• Về đầu trang
Tiểu Chiêu
Tiểu Chiêu

Chuyện tình không thành của ca vương và mỹ nữ: Vạn dặm tìm đến, 121 ngày ly biệt, cuối cùng là treo cổ tự vẫn

Tình yêu

Có người nói, hễ nơi nào có người Hoa thì nơi đó có tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung. Mà tương tự với cách nói này, hễ nơi nào có người Hoa, cũng nhất định phổ biến những bài tình ca vùng phía Tây của Vương Lạc Tân.

7af40ad162d9f2d31571cbe9a3ec8a136327cc50

Vương Lạc Tân

Người tên Vương Lạc Tân là nhạc sĩ nhân dân nổi tiếng nhất, cả đời sưu tầm, chỉnh lý, sáng tác hơn 1000 ca khúc, đặc biệt các tác phẩm kinh điển ai cũng ưa chuộng như Chốn Xa Xôi Nơi Này, Cô Nương Đến Dốc Thành, Vén Lên Khăn Voan Của Nàng,... Vì vậy, ông không chỉ được ca ngợi là người cha của dân ca vùng phía Tây, đồng thời cũng được phong mỹ danh "Đại Vương Tình Ca".

Nhưng ít người biết đến, bài tình ca cuối cùng của Vương Lạc Tân khi còn sống, là hát cho Tam Mao ở thiên đường.

201206 66 1

Tam Mao

Tam Mao là một cô gái có tài văn chương phong phú, ngôn ngữ tự nhiên, lãng mạn, chí tình chí nghĩa. Đoạn tình yêu sinh tử của cô và José, từng khiến biết bao người thổn thức khôn nguôi. Sau khi José chết nơi biển rộng, linh hồn Tam Mao cũng mờ mịt không rõ phương hướng. Cái chết của José làm cho cô mất đi lý do quan tâm đến cuộc sống đáng giá, nhiều năm sau, cô vẫn hoảng hốt đi giữa nhân gian mênh mông. Nếu như không nghĩ đến cha mẹ tuổi già, cô có thể đã đi theo José từ lâu.

5366d0160924ab186c780e313ffae6cd7b890b4e

Tam Mao và José

Mỗi khi có người khuyên cô tìm kiếm thêm một người chồng, cô đều buồn bã ủ rũ. José là kiếp này và kiếp sau của cô, là tất cả nguyên nhân và kết quả của cô. Trừ anh ấy ra, cô không biết tình yêu còn có thể thuộc về nơi nào, tâm đặt bên người phương nào.

Năm 1989, sau khi tác giả Hạ Tiệp phỏng vấn Vương Lạc Tân ở Tân Cương, nói về ba bài Chuyện Đời Lão Nhân Vương Lạc Tân. Từ bé Tam Mao đã thích hát những bài dân ca cải biên của Vương Lạc Tân, đặc biệt là bài Chốn Xa Xôi Nơi Này, từng gợi ra biết bao yêu thích phiêu lãng. Khi cô thấy bài báo của Hạ Tiệp, liền phấn chấn lạ lùng, lập tức hỏi Hạ Tiệp phương thức liên lạc với Vương Lạc Tân ở Tân Cương.

Ngay sau đó, cô hiểu ra cả đời Vương Lạc Tân trải qua bao sóng gió, trải qua bao đau khổ, từng vì tội danh "có lẽ có"*, lần lượt vào trại giam hai lần, tổng cộng dài đến 18 năm. Gần 40 tuổi, vợ bệnh chết, ông đơn bóng độc chiếc ở Tân Cương mỹ lệ, vẫn say mê nghệ thuật. Mãi trăn trở nhiều điều, ông thường sưu tầm ca dao dân gian. Hoàng hôn mỗi ngày, ông đều ngồi ở trước cửa nhìn ánh tà dương chìm xuống, lúc màn đêm rủ xuống, lúc nào cũng hướng về di ảnh cũ kĩ của vợ treo trên vách tường đàn một ca khúc cho bà nghe.

* "Có lẽ có" dùng theo nghĩa bịa đặt không có căn cứ.

Người bạn đem chuyện của Vương Lạc Tân kể còn chưa xong, Tam Mao đã khóc đỏ hai mắt, cô nói: "Ông ấy thật quá thê lương! Tôi muốn viết thư an ủi ông ấy, tôi hận không thể lập tức bay đến Tân Cương thăm ông ấy."

Những ngày đã qua, Tam Mao luôn ôm lấy tình cảm sống yên phận. Trong hiện thực, ít có người có cùng lý tưởng với cô, những chọn lựa suy tính chi li, những cân nhắc tiến lui, dưới cái nhìn của cô đều không đáng kể. Cho nên khi được biết ở một nơi xa xôi có một vị lão nhân giống như cô, lấy tình yêu làm tín ngưỡng, cô vui mừng khôn xiết, như đã gặp được tri âm.

908fa0ec08fa513d6bca83d8376d55fbb2fbd950

Thế là ngay sau đó, cô không chỉ thật sự viết thư cho Vương Lạc Tân, mà hơn nữa bệnh vừa khỏi hẳn liền vui vẻ đến thăm ông.

Lúc đó Tam Mao thông qua mọi cố gắng, báo danh tham gia đoàn lữ hành Đại lục. Chủ biên "Văn nghệ Minh Đạo", ông Hiến Nhân biết tin, bèn nhờ cô đưa cho Vương Lạc Tân tiền nhuận bút. Vậy là cô đã có lý do đầy đủ để gặp mặt trực tiếp Vương Lạc Tân. Thời gian ở lại Urumqi chỉ có hai ngày, những du khách khác đều tràn đầy phấn khởi đi tham quan những thành phố xa lạ thần bí mà mê người này, còn Tam Mao mang theo lòng sùng bái của mình lao đến nhà thần tượng - Vương Lạc Tân.

Ngày 16 tháng 4 năm 1990, Urumqi vẫn còn khí trời se lạnh của mùa Xuân. Sau giờ ngọ, Vương Lạc Tân đang một mình co ro trên ghế dựa chợp mắt, bỗng nhiên bị một tiếng gõ cửa nhẹ nhàng làm tỉnh giấc. Khi cánh cửa mở ra, ông thấy một cô gái có đôi mắt như thu thủy, tóc nhiều như san hô, trên người khoác áo lông sọc ca rô đỏ thắm, dịu dàng cười yếu ớt, phảng phất như thiên sứ xuất hiện trước mặt ông.

Sau khi cô vắn tắt nói rõ mục đích đến đây, hai người cứ như là bạn cũ tâm đầu ý hợp, nói chuyện say sưa.

Cô còn vì ông góp vui, hát lên ca khúc tiêu biểu của ông là Cây Ô liu:

Không nên hỏi tôi từ đâu đến đây, cố hương của tôi, tại sao ở phương xa lang thang, chim nhỏ bay lượn bầu trời, dòng suối nhỏ êm đềm chảy giữa núi, thảo nguyên bao la lang thang phương xa...

Một đời người của ông đã quen làm bạn với cực khổ, nhìn quen những sắc mặt xấu xa trên nhân gian, nhưng dư âm sau giờ ngọ còn văng vẳng bên tai, ông đã bị sự chân thành sâu sắc của cô làm cho cảm động.

Có qua có lại mới toại lòng nhau, ông cũng vì cô hát một ca khúc sáng tác trong ngục Bạch Dương Cao Cao, đồng thời giới thiệu câu chuyện của ca khúc này: Một thanh niên Duy Ngô Nhĩ trước đêm kết hôn bị bắt vào trại giam, người vợ chưa cưới xinh đẹp không lâu sau sầu não chết đi, người thanh niên vì muốn tưởng niệm người yêu nên để râu dài. Lúc Vương Lạc Tân hát đến: "Trên mộ phần đơn côi phủ kín hoa tử đinh hương, chòm râu của anh phủ kín lồng ngực", Tam Mao bật khóc, chỉ có trải qua đoạn tình cảm mà người yêu chết yểu, mới có thể hiểu rõ sự cô độc thấu xương này.

Hát xong, Vương Lạc Tân hướng đến cô chân thành cảm tạ, bởi vì đối với ông, nước mắt của cô chính là sự ca ngợi xúc động nhất đối với tác phẩm của mình.

Trương Ái Linh đã nói, một người tri kỉ giống như một chiếc gương, phản chiếu lại khía cạnh tốt đẹp nhất bên trong thiên tính của chúng ta.

Sau khi trở về Đại Bắc, tâm tình Tam Mao kích động thật lâu, khó mới có thể trở lại yên tĩnh. Cô đem phỏng vấn của mình với Vương Lạc Tân ở Urumqi sửa sang thành một bài văn Vương Lạc Tân Chung Tình - Người Cha Dân Ca Tây Bắc Của Trung Quốc phát hành ở Đài Loan, tiếp đó ở Liên Hiệp Tảo Báo của Singapore sáng tác Tìm Được Cha Đẻ Của Chốn Xa Xôi Này, giống như "một viên đá ném xuống làm dậy sóng lớn ngập trời", tiếng tăm Vương Lạc Tân nhanh chóng được truyền bá. Tam Mao cũng không nghĩ tới hai bài văn lại gây ra hiệu ứng lớn trong xã hội như vậy.

Để đáp lại truyền thông Đại Lục, Vương Lạc Tân viết hai bài ngắn Khách Đến Thăm Eo BiểnThăm Đáp Lễ dùng giọng điệu hài hước, hóm hỉnh, đánh giá cao trình độ văn hóa và hình tượng nghệ thuật thời thượng của Tam Mao.

Rời Đại Lục không lâu, Tam Mao không kiềm chế nổi tình cảm của mình, liền bắt đầu cùng Vương Lạc Tân thư từ qua lại, vạn dặm gửi gắm tình cảm. Mặc dù quan ải xa xôi, nhưng chưa đến một tháng, Vương Lạc Tân đã nhận được lá thư đầu tiên của Tam Mao:

6c224f4a20a446235e0d4a649222720e0df3d7f5

"Ngày 28 tháng 4 năm 1990

Người bạn thân mến của tôi, Lạc Tân: Vạn dặm xa xôi, vì quen biết anh, phần ân tình này không phải ngẫu nhiên mà là mệnh trời. Không có cách nào chống cự. Tôi không muốn gọi anh là thầy (nguyên văn dùng lão sư thể hiện sự kính trọng với bậc tiền bối). Chúng ta là dạng người không có tuổi tác, quan niệm thế tục giống nhau, không gò bó được anh, cũng không gò bó được tôi. Tôn kính và tình yêu, cũng không quyết định bởi cách xưng hô trên, tôi cũng không cho rằng tâm anh già rồi. Ba ngày sau khi gặp anh, tôi tiếp tục đi đến Thành Đô, nhưng chuyến đi không còn gì thú vị, tôi không muốn đi tiếp nữa, thế là quay trở về.

Nhắm mắt lại, tất cả đều là hình bóng của anh. Không có cách nào. Trên tấm ảnh, nhìn đôi mắt, mũi, bàn tay của hai ta giống nhau, không những thế bây giờ, ngay cả khăn lụa phủ trên đèn trong nhà tôi với anh cũng đều giống nhau. Anh không có cách nào yêu cầu tôi không yêu anh, ở điểm này, tôi tự do. Tôi không đi Thượng Hải để ở nhà gửi thư. Tháng 9 tôi lại đi gặp anh. Tôi ký trên bức ảnh, bốn cái lớn, một cái nhỏ và còn nhiều cái khác. Mỗi lần viết tôi đều ký vì sợ thất lạc. Nhớ anh. Trời thu nhất định gặp nhau."

Từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1990, chỉ ba tháng ngắn ngủi, Tam Mao đã viết cho Vương Lạc Tân 15 phong thư.

Tình cảm cô rừng rực không che không giấu, sôi nổi trên trang giấy. Là một bậc thầy nghệ thuật viết qua biết bao bản tình ca, Vương Lạc Tân cũng không phải người chất phác không rõ phong tình. Đối mặt với sự thẳng thắn và nhiệt tình của Tam Mao, sóng lòng đã gợn lăn tăn trong ông. Nhưng chia cắt hai người là hiện thực khiến ông lo sợ và bất an. Sau khi cân nhắc, ông viết thư cho Tam Mao, uyển chuyển biểu đạt sự bàng hoàng của mình: George Bernard Shaw (tác gia người Anh) có một chiếc ô đi mưa cũ nát, từ lâu đã mất đi công dụng che mưa, nhưng ông ấy vẫn mang theo nó, coi nó như gậy để dùng. Vương Lạc Tân trong thư có chút đau buồn tự giễu, ông cũng giống như chiếc ô đi mưa cũ nát của George Bernard Shaw. Sau đó Vương Lạc Tân dần giảm bớt số lần viết thư cho Tam Mao. Tam Mao vội vã gửi thư, oán trách Vương Lạc Tân: "Anh rất tàn nhẫn, để cho tôi mất đi gậy sinh tồn".

Ngày 20 tháng 8, Vương Lạc Tân nhận được một phong thư của Tam Mao khẩn cấp từ Bắc Kinh: "Ngày 23 tháng 8 xin đón Bình (Phi cơ chuyến CA0916)" (Nguyên danh Tam Mao gọi là Trần Bình). Chưa bao giờ Vương Lạc Tân sử dụng đặc quyền, lần này lại cố ý nhờ người bạn tốt cử một chiếc xe quân đội tới sân bay đón Tam Mao. Tam Mao vốn dự định tháng 9 đến Tân Cương, nhưng cô sốt ruột nên trước thời hạn - ngày 23 tháng 8 - đã bay đến Urumqi. Vì nghênh đón Tam Mao, Vương Lạc Tân chưa bao giờ mua đồ dùng trong nhà lại lần nữa phá lệ nhờ bạn cùng đi đến chợ đồ dùng trong nhà, mua một chiếc giường Simmons thịnh hành nhất bấy giờ, một tủ sách, một chiếc đèn bàn và một bộ đệm chăn mới.

Vương Lạc Tân một đời cư xử ngay thẳng với mọi người, đối với người bạn vong niên vượt qua thiên sơn vạn thủy lần thứ hai đến thăm ông, dùng thành tâm báo đáp lại.

Sau một chuyến bay, Tam Mao xách theo một rương quần áo lớn và đồ dùng hằng ngày, tiến vào nhà Vương Lạc Tân. Trong thư gửi Vương Lạc Tân, Tam Mao có nói: "Không ở khách sạn, ở trong nhà là vì gần anh". Tam Mao dựa theo hình tượng cô gái cao ráo, xinh đẹp trong tác phẩm thành danh của Vương Lạc Tân Chốn Xa Xôi Nơi Này, mặc vào chiếc váy đậm chất dân tộc Tạng mua ở Nepal. Tam Mao bỏ bao công sức như vậy, có người nói là do cô muốn đánh thức ký ức đã bám bụi từ lâu của ông, để ông một lần nữa tỏa sáng linh cảm của nhà nghệ thuật và cảm xúc sáng tác mãnh liệt.

18d8bc3eb13533fa037a833aa1d3fd1f40345bd1

Thời gian Tam Mao ở lại nhà của Vương Lạc Tân, cùng Vương Lạc Tân mỗi người đạp một chiếc xe ra ngoài thăm người thân và bạn bè, đi ngắm cảnh trên đường phố, mua thức ăn, sau khi về nhà Tam Mao tự tay nấu cơm, thời gian rảnh rỗi thì tán gẫu, đánh đàn, hát, viết chữ. Điều mà người đời thường lưu luyến, không chỉ là "vành tai, tóc mai chạm nhau", mà còn là cùng với nhau vui vẻ như vậy, hát đối tán gẫu...

Tam Mao nhiệt tình tràn đầy, vốn có kế hoạch ở lại lâu dài, chẳng ngờ chỉ mới mấy ngày ở chung ngắn ngủi lại nảy sinh biến cố. Sau khi truyền thông địa phương cho biết Tam Mao bay đến Urumqi, vừa xuống máy bay liền có nhóm người đông đúc phỏng vấn, mà Tam Mao khi đó chỉ muốn ở cùng Vương Lạc Tân, không muốn chịu bất kỳ quấy rầy nào. Nhưng Vương Lạc Tân lo ngại tình cảm, thể diện và thân phận, động viên Tam Mao tích cực phối hợp phỏng vấn của phóng viên. Vì vậy ông cũng không chú ý đến những cảm xúc biến hóa của Tam Mao, huống chi ông đã là một người già, bị ràng buộc tuổi tác và dư luận.

Ông chưa bao giờ thiếu đi dũng khí yêu, chỉ là đối với một lão già gần đất xa trời, ông đã từ lâu mất đi sự thuyết phục chính mình dũng cảm theo đuổi tình yêu, làm sao lại quy hàng ái tình một lần nữa. Mà khi Tam Mao đã nản lòng thoái chí, mang theo va ly đựng quần áo rời đi, ông mới biết mình đã mất đi một tình cảm đáng trân quý đến như thế nào.

Chúng ta không phải từ lúc trời sinh đã là một diễn viên giỏi, tôi không giấu được yêu thích, còn bạn lại diễn không được sự nhiệt tình.

Nhưng cô không biết có một loại nhiệt tình, gọi là dung nham yên lặng nằm sâu dưới núi lửa. Đối với Vương Lạc Tân mà nói, vì như vậy, ông muốn có thể đem những tổn thương không cần thiết cho cô hạ xuống mức thấp nhất.

Bởi vậy, tình yêu tốt nhất, không chỉ là dành cho, mà là thương tiếc.

Ngày 5 tháng 1 năm 1991, sau 121 ngày rời khỏi Vương Lạc Tân, chịu đựng đủ mọi việc, tình yêu và bệnh tật nhiều lần quấy nhiễu; ở bệnh viện tổng quát Vinh Dân, tỉnh Đài Bắc, Tam Mao treo cổ tự tử. Hưởng dương 46 tuổi.

b812c8fcc3cec3fd1b334873dc88d43f879427a3

"An đắc dư quân tương quyết tuyệt, miễn giáo sinh tử tác tương tư"

(Dịch thơ: Thà rằng quyết tuyệt cùng người

Không cần bàn chuyện sinh tử rồi tương tư)

Tin dữ truyền đến, Vương Lạc Tân bi thương khôn xiết. Ông từng cho rằng từ chối chính là cách đối xử tử tế, không biết rằng khi ông kiên quyết dồn ép cô rời đi, đem sự giả vờ và nhung nhớ đẩy hai người đến cách xa như trời với đất.

Trong cơn hoảng hốt mơ màng, ông viết một khúc tình ca cuối cùng của tuổi già Chờ Đợi - Tình Ca Gửi Người Đã Mất:

"Người từng ở dưới tán cây ô liu đợi chờ thêm lần nữa

Ta cũng đang ở chốn xa xôi bồi hồi, lại bồi hồi

Đời người là một giấc mộng say mê

Chớ trách cứ ta

Vì để chuộc lại những điều đáng tiếc

Ta cũng đợi lúc trăng tròn

Hướng đến cây ô liu ấy một mình cúng bái người

Người vĩnh viễn không trở lại

Tôi vĩnh viễn đợi chờ, đợi chờ, đợi chờ, đợi chờ, đợi chờ

Trong lòng ta, càng yêu."

Đáng tiếc Tam Mao đã vĩnh viễn không nghe được những lời thâm tình tựa biển này.

Thi nhân nói, người đi rồi, nhân gian liền lạnh.

Vì vậy, ông liên tục dùng rượu mạnh gây mê chính mình, nhưng hết lần này đến lần khác ngã vào nỗi đau trong đại dương mênh mông.

Vợ chồng chia lìa trước kia là thất tình lúc còn trẻ, bản chất không giống. Người trước chỉ để lại đống hoang tàn, mà người sau lại đến xây dựng lại hai chữ "gia đình".

Trương Tiểu Nhàn nói: "Nơi tương phùng không thể biết trước, chúng ta cho rằng đều sẽ gặp lại, hết thảy đều có duyên gặp lại, cứ cho là sẽ có cơ hội nói một tiếng xin lỗi. Nhưng chưa bao giờ nghĩ đến mỗi lần vẫy tay nói tạm biệt cũng có thể là vĩnh viễn ly biệt. Mỗi một tiếng thở dài, cũng có thể là tiếng thở dài cuối cùng của đời người".

72f082025aafa40f111f7656a164034f79f0195b

Năm năm sau, Vương Lạc Tân đột ngột qua đời. Lưu truyền lại cho hậu thế câu chuyện một ca vương viết qua vô số những tác phẩm kinh điển, một cô gái đi qua khắp thiên sơn vạn thủy, cuối cùng lại không có cách nào đến với nhau.

Thế giới của người, tôi từng đến qua; ưu thương của người, tôi từng lắng nghe qua. Dù cho màn xuân tháng ba không vén lên, cho dù móng ngựa của DaDa* là một sai lầm tuyệt đẹp.

*Dada: (hoặc Dadaism) là một phong trào văn hóa bắt đầu từ Zürich, Thụy Sĩ, trong thời kì thế chiến I và đạt đỉnh trong giai đoạn 1916-1922. Phong trào này chủ yếu liên quan đến nghệ thuật thị giác, văn học, thơ ca, tuyên ngôn nghệ thuật, lý thuyết nghệ thuật, sân khấu, thiết kế đồ họa, và tập trung vào chính trị chống chiến tranh thông qua việc loại bỏ các tiêu chuẩn hiện hành trong nghệ thuật bằng các công trình văn hoá chống nghệ thuật.

Theo: Baike

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.