• Về đầu trang
NNQ
NNQ

Chuyên gia: Uống cà phê có lợi cho đường tiêu hóa

Sức khoẻ

Đối với nhiều người, uống cafe là cách để 'khởi động' đường ruột cũng như bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng. Nhiều nghiên cứu cho thấy uống cafe sẽ giúp hệ tiêu hóa 'vận hành' trơn tru hơn. Tuy nhiên, một số người sẽ gặp phải tình trạng cần 'giải quyết' khẩn cấp khi uống cafe.

Tiến sĩ Kyle Staller, Giám đốc Phòng thí nghiệm Dịch vụ Tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, cho biết: “Trong một số trường hợp, cà phê sẽ khiến đường ruột hoạt động mạnh và phải giải quyết vấn đề sinh lý ngay dù không có nhu cầu. Đây là điều dễ hiểu bởi cà phê giúp kích thích nhu động ruột của con người và là một phần sinh lí bình thường trong cuộc sống hàng ngày."

Staller - Trợ lý giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard, cho biết: Một số nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng uống cà phê có hiệu quả hơn uống nước ấm trong việc kích thích nhu động ruột. Bởi nước là một phần không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa và đào thải một lượng lớn chất thải cũng như hỗ trợ việc tái hấp thu bởi đường tiêu hóa mỗi ngày.

Drinking coffee might kick your colon into gear, but there isn't much research that explains why.

Tuy nhiên, không có nghĩa là uống đủ nước là không cần thiết cho sức khỏe vì cơ thể con người có khoảng 60% là nước. Câu hỏi đặt ra liệu cà phê có chứa caffein hay không dường như không phải là vấn đề quan trọng bởi không chỉ có caffein mà các chất khác cũng có thể khiến nhu động ruột hoạt động mạnh và đột ngột. Hiện tại các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra chính xác tên của các chất khiến chúng có thể tác động lên đường ruột.

Staller cho biết cafe có thể kích thích hoạt động vận động của ruột trong vòng vài phút sau khi uống. Một nghiên cứu năm 1998, có 12 người tham gia thử nghiệm uống cafe ấm, cafe decaf (loại cafe được loại bỏ 97% caffein), nước hoặc một bữa ăn theo thứ tự ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy cả hai loại cafe và bữa ăn nhẹ đều gây ra nhiều cơn co thắt đường ruột hơn so với nước. Cụ thể, cafe chứa caffein có hiệu quả hơn 60% so với nước trong việc kích thích hoạt động của ruột và tác động mạnh hơn 23% so với cafe decaf.

Coffee's effect on colon activity might have more to do with special compounds than just caffeine.

Bên cạnh đó, nhiều người tham gia một nghiên cứu khác cũng cho biết họ muốn đi vệ sinh sau khi uống cafe. Điều này cho thấy hoạt động của đường ruột tăng lên trong vòng bốn phút sau khi uống cà phê đen không đường và kéo dài ít nhất 30 phút. Tuy nhiên theo Stalller, cafe không tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc đại tràng mà nó ảnh hưởng đến đường ruột thông qua cơ chế dạ dày, kích thích hệ thống thần kinh hoặc phản ứng nội tiết khiến đường ruột hoạt động. Các cơn co thắt sẽ di chuyển phân về đại tràng sau đó đến trực tràng và khiến bạn có nhu cầu 'giải quyết' cá nhân.

Ngoài ra, một hợp chất được hình thành trong quá trình rang cà phê là Melanoidin có chứa chất xơ giúp tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Bên cạnh đó, cafe giúp kích thích giải phóng hormone gastrin, cho phép sản xuất axit dạ dày từ đó giúp tiêu hóa thức ăn và có thể thúc đẩy hoạt động của ruột kết. Một nghiên cứu vào năm 1986 phát hiện ra rằng uống cà phê có chứa caffein hoặc cà phê decaf ảnh hưởng đến mức độ gastrin một cách nhanh chóng và đáng kể.

Trong khi nghiên cứu cho thấy một số lợi ích tiêu hóa của việc uống cafe nhưng liệu uống cafe vào buổi sáng sẽ giúp đường ruột dễ dàng tiêu hóa hay không? Staller nói: "Nếu bạn đang bị táo bón, bạn có thể uống cà phê để giúp cải thiện tuy nhiên đừng dựa vào nó để khiến đường ruột của bạn dễ dàng tiêu hóa mà hãy trao đổi với bác sĩ ngay nếu gặp tình trạng táo bón thường xuyên"

Ngoài ra, việc tăng hàm lượng chất xơ trong chế độ ăn luôn được khuyến khích bao gồm các thực phẩm như trái cây, rau, ngũ cốc, các loại hạt... Được biết, người Mỹ trung bình chỉ tiêu thụ 12 đến 14 gam chất xơ mỗi ngày. Tuy nhiên theo hướng dẫn chế độ ăn uống 2020-2025 khuyến nghị người lớn nên nạp 25 đến 30 gam chất xơ mỗi ngày. Bệnh cạnh đó nếu bạn có xu hướng tiêu chảy khẩn cấp thì có thể xem xét nguyên nhân liên quan đến cafe. Đây cũng có thể lí do gây nên những hiện tượng ngoài ý muốn.

Theo: CNN
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.