• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

Dân mạng phẫn nộ khi nhiều trang 'nhét chữ vào mồm' tác giả văn học, cố ý trích dẫn sai để câu like

Sách

Nếu bạn là người thường xuyên lướt tin trên Facebook, bạn sẽ dễ dàng nhớ đến trào lưu đo độ "thả thính" lãng mạn của các tác giả văn học nổi tiếng Việt Nam thông qua các tác phẩm của họ. Trong những bài đăng như thế, các trang cộng đồng trên Facebook đều làm lại ảnh kèm theo một câu nói trong dấu ngoặc kép. Nội dung của những bài đăng này đều có xu hướng cho rằng các cụ ngày xưa lãng mạn, ngôn tình hơn hẳn thanh niên hiện đại ngày nay.

Tấm ảnh chụp chân dung các nhà văn, thơ Việt Nam mà chúng ta dành cả thanh xuân để theo đuổi.

Dù nhận được rất nhiều lượt yêu thích nhưng những hình ảnh cũng nhanh chóng bị "bóc phốt" vì cố ý trích dẫn sai, sửa lời văn để tăng phần lãng mạn hay kịch tính nhằm thu hút like, share.

Trang cộng đồng The PayLak Academy đã đăng tải một bài viết nói về thực trạng "nhét chữ vào mồm" tác giả, bóp méo văn thơ chỉ để tìm like ảo trên mạng xã hội. Với thái độ bất bình, nhiều dân mạng cũng tán thành và phẫn nộ với những sai lệch trích dẫn.

Cụ thể trong bài viết, các bạn đã nhấn mạnh về trách nhiệm dấu ngoặc kép với bất cứ trích dẫn văn học hay tác phẩm nào:

Các bạn có thể thấy rằng trách nhiệm của người sử dụng dấu ngoặc kép, hay trích dẫn trực tiếp chính là dẫn nguyên câu, chính xác, không sai một từ của người được trích dẫn. Chưa xét về khía cạnh sở hữu trí tuệ thì đây là một trong những kĩ năng cơ bản khi hành văn.

The PayLak Academy
Từ trái sang: Tô Hoài, Xuân Thuỷ, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao.
Từ trái qua phải: Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân, Tố Hữu

Dù trong mọi trường lớp, sách báo đều dạy về điều này, nhưng xã hội tập trung nhiều vào mạng xã hội đã khiến kiến thức phổ thông cơ bản biến đi đâu mất. Bằng chứng là 1, 2 năm gần đây xuất hiện rất nhiều bài đăng với chủ đề "nhà văn thả thính" nhưng người viết lại trích dẫn sai hay thậm chí là tự chế câu chữ.

Để đính chính lại những sai lệch trong các bài đăng không đúng sự thật, fanpage đã ghi chú lại sự thật trích dẫn trong các hình ảnh "nhét chữ vào mồm" tác giả. Nhờ có những kiến thức đúng mà độc giả mới thật sự hiểu được lời lẽ, ý văn của các tác giả. Đặc biệt là phẫn nộ, chỉ trích những trang cố ý biên tập lại để câu like.

SỰ THẬT: Theo như thông tin mình đã tìm hiểu (nhưng quên mất nguồn) thì thậm chí cả gia đình nhà văn cũng xác nhận là ông chưa từng phát biểu câu này. Tất cả những gì mình tìm được trên google khi tra “câu văn” này đều là các kết quả liên quan đến bài viết gốc vốn đã sai lệch từ đầu. Thật nực cười khi mà Nguyễn Huy Tưởng - vốn là một người cực coi trọng việc trích dẫn - lại bị trích dẫn theo kiểu “nhét chữ vào mồm” như thế này.
SỰ THẬT: Đây là một câu “nhét chữ vào mồm” dựa trên lời phát biểu trước báo giới của bà Nguyễn Thị Cúc - vợ nhà văn: “Tôi vẫn nói đùa với ông ấy: Đời tôi, chưa một lần lên xe hoa, chưa có một đêm tân hôn.”
SỰ THẬT: Đây là một câu “ngôn tình hoá” từ lời ngẫm của nhân vật Hàn trong tác phẩm “Một chuyện xuvơnia” của nhà văn: “Bây giờ Hàn mới biết rằng, trước khi nghĩ đến việc đặt những cái hôn lên cái miệng hoa của người yêu, cũng nên nghĩ đến việc đổ cơm vào đấy đã. Cái ý nghĩ có lẽ chẳng được thơ cho lắm, nhưng cuộc sống vốn không tha thứ những cái gì quá thơ.”
SỰ THẬT: Đây là câu nói bẻ cong từ 2 câu đầu bài thơ “Anh đã giết em” của Xuân Diệu:
“Anh đã giết em, anh chôn em vào trái tim anh
Từ đây anh không được yêu em ở trong sự thật”
SỰ THẬT: Lại là một pha bẻ thơ thành văn từ bài “Anh mang thầm em”:
"Anh mang thầm em trong hồn anh
Như đứa trẻ thơ mãi để dành
Chiếc bánh mẹ cho từ sáng sớm
Anh chờ hạnh phúc những giờ xanh."
SỰ THẬT: Tính đến thời điểm hiện tại, đây là trường hợp được “nương tay” nhất khi mà câu này không khác quá nhiều so với câu gốc trong bức thư mà tác giả viết cho vợ: “Chỉ cần gặp H. một lần, thì lịch sử đã chép chung hai cuộc đời làm một rồi.” (H. là tên viết tắt của vợ nhà thơ - Hương)
SỰ THẬT: Vẫn là bổn cũ, câu thơ gốc nằm trong bài “Đêm sao sáng” kinh điển của Nguyễn Bính:
“Trời còn có bữa sao quên mọc
Tôi chẳng đêm nào chẳng nhớ em.”
SỰ THẬT: Câu gốc nằm trong bài thơ “Nhớ”:
“Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt
Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời
Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực
Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người”

Trong bản gốc do tác giả viết tay, có lời đề “tặng M.”. Dù M. chính xác là ai, không ai biết được, nhưng nhiều người cho rằng đó là một cô gái Pháp đã khiến nhà thơ phải lòng. Tuy nhiên, khi đặt tình cảm riêng tư vào xét giữa bối cảnh chung của đất nước lúc bấy có, có lẽ nhà thơ đã nén nỗi lòng mình lại, gửi gắm vào trong bài thơ này thôi chăng?
SỰ THẬT: Đây là câu duy nhất được trích đúng 100%. Tác phẩm được trích dẫn là "Tiếng hát con tàu"
SỰ THẬT: Chưa tìm được ra câu nói hay câu thơ, câu văn nào liên quan đến ý tứ được đề cập trong hình. Mình tin rằng người này vận ý từ nhiều bài thơ của Hàn Mặc Tử. Nếu bạn nào có đóng góp vui lòng comment nha

Dân mạng cũng đồng tình cho rằng việc trích dẫn sai để câu like rất đáng trách, họ bày tỏ cảm xúc tức giận khi trước đây mình cũng bị lừa.

Qua những phân tích cũng như tổng hợp tìm hiểu của The PayLak Academy thì những sai lệch, cố ý "nhét chữ vào mồm" tác giả như những hình ảnh này rất quá đáng và nên chấm dứt. Ở thời đại, thông tin trên mạng xã hội nhiều và khó đoán, bạn nên chọn lọc cũng như chỉ tin vào những trang có uy tín và dẫn nguồn chính xác.

Theo: The PayLak Academy

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.