• Về đầu trang
Hoài Thương
Hoài Thương

Tại sao người ta không thể rời bỏ một người luôn khiến họ đau khổ - và hội chứng tâm lý Stockholm.

Tâm lý

Nhiều người chần chừ hoặc thậm chí không thể dứt khoát rời bỏ một mối quan hệ, ngay cả khi họ biết rằng mối quan hệ đó không tốt hay thậm chí đang níu chân họ. Liệu vấn đề này có thể được giải thích như thế nào dưới góc nhìn tâm lý học?

Cũng có thể họ không phải không thể rời đi, mà là bị đặt vào một tình huống không thể thoát ra được, như trong lúc đối phương đang “tốt đẹp”, họ cho bạn một điều kiện dịu dàng, tốt đẹp nào đó mà khiến bạn thấy rằng bạn đang mắc nợ họ.

Khiến bạn nếu rời đi thì sẽ trở thành kẻ xấu hoặc kẻ bội bạc, vô ơn. Thậm chí, bạo lực tinh thần từ những kẻ bạ.o hàn.h này còn khiến một người bị tách hẳn ra khỏi gia đình mình,bạn bè, xã hội - những nơi mà người đó có thể tìm kiếm sự hỗ trợ. Khiến cuộc sống của người kia chỉ xoay quanh hắn và phụ thuộc vào hắn, như một món đồ chơi nhưng đôi khi lại có cảm giác mình là thứ quan trọng duy nhất của hắn.

Ảnh: Sanatlı Bi Blog via Pinterest

Hội chứng Stockholm là gì?

HỘI CHỨNG STOCKHOLM, hội chứng này thực ra nguyên bản xuất phát từ một vụ cướp ngân hàng ở Thuỵ Điển nhiều năm về trước. Sau khi kẻ cướp bắt cóc và giam giữ các nhân viên ngân hàng vài ngày, sau khi được giải cứu, những người bị giam giữ đó luôn hết mình bảo vệ những tên cướp đã giam giữ họ và thậm chí quay lưng về phía cảnh sát. Đây được giải thích rằng khi đối diện với những tình huống khiến chúng ta sợ hãi, chỉ cần người hành hạ chúng ta thể hiện 1 hành động “ổn” (trong vụ cướp thì “hành động ổn” đó chính là không giết họ), khiến họ có sự thương cảm dành cho kẻ cướp ngân hàng.

Tương tự như vậy, trong tình yêu, đối phương đôi khi làm cho bạn thương cảm bằng cách nói rằng hắn là một người đáng thương, một người cô đơn không biết cách cư xử. Hắn làm cho bạn tin rằng ngoài bạn ra không ai chịu đựng được hắn, không ai yêu thương được hắn, bạn quan trọng đến mức nếu như không làm thế với bạn thì bạn sẽ rời bỏ hắn, etc.

Phụ nữ luôn luôn có bản năng làm mẹ rất lớn, luôn muốn bảo bọc, che chắn cho những người mà chúng ta cảm thấy họ không may mắn. Cái sự thấu cảm bị dẫn dắt này khiến chúng ta quên mất bản thân, không thể dùng đầu óc logic bình thường mà phán xét hành vi sai trái của người bạn trai có xu hướng kiểm soát và thao túng, hay thậm chí là sử dụng vũ lực.

Có nhiều người hôm nay vừa bị chửi mắng nhục mạ, hôm sau đã được ôm ấp dỗ dành. Hôm nay vừa bị đánh đập tím người, ngày mai đã được mua quần áo đẹp, thiệp hoa xinh tươi, thế là tha thứ và yêu người đó hơn bao giờ hết.

Một cách bạo hành khác là bạo hành kinh tế và trong công việc: khi mà bạn bị đặt vào tình huống bị mất đi sự độc lập trong kinh tế, không có khả năng quyết định các hành vi và vật chất của bản thân.

Ví dụ như khi bạn yêu người đó, người ta muốn bạn phải yên ổn, bỏ công việc, bỏ khả năng kiếm tiền chỉ để làm con mèo nhỏ được người đó chăm sóc và chu cấp. Nếu như bạn thực sự ước mong được như vậy thì không nói, nhưng nếu bạn làm một người muốn tự mua những thứ bạn thích và tự do làm điều bạn muốn, thì đây thực sự gọi là bạo hành kinh tế.

Để rồi khi bạn nhìn lại và muốn rời bỏ thì bạn cảm thấy bạn không có trốn thoát, vì bạn đã từ đồng ý cắt mất đi đôi cánh của chính mình.

Thậm chí nhiều kẻ bạo hành trong tình yêu còn khiến nạn nhân của hội chứng Stockholm bị lạc lỏng, tách biệt khỏi những mối quan hệ xã hội. Khiến những nạn nhân phải che giấu đi những sự thật xấu xa của người kia, vì sợ rằng người ngoài sẽ không hiểu được kẻ đó bằng mình và mong chờ một ngày người bạo hành thay đổi.

Cho nên thật sự rất khó, hoặc thậm chí là tàn nhẫn nếu chúng ta khuyên một người phải từ bỏ tình yêu của họ. Vì đối với chúng ta đó là sai trái, chúng ta sáng suốt nhìn nhận ra mặt tối của vấn đề. Nhưng đối với những cô gái trong các mối quan hệ toxic đó, ngoài những vấn đề bạo lực hay bị áp bức tinh thần, họ còn được cảm nhận những cảm xúc mà chỉ họ mới nhận được từ người bạo hành họ. Những cảm xúc đó kiềm chế, điều khiển họ khỏi việc rời đi.

Nếu như bạn bè hoặc người thân của bạn là một nạn nhân trong vấn đề kể trên, điều tốt nhất mà bạn có thể làm là “support” họ, là ở bên cạnh họ và cho họ biết sau lưng họ vẫn luôn có bạn. Lắng nghe họ, và cổ vũ họ đi gặp những chuyên gia tâm lý hoặc những người có thể giúp đỡ đc họ như một người thân nào đó đáng tin trong gia đình. ĐỪNG CỐ GẮNG KHUYÊN NHỦ hoặc ĐÁNH GIÁ NGƯỜI ĐÓ, cũng đừng tỏ thái độ ghét bỏ hay sỉ nhục người bạo hành họ, vì điều đó sẽ làm tổn thương cả nạn nhân nữa. Họ sẽ vì thế mà không muốn kể thêm hay nói chuyện với bạn.

Ngoài ra, những lý do khác khiến một người có thể chọn ở lại trong một mối quan hệ gây tổn thương cho chính họ cũng có thể kể đến như:

1. Đôi khi, người ta chọn cách nhớ về những kỉ niệm đẹp thay vì những kí ức đầy mâu thuẫn, đau khổ và nhiều khúc mắc; họ cố gắng nhớ về những lúc mối quan hệ mới bắt đầu và những hình ảnh đẹp dù cho trải nghiệm tiêu cực dường như xảy ra còn thường xuyên và với mức độ cao hơn. Họ không rời khỏi một mối quan hệ làm họ mệt mỏi vì họ có thời gian quá lâu bên nhau, đồng thời cũng đã bỏ ra rất nhiều công sức để bồi đắp. Tuy nhiên, nếu mối quan hệ đó khiến họ khô héo, khiến họ không được làm chính mình, khiến họ mất đi nụ cười hạnh phúc mà mình từng có.

2. Nếu 1 người có lòng tự trọng thấp, họ có suy nghĩ rằng mình không đủ tốt, không có giá trị và có lẽ sẽ không có ai khác quan tâm và yêu thích họ nữa. Ở những người không nhận ra giá trị của mình, họ đón nhận những hành vi không đúng mực, thiếu tôn trọng của người khác dành cho mình, và không hề hay biết rằng điều đó là sai hay không chấp nhận được.

3.Họ sợ cô đơn. Nhiều người sợ hãi khi phải đối diện với nỗi đau của chính mình, và tìm kiếm tình yêu hay một ai đó ở cạnh để giúp họ phân tán sự chú ý, hay thậm chí là né tránh nhìn nhận nỗi đau dày vò mình. Đặc biệt là những người thường bị bỏ mặc cảm xúc và nhu cầu khi còn nhỏ.

4. Mặc dù biết rằng mối quan hệ hiện tại xuất hiện những trải nghiệm độc hại, họ vẫn không thể buông tay vì sợ rằng nếu không có người còn lại, tương lai của mình sẽ thật vô nghĩa. Họ không có ý niệm khác về tương lai sẽ thế nào nếu thiếu đi người đó. Họ sợ rằng điều gì sẽ xảy ra nếu họ rời khỏi người đã là một phần trong cuộc sống của họ quá lâu? Họ sợ hãi không biết điều gì sẽ xảy ra sau đó. Vì sợ hãi những thứ không chắc chắn, họ chấp nhận sống cùng với nỗi đau, với sự tiêu cực, với bạo hành cảm xúc, với sự kiểm soát và phản bội bản thân mình. Vì thế, họ tự nhốt mình trong một mối quan hệ gây đau đớn cho họ, như chú chim nhỏ trong lồng sắt - một chiếc ngục tù mà họ tự không cho phép chính mình được tự .

5. Họ chưa bao giờ được nếm trải tình yêu và sự ấm áp thực sự, nên họ cảm thấy bản thân không xứng để được đối xử tốt và tôn trọng. Nhiều người chấp nhận những điều mà họ nghĩ rằng nó xứng đáng với họ.

6. Đối phương thao túng tinh thần họ và khiến họ nghĩ rằng họ mới chính là người sai, vì thế họ không có lí do nào để rời khỏi mối quan hệ đó. Rất nhiều nạn nhân bị bạo hành (tinh thần & thân thể) trong các mối quan hệ là những người có lòng tự trọng thấp. Những người luôn sống trong một môi trường đầy những sự chỉ trích, căng thẳng, sợ hãi thường tin rằng họ luôn có trách nhiệm với việc bản thân mình bị bạo hành, bị coi thường. Thậm chí nhiều kẻ bạo hành trong tình yêu còn thao túng tinh thần bằng cách khiến nạn nhân của hội chứng Stockholm bị lạc lỏng, tách biệt khỏi những mối quan hệ xã hội. Khiến những nạn nhân phải che giấu đi những sự thật xấu xa của người kia, vì sợ rằng người ngoài sẽ không hiểu được kẻ đó bằng mình và mong chờ một ngày người bạo hành thay đổi.Thay vì nhìn thấy giá trị, thừa nhận bản thân và có cái nhìn tích cực về mình, họ luôn mang theo những suy nghĩ hạ thấp giá trị của bản thân như: “Đó là lỗi của tôi”, “ là tôi đáng bị như vậy”, “ tôi không thể đòi hỏi thêm”.

7. Lúc nhỏ họ từng chứng kiến bạ.o hành, mâu thuẫn trong gia đình từ bố mẹ họ, nhưng 2 người lớn ấy vẫn ở bên cạnh nhau khiến họ nghĩ rằng những hành vi, lời nói tiêu cực thậm chí không tôn trọng nhau là một điều bình thường. Họ lầm tưởng rằng tình yêu có thể như thế.

Nguồn tham khảo: Carver, J. M. (2014, December 20). Love and Stockholm syndrome: The mystery of loving an abuser.counsellingresource. stockholm

Theo: Nguyễn Lê Hoài Thương, Psychological facts - Tâm lý học và Xã hội học Việt Nam
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.