sự tiếc thương với đứa con đã khuất của mình.

Được biết, trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Ngũ hiệp Trương Thúy Sơn là người tâm đầu ý hợp nhất với tổ sư Trương Tam Phong vì anh thông minh đĩnh ngộ. Trương Thúy Sơn về sau cưới Ân Tố Tố, con gái của Bạch Mi Ưng Vương Ân Thiên Chính, sau đó cả hai cùng Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn bị trôi dạt đến Băng Hỏa đảo.

thaicuc

Mối quan hệ tình cảm khăng khít giữa Trương Tam Phong đối với các môn đồ trong tác phẩm xuất phát từ tình yêu thực sự của Kim Dung đối với con trai của mình.

Khi trở lại trung nguyên sau 10 năm xa cách, Trương Thúy Sơn và vợ buộc phải tuẫn tiết, một phần vì Thúy Sơn cảm thấy có lỗi với sư huynh Du Đại Nham, một phần để bảo vệ tung tích của nghĩa huynh Tạ Tốn trước sức ép của võ lâm chính phái. Cái chết của Trương Thúy Sơn làm tổ sư Trương Tam Phong rất đau lòng.

Kim Dung cho biết, những chi tiết đó đều xuất phát từ lòng yêu thương của chính ông đối với con trai Tra Truyền Hiệp.

Theo: Ettoday

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.