• Về đầu trang
Chit Chim
Chit Chim

4 công việc không thể thiếu trong ngành thời trang nhưng không phải ai cũng biết

Thời trang

Ngành công nghiệp thời trang không chỉ có những công việc thông dụng như nhà thiết kế, stylist, PR hay influencer. Bài viết dưới đây sẽ mỏ ra cho bạn một "bàu trời kiến thức" với những vị trí trong ngành thời trang mà có thể lần đầu tiên bạn nghe thấy chúng. Đây cũng là một gợi ý cho những bạn trẻ đam mê thời trang nhưng chưa tìm được vị trí phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân.

1. Nhân viên bài trí cửa hàng (Merchandise Planner)

Công việc này thường không được chú ý nhưng độ quan trọng thì cực kì cao. Có bao giờ bạn bước vào một cửa hàng thời trang và cảm thấy mọi thứ đều rất "chuẩn" chưa? Có bao giờ bạn muốn dọn hẳn vào đó sống vì mọi thứ được sắp xếp rất khoa học và tìm kiếm rất dễ dàng không?

Sự khó khăn của công việc này chính là việc phải bài trí các kệ hàng với một số lượng vừa đủ (họ còn phải theo dõi số lượng hàng hóa, vị trí, đơn đặt hàng và giao hàng) và bày biện mọi thứ. Một nhân viên bài trí cửa hàng cần có óc sáng tạo nhưng bên cạnh đó cũng cần nhạy về tính toán và sắp xếp.

bd827df378b29d34d525302e965697e8

2. Người dự đoán xu hướng (Trend Forecaster)

Đừng nghĩ rằng công việc này chỉ cần ngồi lướt Instagram vì việc dự đoán xu hướng có ảnh hưởng lớn đến hướng đi của ngành thời trang. Vì vậy, công việc này đòi hỏi một người cập nhật xu hướng thế giới, đồng thời có độ nhạy cảm nhất định về những dấu hiệu cho thấy đó sẽ là "con gà đẻ trứng vàng" cho ngành thời trang trong tương lai. Công việc này cũng là một khía cạnh của Nhân loại học vì nó bao gồm thấu hiểu những sở thích và "sở ghét" của đối tượng khách hàng từ đó dự đoán xu hướng sắp tới.

960 480 fashion trend forcasting online 1

3. Biên tập viên hậu trường (Bookings Editor)

Nếu ý nghĩ thực hiện buổi chụp ảnh bìa cho tạp chí và công tác biên tập cùng một lúc khiến bạn cảm thấy "lâng lâng", đây chính là vị trí dành cho bạn trong một tòa soạn tạp chí. Nhiệm vụ của Biên tập viên hậu kì là sắp xếp cho các ngôi sao, đội ngũ makeup và làm tóc, nhiếp ảnh gia, địa điểm và đạo cụ cần cho buổi chụp hình. Mỗi ngày của bạn sẽ là một ngày hoàn toàn mới và rất thú vị. Lên set quay với rắn và người mẫu hay chuẩn bị một bờ biển cho buổi chụp kế tiếp cũng một trong những điều hay ho đến từ công việc này.

vogue vogue in motion on set at the petal pushers shoot

4. Quản lý sản xuất (Production Manager)

Vị trí này đòi hỏi bạn phải làm việc trực tiếp với rất nhiều đội ngũ khác nhau bao gồm thiết kế, bán lẻ, sản xuất và nhà cung cấp. Một nhà quản lý sản xuất bảo đảm rằng mọi bên liên quan đến chu trình thiết kế làm việc đúng tiến độ và đơn đặt hàng. Bạn cần có kĩ năng thương lượng giá cả với nhà cung cấp và hạn công việc với các đội làm việc trong khi đi công tác để giám sát quá trình sản xuất.

5a29f58a72d1ffec1cc838084509a34a

Theo: Vogue Australia
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.