• Về đầu trang
Roger
Roger

'Tôi muốn tự chặt chân mình' - Mong ước quái đản của một người hoàn toàn lành lặn

Độc lạ

Chloe Jennings là một phụ nữ bình thường đến từ Vương quốc Anh. Cô có một tuổi thơ bình thường, sống yên ấm trong vòng tay của cha mẹ và đi học như bao người bạn đồng trang lứa. Nhưng trong Chloe, luôn tồn tại một mong muốn quái gở. Từ khi lên 4 tuổi, cô đã muốn trở thành một người khuyết tật và muốn bị bó bột như cô của mình. Đến năm lên 9, cô gặp một tai nạn khó hiểu, đó là khi Chloe bị ngã ra khỏi xe đạp và đập cổ xuống đất.

Chloe Jennings thực ra có thể đi lại bình thường trên hai chân của mình, nhưng cô vẫn sử dụng xe lăn và cố định nó bằng nẹp

Cô bất chấp tất cả những nguy hiểm đó chỉ để khiến toàn bộ phần thân dưới của mình bị liệt. Mặc dù sau tai nạn, Chloe đã không thực hiện được mong muốn của mình nhưng cô chưa bao giờ từ bỏ giấc mơ trở thành người tàn tật. Sau này, Chloe đã tìm đến nhiều biện pháp cực đoan hơn, như cố tình ngã từ tầng cao, tự cột chân mình và dùng xe lăn, thậm chí là yêu cầu phẫu thuật tổn thương cột sống của mình.

Nếu đọc đến đây, hẳn bạn sẽ nghĩ, "Chà, người này chắc chắn bị điên rồi. Vì sao lại muốn khiến bản thân mình trở nên tàn tật trong khi đây là mơ ước của biết bao nhiêu người khác." Nhưng thực tế, Chloe Jennings không hề điên. Cô biết chắc chắn mình muốn gì. Cô chán ghét cảnh đứng dậy bằng hai chân của mình. Cô ghét đôi chân lành lặn của mình đến nỗi, cô muốn nó biến mất khỏi cơ thể của mình.

Và cũng giống như Chloe, trên thế giới, có đến hàng trăm ngàn người khác cũng có chung suy nghĩ như vậy. Họ đều là bệnh nhân của một hội chứng thần kinh quái đản có tên Rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID - Body Integrity Identity Disorder).

Những bệnh nhân bị mắc hội chứng này luôn tỏ ra ghét bỏ một, hay nhiều bộ phận trên cơ thể của mình. Với họ, cơ thể họ chỉ "hoàn hảo" khi nó không toàn vẹn, cụ thể hơn, khi trở thành tàn phế. Giống trường hợp của Jennings, các bệnh nhân của chứng BIID đều phát triển những suy nghĩ về việc tự hại cơ thể mình từ khi còn rất nhỏ, thường là khoảng 8 -12 tuổi. Các hành vi tự hại thường thấy là tự chặt, đốt hay đập dập phần chi "không mong muốn". Đáng quan ngại hơn, những người này đều không cho là mình bị bệnh và từ chối mọi can thiệp y khoa, chỉ cho đến khi người nhà phát hiện các hành vi này.

Trường hợp BIID đầu tiên được ghi chép bởi hai nhà tâm lý học có tên Gregg Furth và John Money (ông này là người khởi xướng thí nghiệm nhân dạng giới tính với cậu bé David Reimer) với tên gọi "khoái cảm với người tự cắt chi" vào năm 1977. Lý giải cho cái tên trên, tiến sĩ Money miêu tả, những bệnh nhân hội chứng này thường có xúc cảm tình dục với những người tự làm hại bàn thân mình.

Đến cuối thập niên 90, chứng bệnh kỳ lạ này tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận khi một bác sĩ phẫu thuật Scotland Robert Smith tuyên bố mình đã thực hiện cắt chi theo nguyện vọng cho hai bệnh nhân của mình. Từ công bố này, tên gọi ban đầu bị loại bỏ và BIID trở thành tên gọi chính thức cho dạng bệnh trên.

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra chứng Rối loạn nhân dạng toàn bộ cơ thể là gì. Trong một vài trường hợp, các bệnh nhân đều từng có tiền sử mắc bệnh về não, như u não, hay rối loạn chức năng thần kinh. Trong đó, nhiều người còn gặp các vấn đề ở thùy đỉnh, vỏ não trước trán hay thùy đảo. Nhưng theo các chuyên gia thần kinh, phát hiện này cũng không chứng minh được rằng, liệu BIID có phải kết quả của những bất thường nói trên hay không.

 Nick O’Hallaron, một bệnh nhân của hội chứng BIID đã tự cắt bỏ chân mình

Hiện tại, việc chữa trị cho các bệnh nhân của BIID vẫn chỉ dừng lại ở mức tư vấn tâm lý và cho dùng thuốc chống trầm cảm. Các nhà tư vấn tâm lý thường sẽ tìm cách thuyết phục những người bệnh chấp nhận bộ phận cơ thể của mình, hay nêu những hậu quả có thể xảy đến khi ca phẫu thuật cắt chi "tự nguyện" thành công (chi phí đắt đỏ, trở thành gánh nặng cho gia đình,...). Dù còn tồn tại nhiều thách thức, giới y khoa vẫn hi vọng rằng họ sẽ sớm tìm ra phương thuốc hữu hiệu để chữa căn bệnh này và giúp người bệnh quay về trạng thái nhận thức bình thường.

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.