• Về đầu trang
Jung Bún
Jung Bún

Đã tìm ra lý do vì sao càng buồn ta lại càng thích nghe thể loại nhạc 'đau đớn quằn quại'

Âm nhạc

"Khi mọi hy vọng tan biến, những bản nhạc buồn là thiên ngôn vạn ngữ." Hoá ra Elton John đã hiểu rõ vấn đề ngay khi ông phát ngôn ra câu nói ấy.

Một vài nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nhiều người chọn nghe nhạc buồn khi tâm trạng chán nản. Niềm khao khát được nghe nhạc buồn mãnh liệt nhất khi cảm xúc tiêu cực xuất hiện.

180125 ntl elton john 0105 16x9 992

Nhà nghiên cứu Annemieke Van den Tol và Jane Edwards rất tò mò không hiểu tại sao mọi người lại có thói quen như vậy. Rốt cuộc người ta mong mỏi điều gì khi tâm trạng đã tồi tệ mà còn tìm đến các bản tình ca buồn? Thế rồi họ đã tìm ra 4 nguyên nhân vì sao người ta lại có sự lựa chọn như vậy.

1. Sự kết nối

Người nghe thường đồng cảm với những cảm xúc được thể hiện trong giai điệu hoặc ý nghĩa của ca từ trong mỗi bài hát. Họ tìm kiếm một loại đồng điệu khi chọn lựa lắng nghe những cảm xúc trong bài hát ấy.

1

Một vài người tham gia nghiên cứu của Van den Tol và Edwards phát hiện ra rằng sự đồng điệu ấy sẽ khiến ta cân bằng và thoát khỏi phiền não. Nói một cách học thuật thì đây chính là quá trình đánh giá nhận thức cảm xúc của họ.

2. Thông điệp

2 5

Một vài người nghe khác đạt được mục đích đánh giá nhận thức thông qua việc tìm kiếm thông điệp liên quan được gửi gắm trong mỗi bài hát. Còn nhớ bản hit I Will Survive năm 1978 chứ? Tôi đồ rằng một trong những lý do khiến nó nổi tiếng là do thông điệp tích cực gửi gắm trong ca khúc này.

3. Giá trị thẩm mỹ cao

Trước khi người ta tự điều chỉnh lại trạng thái của mình thì họ sử dụng âm nhạc để khiến bản thân bị phân tâm. Trong trường hợp này, âm nhạc có tính thẩm mỹ rất cao, người ta tin rằng âm nhạc thật hay ho và đẹp đẽ - đấy là điều khiến mọi người tìm đến nó.

2 1

Van den Tol và Edwards đã đưa ra giả thuyết rằng âm nhạc càng tuyệt vời thì người nghe càng bị cuốn hút và tập trung vào nó. Thế nên ta đã thành công đạt được mục đích phân tâm, dời sự chú ý khỏi tâm trạng tồi tệ mang lại.

2 3

Đạt được mục đích khiến ta phân tâm khỏi tình trạng hiện tại là một điều tốt, tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cái gì nhiều quá cũng không tốt. Nếu ta quá phụ thuộc vào nhạc buồn thì khi ấy tâm lý sẽ trở nên quen với tránh né và khả năng điều chỉnh tâm lý sẽ dần kém đi.

4. Kích hoạt bộ nhớ

2 4

Cuối cùng, người nghe sử dụng các bản tình ca buồn như một chương trình kích hoạt bộ nhớ. Khi ca khúc ấy liên quan đến một sự kiện hoặc một người nào đó trong quá khứ, họ sẽ nhớ lại những ký ức xưa cũ của mình. Thật thú vị khi người nghe lựa chọn bài hát vì mục đích này, nhưng nó không cứu rỗi được tâm trạng như những tình huống trên.

Và điều gì sẽ xảy đến khi sự màn sương mờ tan đi và sự khúc mắc được tháo gỡ? Một khi cảm giác buồn bã vơi đi thì ta sẽ chuyển sang nghe ca khúc sôi động hơn.

Theo: psychologytoday
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.