• Về đầu trang
Hoài Thương
Hoài Thương

Rối loạn tính cách đường ranh giới ảnh hưởng như thế nào đến các mối quan hệ?

Tâm lý

Rối loạn nhân cách đường ranh giới hay Borderline personality disorder (BPD) là một trong số những rối loạn tính cách gây ảnh hưởng nguy hiểm và dễ nhìn thấy sự xáo trộn ở cuộc sống người mang nó nhất, với đặc tính thường thấy là sự lên xuống thất thường của cảm xúc chỉ trong một thời gian cực ngắn. Họ có thể cực kỳ vui vẻ, yêu đời và “high” đến mức không kiềm chế được cảm xúc ở khắc trước, nhưng không lâu sau, đã có cảm giác rằng tình huống hiện tại của họ thật tồ.i tệ, trống rỗng và vô giá trị.

Người sống với BPD - họ quá mức mẫn cảm với sự từ chối và cảm giác bị bác bỏ; điều này ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng đến sự bình ổn của các mối quan hệ trong cuộc sống. Nó len lỏi vào sự mâu thuẫn trong hình ảnh và cách họ đối thoại với bản thân  cự.c đoan, cũng như ảnh hưởng lên cách họ hành động và đối xử với bản thân & người khác trong cuộc sống. 

Nếu như ở rối loạn tính cách tránh né hay rối loạn nhân cách phụ thuộc, người ta có thể sống chung với nó miễn là nó không gây ảnh hưởng quá nhiều; thì người mang BPD thường sẽ phải trải qua nhiều vấn đề hơn, vì sự khắc nghiệt của nó dễ gây ra nhiều căng thẳng thông qua các rối loạn trong hành vi và suy nghĩ, thậm chí họ tự làm đau chính mình mà không hay biết. Hơn thế nữa, rối loạn nhân cách đường ranh giới còn liên quan đến, hoặc họ có khả năng cùng lúc mắc các bệnh tâm thần khác nghiêm trọng hơn - ví dụ như vừa mang BDP lại vừa có dấu hiệu của tâm thầ.n phân liệt. 

Ảnh: Johnny Gloom

Tuy nhiên, BDP có mức độ biểu hiện nghiêm trọng ở mỗi người khác nhau - tuỳ vào các yếu tố xoay quanh cuộc sống của người , ví dụ như gene di truyền, môi trường sống và các sang chấn tâm lý họ từng trải qua. Có người sống chung với rối loạn nhân cách đường ranh giới mỗi ngày mà vẫn kiểm soát được nó, nhưng có người lại bị cảm xúc và nỗi sợ điều khiển mà chính họ cũng không thể nhận ra. 

Bài viết này sẽ tập trung vào ảnh hưởng của BPD lên các mối quan hệ chứ không đi sâu quá nhiều vào những mảng không nhắc đến. Tuy nhiên, những vấn đề không có trong bài viết không có nghĩa là bài viết phủ nhận sự tồn tại của nó. 

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT RỐI LOẠN TÍNH CÁCH ĐƯỜNG RANH GIỚI - BORDERLINE PERSONALITY DISORDER 

Cho dù là bất cứ rối loạn tâm lý nào thì việc chẩn đoán cũng cần được thực hiện bởi những chuyên gia có kiến thức chuyên môn, họ sẽ dựa trên bản đánh giá kĩ càng và nghiêm túc sau khi nắm đủ các thông tin cần thiết của một người để đưa ra kết luận. Vì thế, những dấu hiệu dưới đây từ DSM-5 chỉ mang tính chất tham khảo và không thể tự kết luận một ai có mắc BPD hay không: 

Theo đó, một người có thể mang rối loạn nhân cách đường ranh giới thường thể hiện sự bất ổn định về hình ảnh mà họ đánh giá và nhìn nhận về bản thân; họ gặp mâu thuẫn trong các mối quan hệ với người khác, và đôi lúc thực hiện các hành vi bốc đồng - nó được biểu hiện từ lúc mới lớn cho đến hiện tại. Nếu có 5 dấu hiệu trở lên, thì BPD có lẽ sẽ xuất hiện ở người đó: 

1. Họ nỗ lực điên cuồng để tránh rơi vào tình huống bản thân bị bỏ rơi, thậm chí là ở trong tưởng tượng. [ Những nỗ lực này có thể không bao gồm các suy nghĩ muốn t.ự sá.t hoặc t.ự làm đau cơ thể] 

2. Rối loạn nhận dạng bản thân: họ không rõ về hình ảnh về bản thân, họ gặp khó khăn trong việc cảm nhận chính mình và những suy nghĩ này thường rất dai dẳng. 

3. Luôn có sự căng thẳng xuất hiện liên quan đến các mối quan hệ của họ, vì mang theo suy nghĩ thay đổi thất thường trong nhận thức về người kia, ví dụ như vừa rồi trong tưởng tượng nhìn thấy người kia là một người lí tưởng và tuyệt vời; không lâu sau đã nghĩ đến những điểm tiêu cực và bắt đầu thấy người kia giảm đi giá trị. 

Ảnh: Claire Nichols via pinterest

4. Sẽ có các hành vi, suy nghĩ bốc đồng trong ít nhất 2 vấn đề gây tổn hại cho bản thân, ví dụ như chi tiêu quá mức, la.m dụ.ng chấ.t kí.ch thíc.h, lái xe liều lĩnh quá tốc độ, gần gũi thân thể với người khác quá mức và không an toàn, ăn uống vô độ gây hại cho cơ thể,… 

5. Cảm giác trống rỗng luôn bao bọc lấy họ, nó ăn sâu vào tâm hồn họ như một khối u mãn tính luôn ở đó. 

6. Có xu hướng thay đổi tâm trạng nhanh chóng, lặp đi lặp lại theo một cách dữ dội và khó kiểm soát, và đây cũng chính là một dấu hiệu cốt lõi ở người rối loạn nhân cách ranh giới. Ví dụ khi họ xuất hiện tâm trạng khó chịu dâng lên từng đợt dữ dội, hoặc sự khó chịu, lo lắng,.. kéo dài vài giờ (thường thì hiếm khi kéo dài vài ngày). Những tâm trạng mà họ thường trải qua trong cơn mất kiểm soát cảm xúc thường sẽ bị gián đoạn khi họ thấy tức giận, hoảng sợ và tuyệt vọng,.. hơn là khi cảm thấy hạnh phúc hoặc hài lòng. 

7. Họ có các cơn giận dữ mãnh liệt đột ngột xuất hiện vào những thời điểm không thích hợp. Nó có thể xuất hiện ở các tình huống mà cơn giận là một điều cực kì nguy hiểm có tình huống đó, chứ không có lợi ích để giải quyết điều gì. Họ thường xuyên bộc lộ tính nóng nảy, tức giận không thể dứt, hoặc thậm chí là liên tục muốn đánh nhau. 

Họ có thể xuất hiện các ý tưởng hoang tưởng, những suy nghĩ đáng ngờ và không có chứng thực xuất hiện trong đầu; những suy nghĩ này có thể không có thật hoặc khó kiểm chứng (ví dụ như những âm mưu có thể xuất hiện; rằng họ đang bị theo dõi; rằng ai đó đang muốn phản bội họ, hoặc thậm chí những sự việc tâm linh mà cho rằng có thật ,…). Thậm chí họ có thể trải qua các dấu hiệu của việc cơ thể “phân li” như mất trí nhớ về một sự kiện, một người nào đó; hoặc cảm giác như bản thân mình đang tách khỏi cơ thể và đứng bên ngoài quan sát chính bản thân mình đang “diễn một đoạn phim”. 

LIỆU RỐI LOẠN NHÂN CÁCH ĐƯỜNG RANH GIỚI CÓ THƯỜNG XUYÊN XẢY RA KHÔNG? 

Một nghiên cứu dịch tể học được thực hiện vào năm 2017 và 2018 tại Mỹ cho thấy ước tính đến 1.6% dân số có khả năng mang rối loạn nhân cách ranh giới và xác suất mắc phải BPD trong đời người là 5.9%. 

Không có nghiên cứu nào cho thấy sự khác biệt nam nữ trên số những người mắc BPD, nhưng trong trị liệu lâm sàng, con số báo cáo cho thấy tỉ lệ nữ mang BPD so với nam giới là 3:1 - nữ giới xuất hiện BPD cao hơn khi nhìn những con số này. Nhưng nguyên do đằng sau cần thêm nhiều nghiên cứu để xác minh sự thật, rằng có lẽ ở đàn ông họ ít biểu hiện cảm xúc hay thừa nhận các vấn đề tâm lý hơn? 

CHUYỆN GÌ SẼ XẢY RA KHI BẠN HẸN HÒ VỚI MỘT NGƯỜI CÓ XU HƯỚNG ĐƯỜNG RANH GIỚI? 

Như đã viết ở các bài viết trước, có lẽ một người không cần phải mang rối loạn nhân cách mới có thể có các hành vi giống trong chẩn đoán. Đôi khi, một số người có xu hướng tương tự nhưng không bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng. 

Có thể ví một mối quan hệ tình cảm với người rối loạn đường ranh giới như là yêu một cơn bão - khó dự đoán và có thể nổi cuồng phong bất cứ lúc nào. Với những dấu hiệu thất thường trong tâm trạng và cảm xúc như ở trên, có thể một giây trước họ tỏ ra hài lòng quá mức với mối quan hệ, một khắc sau họ đã thấy mối quan hệ thật bí bách và chán ghét. 

Ảnh: Risda_chan_x3 @Weheartit via pinterest

Có những thời điểm, người mang BPD sẽ đặc biệt thể hiện sự quan tâm và nồng nàn tình yêu, điều này khiến đối tác yêu đương cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, người có xu hướng BPD sẽ rất nặng lòng về mặt được ai đó ở bên cạnh mình thường xuyên, và mong muốn được “dính” với người ấy hầu hết thời gian. 

Họ nhạy cảm quá mức với nỗi ám ảnh bị bỏ rơi, họ sợ bản thân bị chối từ. Họ có thể dùng nhiều thời gian và tâm sức để tìm kiếm những dấu hiệu rằng liệu người yêu có đang muốn rời bỏ mình hay dự định, âm mưu điều gì sau lưng họ hay không? Điều này được nghiên cứu tâm lý gọi là abandonment sensitivity - họ quá nhạy cảm với việc bị bỏ rơi. Và khi họ “soi” được hay cảm nhận được một sự thay đổi dù chỉ là nhỏ nhất trong cách người yêu đối xử với mình, dù là có thật hay chỉ tưởng tượng, họ cũng có thể buộc tội hoặc cho rằng đối phương sẽ làm tổn thương mình. Họ sẽ trở nên ám ảnh. Họ lập tức thể hiện sự tức giận và tổn thương, một điều mà những người không mang BPD có thể sẽ kiên nhẫn suy nghĩ hơn một chút trước khi phản ứng. 

Những cảm xúc bốc đồng đến đột ngột này có thể gây ra những tình huống khó xử lí. Đôi khi họ hành xử mất kiểm soát ở nơi công cộng, hoặc ở trường hợp nghiêm trọng và bạ.o lực hơn, họ có thể đặt người yêu mình vào tình huống ng.uy hiểm. 

Với người yêu của người mang BPD - đôi khi họ phải dùng những lời nói dối để trấn an người kia, vì sự bùng nổ cảm xúc của đối phương quá dữ dội khiến họ phải nói những điều mà đôi khi có thể khiến họ khó chịu và chiều lòng người kia. 

Những người mang xu hướng rối loạn nhân cách đường ranh giới thường sẽ có nhiều mối tình, và độ dài của đoạn tình cảm ấy thường rất ngắn ngủi. Một nghiên cứu tâm lý cho thấy những cô gái mang BPD thường trải nghiệm nhiều căng thẳng và mâu thuẫn hơn trong các mối quan hệ, và liên tục xảy ra xung đột, tranh cãi (Miano A, 2018). Và mức độ càng nghiêm trọng, thì họ càng ít hài lòng với mối quan hệ hơn, thậm chí nhiều cô gái với BPD cũng dễ mang thai ngoài ý muốn hơn (De genna và các đồng sự, 2012), điều này có thể vì họ không thể kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ trong cơn bốc đồng, hay kiềm chế cảm xúc khi ở bên cạnh đối tác. 

Nhiều người sống với xu hướng rối loạn tính cách đường ranh giới đã nói rằng khi tìm thấy 1 mối quan hệ mới, họ thậm chí sùng bái người ấy, họ cho rằng người đó là một người hoàn hảo lí tưởng và không có khuyết điểm nào. Họ xem người đó như một “mảnh ghép phù hợp” của cuộc đời mình, một người bạn tâm giao hiếm có khó tìm và có thể CỨU GIÚP HỌ KHỎI NỖI ĐAU CẢM XÚC. Họ “lí tưởng hoá” đối phương và mối quan hệ mỗi khi yêu đương. 

Để rồi khi dần quen, họ nhận ra đối phương không hề hoàn hảo, và những lỗi lầm của người kia như phá vỡ sự lí tưởng hoá trong suy nghĩ của họ, và hình tượng ấy như vỡ vụn. Vì người mang BPD thường mang kiểu tư duy “tuyệt đối” - hoặc là đúng hoặc là sai, trắng hoặc đen, là tất cả hoặc không có gì - điều này khiến họ gặp khó khăn khi phải chấp nhận rằng không phải ai cũng hoàn hảo. Từ đó, quá trình “idealization” - lí tưởng hoá đột ngột chuyển sang “devaluation” - giá trị của đối phương trong mắt họ dường như bị hạ bệ đến mức xem đối phương như một người cực kì tồi tệ.

Như bài viết đã nhắc đến, những cảm xúc đột ngột và mất kiểm soát của họ có thể gây bất lợi cho bất kì một mối quan hệ nào. Có thể bản thân người mang BPD cố tình cắt đứt mối quan hệ với đối phương vì sợ sẽ bị bỏ rơi trước, cũng có thể chính người yêu họ cảm thấy không còn thoải mái hoặc sợ hãi khi phải đối mặt với những phiền phức và khó khăn mà họ phải đánh đổi nếu tiếp tục ở lại trong mối quan hệ với người mang BPD. 

Ảnh: 8tracks @ pinterest

[PHẦN 2: NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN MỘT NGƯỜI MANG RỐI LOẠN NHÂN CÁCH ĐƯỜNG RANH GIỚI VÀ CÁC GIẢI PHÁP TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI MỘT NGƯỜI MANG BPD] 

Tuy nhiên nếu một người thực sự mang rối loạn nhân cách đường ranh giới và bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nó, họ nên suy xét việc đến gặp các chuyên gia có trình độ để tránh gây nguy hiểm lên bản thân và những người xung quanh

Nguồn tham khảo:

Clarkin JF, Widiger TA, Frances A, Hurt SW, Gilmore M. Prototypic typology and the borderline personality disorder. J Abnorm Psychol. 1983 Aug;92(3):263-75. [PubMed] [Reference list]

Nasiri H, Abedi A, Ebrahimi A, Ameli SS, Samouei R. Personality profile of women affected with borderline personality disorder. Mater Sociomed. 2013;25(1):60-3.

Chapman J, Jamil RT, Fleisher C. Borderline Personality Disorder. [Updated 2021 Aug 1]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2021 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK430883/

Stoffers JM, Völlm BA, Rücker G, Timmer A, Huband N, Lieb K. Psychological therapies for people with borderline personality disorder. Cochrane Database Syst Rev. 2012;(8):CD005652.  doi:10.1002/14651858.CD005652.p

Miano A, Dziobek I, Roepke S. Characterizing Couple Dysfunction in Borderline Personality Disorder. J Pers Disord. 2018:1-18. doi:10.1521/pedi_2018_32_388

Theo: Nguyễn Lê Hoài Thương, Psychological facts - Tâm lý học và Xã hội học Việt Nam
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.