• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Nữ nghệ thuật gia 'mặt dày' theo đuổi người yêu hơn mình 15 tuổi, biến ông thành 'nghệ thuật' của cuộc đời bà

Tình yêu

Họ là cặp vợ chồng tương phản lớn nhất trong giới nghệ thuật: một người là chuyên gia giám định thi hoạ cổ đại Trung Quốc, một người là người chuyên phụ trách tổ chức triển lãm nghệ thuật đương đại. Câu chuyện tình yêu giữa họ là câu chuyện mà khi hai phong cách nghệ thuật khác nhau hợp lại thành một, tạo ra vô vàn điều bất ngờ và ngạc nhiên.

21

Lục Dung Chi là một chuyên gia phụ trách triển lãm nổi tiếng đồng thời là một nhà phê bình nghệ thuật, ngoài ra bà còn là tổng giám đốc ý tưởng của nhà bảo tàng nghệ thuật đương đại Thượng Hải, tổng giám đốc ý tưởng nghệ thuật của Bến Tàu Quốc Tế Thượng Hải, chuyên gia tổ chức triển lãm cho quỹ nghệ thuật quốc tế ở California, Mỹ...

Phó Thân là chủ nhiệm nghệ thuật của phòng trưng bày nghệ thuật Arthur M. Sackler chi nhánh ở Trung Quốc, trước đây ông là giáo sư nghiên cứu của đại học Đài Loan, nghiên cứu viên trong bảo tàng Cố Cung ở Đài Bắc. Ngoài ra ông còn tìm hiểu không ít về thư pháp và hội hoạ cổ đại của Trung Quốc.

Tình yêu ngay cả khi chưa từng gặp mặt

Khi được hỏi về chuyện tình của mình và Phó Thân, Lục Dung Chi đã không ngần ngại chia sẻ, bà nói có lẽ trong vận mệnh của mình và Phó Thân đã tồn tại rất nhiều những phục bút bí ẩn rồi lại vô cùng trùng hợp, cả hai cùng trăn trở vài chục năm mới có lần gặp mặt đầu tiên.

10

Phó Thân ra đời ở Thượng Hải, có hai sinh nhật, một là sinh nhật thật vào ngày 27/12/1936, một sinh nhật khác là sinh nhật trên giấy tờ ngày 04/11/1937. Còn Lục Dung Chi sinh vào ngày 09/11/1951 ở Đài Bắc, cha cô là Lục Vĩnh Minh là người Tân Tràng, Phổ Đông, mẹ là Lục Úc Mộ Nam, người Thượng Hải. Lục Dung Chi cho rằng đây là sự trùng hợp đầu tiên trong cuộc đời cả hai người – suy cho cùng nguồn gốc của cả hai đều ở trấn Tân Tràng, chỉ cách nhau 5 phút đi xe.

Vào năm 1965, Phó Thân vào làm việc trong viện bảo tàng Cố Cung ở Đài Bắc, đây là bước ngoặt đầu tiên trong đời ông, cũng là nơi bắt đầu duyên phận giữa Phó Thân và Lục Dung Chi. Từ năm 1965 – 1968, Phó Thân và Giang Triệu Thân hẹn gặp mặt toạ đàm ở một hội quán thi hoạ, sau đó Phó Thân phụ trách triển lãm và nghiên cứu ở viện bảo tàng, đó có thể nói là những ngày vui vẻ hạnh phúc nhất của Phó Thân. Ông vui vẻ đắm chìm trong biển nghệ thuật văn hoa, trong quá trình nghiên cứu, ông bắt đầu si mê việc giám định thi hoạ.

13

Phó Thân thời trẻ và gia đình

Một lần bỏ qua nhau và hai cuộc sống mất mát

Năm 1971, theo hiệp ước học bổng Rockefeller, Phó Thân trở về làm việc cho bảo tàng Cố Cung ở Đài Bắc, cũng trong năm đó Lục Dung Chi rời khỏi Đài Loan đi lưu học trong học viện nghệ thuật hoàng gia Brussels ở Bỉ, nên bỏ lỡ cơ hội gặp mặt Phó Thân.

Năm 1978, Phó Thân nhận được lời mời từ Thomas Lawton viện trưởng viện bảo tàng Freer Gallery ở Washington, ông và bà Vương Diệu Liên – người vợ đầu tiên của mình chuyển đến Washington sống một thời gian. Khi ấy Lục Dung Chi và và Phó Thân còn chưa gặp được nhau, bởi vì một người ở Bờ Đông nước Mỹ, một kẻ ở Bờ Tây. Có một lần Lục Dung Chi vô tình nhìn thấy hình Phó Thân trên tạp chí Art News, ông được bình chọn là một trong những nhân vật nổi bật có ảnh hưởng tới nền nghệ thuật thế giới. Lúc ấy địa vị của người Hoa trong giới nghệ thuật toàn cầu rất thấp, nên khi nhìn thấy bài báo này, Lục Dung Chi vô cùng kích động, nên đã nghĩ nhất định phải làm quen với người đàn ông này.

12

Sau khi đến Washington, Phó Thân tìm được sân khấu cho nghệ thuật của mình. Trong thời gian Phó Thân theo học chuyên tu ở đại học Princeton, Vương Diệu Liên từng giúp đỡ ông rất nhiều, thậm chí hai người còn cùng xuất bản một quyển sách. Cả hai có thể nói là vô cùng thương yêu ân ái, nhưng kết hôn hơn 10 năm vẫn không có một mụn con. Vì lịch sử bệnh của gia tộc mình, nên Phó Thân khá sợ hãi việc có con. Cuối cùng vào năm 1983, cả hai ký tên vào giấy ly hôn. Sau này Vương Diệu Liên đi bước nữa với đại sứ Mỹ thường trú ở Hàn Quốc William H Gleysteen, sinh ra một đứa con gái, giờ bà là một diễn tấu gia chuyên diễn tấu đàn cổ.

Sau khi ly hôn, nghênh đón Phó Thân là tai nạn không ngờ. Người vợ thứ hai mang tới tổn thương không nhỏ trong cuộc sống của ông, mà cuộc hôn nhân thứ hai của Lục Dung Chi cũng kết thúc bằng vấn đề bạo lực gia đình.

Cả hai người đều có những cuộc hôn nhân không mấy như ý, cũng xem như là chuyện trùng hợp không nhỏ.

11

Năm 1990, Phó Thân về Đài Loan, tham gia hội thảo luận và nghiên cứu ở trung tâm mỹ thuật tạo hình ở Đài Bắc, đây cũng là lần đầu tiên Lục Dung Chi và Phó Thân gặp mặt nhau, cũng là lần đầu tiên họ chôn xuống hạt mầm nhân duyên làm bạn bên nhau nửa đời còn lại.

Tập trung hết sức lực để theo đuổi

Hiện giờ trên mạng hễ nhắc đến Lục Dung Chi, người ta không phải nghĩ tới sự nghiệp và những chuyên môn của bà, mà là việc bà đã theo đuổi thành công Phó Thân thế nào. Bởi vì cả hai một kẻ làm về nghệ thuật truyền thống, một người lại theo đuổi nghệ thuật đương đại, hai cuộc đời có vẻ như hoàn toàn trái ngược nhau, không ai ngờ, có ngày họ sẽ đi đến cùng một chỗ.

Năm 1995, khi Lục Dung Chi nghe nói Phó Thân sẽ tổ chức đính hôn, bà cho rằng cuộc hôn nhân thứ 3 này chưa chắc là tốt đẹp, nên đã gọi điện cho Phó Thân hẹn uống cà phê, nhưng Phó Thân nói mình không uống cà phê cũng không uống trà. Cuối cùng Lục Dung Chi hẹn Phó Thân gặp mặt trong một hội triển lãm.

17

Đó là lần thứ hai hai người gặp nhau, giữa đám đông, cả hai ngồi đối diện trên góc bàn trong hội triển lãm. Có lẽ vì chờ đợi quá lâu cho lần gặp mặt này, Lục Dung Chi đã không ngần ngại nói thẳng:

“Thầy Phó, tôi nghe nói thầy muốn đính hôn, nhưng trước khi thầy kết hôn, xin hãy cho tôi một cơ hội, hãy thử quen tôi trước, nếu không thầy sẽ hối hận cả đời! Bởi vì chỉ có tôi mới xứng với thầy, tôi hiểu được hết học vấn và định vị lịch sử của thầy.”

Lúc ấy Phó Thân đã gần 60 tuổi, nghe lời này, sững sờ cả người.

Nói là làm, vì theo đuổi Phó Thân, Lục Dung Chi từ chức giáo sư ở đại học Trung Đông, nhờ bạn bè đề cử đến dạy ở trường Đài Bắc. Bà cố gắng giảm béo, ăn kiêng, trong vòng 3 tháng gầy đi hơn 10kg, biến vóc dáng của mình trở về lần đầu tiên bà gặp Phó Thân, mặc bộ xường xám duyên dáng.

Chưa dừng lại ở đây, bà chuyển nhà xuống ngay tầng dưới nhà Phó Thân, mỗi ngày nấu cơm mời Phó Thân xuống ăn chung, sau khi ăn xong thì kéo ông tâm sự mọi chuyện trên trời dưới đất, rồi tìm cớ giúp ông giặt giũ quần áo để nhận được chìa khoá nhà Phó Thân. Ngay khi có chìa khoá, bà thường xuyên đến nhà Phó Thân giúp ông chăm sóc, dọn dẹp nhà cửa, cũng là để phòng xem có người phụ nữ nào xuất hiện quanh Phó Thân không.

18

Nhưng thế vẫn còn chưa đủ, trong thời gian cả hai quen nhau, vào sinh nhật đầu tiên, Lục Dung Chi viết một bài báo tên Chúc mừng sinh nhật được đăng trên phụ san của thời báo Nhân dân Trung Hoa, đăng ngay trong ngày sinh nhật của Phó Thân.

Phó Thân đọc được rất tức giận, mắng Lục Dung Chi mặt dày không biết xấu hổ. Lục Dung Chi thì không nói không rằng nghe mắng xong thì bỏ về. Vì mục đích thật sự của bà là cho những đối thủ khác biết mình đã bắt đầu tham gia vào cuộc chiến và bà với Phó Thân đã có tiến triển thực chất.

Một hôn lễ đầy nghệ thuật

Trong thời gian hai người quen nhau, mẹ Phó Thân từng bị trúng gió nằm viện, nhưng lúc này Phó Thân lại đang đi công tác ở Hàn Quốc, Lục Dung Chi báo cho Phó Thân biết rồi lái xe đi đến bệnh viện, một tay ôm đồm xử lý hết mọi việc, còn luôn quan tâm chăm sóc mẹ Phó Thân. Cho đến khi mẹ Phó Thân qua đời, cũng một tay bà xử lý tang lễ và ra tập sách kỷ niệm.

Cuối cùng theo di ngôn của mẹ Phó Thân, ngày 28/12/1998, họ tổ chức hôn lễ ở khách sạn Phúc Hoa, nơi tổ chức hội triển lãm mà Lục Dung Chi đã tỏ tình với Phó Thân.

20

Ngày đám cưới của họ thị trưởng vừa tiền nhiệm của Đài bắc, Mã Anh Cửu đã xuất hiện và chúc mừng. Cùng với đó là những nhà nghệ thuật đương đại và truyền thống cũng đến tham gia chung vui. Có thể nói đó là ngày mà nghệ thuật đương đại và truyền thống ở Đài Loan tề tựu lại cùng một chỗ.

Vì tổ chức một hôn lễ đặc biệt, học trò của Phó Thân và Lục Dung Chi đã tốn không ít tâm sức tìm giúp hai thầy cô của mình tổ chức hôn lễ, trong ngày ấy tổ chức trò chơi cho Phó Thân tìm kiếm cô dâu của mình. Phó Thân lần mò trong bóng tối một lúc mới đỡ được Lục Dung Chi lúc này đang mặc bộ váy màu tím đậm, đèn bật sáng, vô số trái tim từ trên trời rơi xuống, chúc mừng đôi vợ chồng mới cưới.

Sau đó không lâu Lục Dung Chi có hỏi Phó Thân sao hôm ấy lại tìm mình lâu vậy, có phải hối hận vì đồng ý đám cưới với bà không. Phó Thân đã cười nói học trò đã có lòng làm sân khấu để chúc mừng hai ta, tôi phải ở lại trên đó lâu chút để không phụ lòng tụi nó.

19

Yêu Phó Thân, bởi vì ông là nghệ thuật

Phó Thân là một người hiện đại sống trong thời cổ đại của riêng mình, mà Lục Dung Chi lại là người sống trên mây. Hai người kết hợp với nhau, tạo ra một cuộc sống vô cùng thú vị. Điều làm Lục Dung Chi khó quên nhất là khi cả hai và kết hôn, nhà tân hôn của cả hai có một sân thượng, bày hai cái ghế dài, hai người họ sẽ thường xuyên nằm dưới trời sao tán gẫu hàng tiếng đồng hồ, họ nói về nghệ thuật, về cuộc đời. Rồi ôm nhau chìm vào giấc ngủ, có hôm sẽ dậy thật sớm, có hôm thì ôm nhau ngủ lười tới trưa.

Lần đầu Lục Dung Chi gặp được Phó Thân, bà kể lúc ấy không hề có chút niềm vui nào trên mặt ông, chỉ còn lại nỗi đau đớn và mệt mỏi. Sau này ông kể có lúc mình đã muốn tự sát vì không chịu nổi dằn vặt của người vợ thứ hai, ông trong như một bức tranh nghệ thuật đã vỡ nát.

15

Sau khi hai người đến bên nhau Lục Dung Chi đã tự tay lắp ráp lại bức tranh nghệ thuật ấy, bà nói đời này mình yêu nhất nghệ thuật, bà yêu Phó Thân, bỏ hết tất cả sau lưng, một lòng theo đuổi làm bạn bên ông như vậy là vì bà yêu ông, ông là nghệ thuật của bà.

Đến nay cả hai đã kết hôn được 17 năm, trong nhà họ có không gian làm việc riêng, hai vợ chồng lúc nào cũng giữ cho nhau một khoảng cách riêng để tránh những tranh chấp không cần thiết. Trong suốt những năm làm vợ chồng, có hơn 10 năm Lục Dung Chi thường xuyên phải đến Đại Lục công tác, từng có bạn bè bất bình vì Phó Thân, nói Lục Dung Chi theo đuổi thành công thì bỏ lại Phó Thân cô đơn, chỉ lo cho bản thân mình.

9

Phó Thân nói, vì bà trẻ hơn ông rất nhiều, còn là một người phụ nữ giỏi giang, nên ông muốn bà có đủ không gian phát huy tài năng của mình, để rồi sau này khi cả hai cùng nhau già đi, Lục Dung Chi sẽ không oán trách ông vì đã giam cầm tài năng của mình.

Tình yêu có thể giúp ta vượt qua rào cản tuổi tác, sở thích, hay bất kì một thứ gì, chỉ cần đủ yêu nhau, thì dù gian nan tới mấy cũng có thể dắt tay nhau đến già như họ.

Giờ Phó Thân đã gần 80 tuổi, cả hai đang chuẩn bị tổ chức buổi triển lãm mang tên Phó Lục học nghệ, là những kỷ niệm cũng như những phê bình chú giải trong suốt thời gian cả hai bên nhau. Đồng thời hai người cũng đã lập di chúc, để lại hết tất cả những tác phẩm, kho tàng nghệ thuật và nghiên cứu cho bảo tàng Cố Hương, Tân Tràng – cũng là nơi tổ chức triển lãm Phó Lục học nghệ, để làm minh chứng cho tình yêu vĩnh hằng của họ.

Theo: News

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.