• Về đầu trang
Coffeecat
Coffeecat

Phim 'Chernobyl' (HBO) có khắc hoạ đúng thảm họa hạt nhân tàn khốc nhất lịch sử?

Phim ảnh

Bộ phim giả tài liệu đang được đánh giá rất cao của đài HBO có mục đích phơi bày sự thật về Thảm họa Chernobyl năm 1986.

Bộ phim tái hiện lại tai nạn hạt nhân khủng khiếp nhất lịch sử.

Khi ấy, toàn bộ người dân tại thành phố Pripyat - thuộc địa cũ của Liên Bang Xô viết - phải di tản vì lượng chất phóng xạ lên đến mức nguy hiểm, thế nhưng chính quyền Xô viết đã che đậy một phần sự kiện này trước công chúng. Đến bây giờ, các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu về hậu quả thực sự của vụ nổ này.

Điều chắc chắn là lò phản ứng hạt nhân đã bị rò rỉ và tung một lượng bụi phóng xạ khổng lồ vào không trung. Lượng bụi phóng xạ độc hại này không những làm ô nhiễm nguồn nước và thực vật lân cận mà còn đầu độc những cư dân sinh sống gần đấy. Độc tố trong cơ thể họ dần phát triển thành ung thư.

Trong vòng ba tháng xảy ra thảm họa này, hơn 30 người đã chết nhanh chóng vì nhiễm phóng xạ cấp tính.

Jan Haverkamp, chuyên gia về năng lượng hạt nhân thuộc tổ chức Hòa bình xanh, chia sẻ:

Chúng tôi chỉ có thể ước lượng những hậu quả mà thảm họa này gây ra cho con người... và nó có thể đã ảnh hưởng đến đời sống của hàng trăm nghìn người.

Trong quá trình hoàn thiện series phim Chernobyl, nhà viết kịch bản và sản xuất Craig Mazin đã tiếp cận những tình tiết mâu thuẫn một cách vô cùng thận trọng.

Mazin chia sẻ trên kênh podcast TV Take của Variety:

Mặc định là tôi sẽ chọn viết về những tình tiết ít kịch tính hơn vì những gì ta biết chắn chắn xảy ra vốn dĩ đã kịch tích rồi.

Bộ phim tài liệu này lột tả một thực tế đầy ám ảnh, kèm theo một chút kỹ xảo nghệ thuật. Tại Business Insider, các nhà phân tích đã kiểm tra những ý chính trong cốt truyện của bộ phim này xem những yếu tố nào là có thật và cái nào chỉ là giả thuyết.

Lưu ý: Bài viết có tiết lộ nội dung phim từ tập 1 đến tập 4.

GIẢ THUYẾT: Hàng giờ, vụ nổ Chernobyl phóng ra lượng phóng xạ gần gấp đôi lượng phóng xạ tại Hiroshima.

Vụ nổ Chernobyl và vụ đánh bom Hiroshima tại Nhật Bản trong Thế Chiến II đều là những thảm họa hạt nhân tàn khốc. Nhưng ông Haverkamp cho rằng việc so sánh lượng phóng xạ từ hai sự kiện này là vô cùng khó.

Haverkamp chia sẻ, trong sự kiện Hiroshima, việc tiếp xúc trực tiếp với chất phóng xạ có ảnh hưởng lớn bậc nhất lên sức khỏe người dân. Khi một quả bom nguyên tử nổ, lượng chất phóng xạ trong cơ thể người được tính bằng cách đo khoảng cách từ người đó đến điểm xảy ra vụ nổ.

Trong sự kiện Chernobyl, "một lượng lớn chất phóng xạ bị đưa vào bầu không khí." Ông chia sẻ thêm, lượng phóng xạ này "lan rộng ra" và bị hấp thụ vào cơ thể người theo thời gian.

SỰ THẬT: Chính quyền Xô viết đã thử sử dụng rô bốt để dọn dẹp vùng bị ô nhiễm nhưng cuối cùng phải sử dụng sức người.

Trong một phân cảnh đầy rùng rợn của tập 4, những người thợ phải ném những tảng than chì nhiễm chất phóng xạ từ nóc lò hạt nhân - nơi được nhận định là "một trong những nơi độc hại nhất thế giới." Trên thực tế, tại đây họ đã phải dọn đến 100 tấn vụn phóng xạ.

Vào hội nghị năm 1990, Yuri Semiolenko - cán bộ giám sát việc dọn dẹp vùng phóng xạ - chia sẻ rằng chính quyền Xô viết mới đầu đã thử sử dụng rô bốt điều khiển từ xa để dọn vùng này. Những con rô bốt dần bị hư hỏng và không thể hoạt động trong môi trường đầy độc hại này, nên chính quyền đã không còn cách nào khác ngoài việc sử dụng nhân công.

Tuy những rô bốt tân tiến của Mỹ đã có thể hỗ trợ việc dọn dẹp, nhưng tình hình căng thẳng giữa hai nước lúc bấy giờ đã ngăn Ukraine yêu cầu viện trợ.

GIẢ THUYẾT: Nhà vật lý nguyên tử Xô viết Ulana Khomyuk đã tổ chức việc dọn dẹp lò hạt nhân.

chernobyl

Một trong những nhân vật chính của phim, nhà vật lý nguyên tử Xô viết Ulana Khomyuk, là đại diện cho những nhà nghiên cứu hạt nhân tham gia vào cuộc dọn dẹp Chernobyl.

Đối với Mazin, để một nhân vật nữ làm trung tâm của cuộc điều tra là hoàn toàn hợp lý về mặt lịch sử.

Mazin chia sẻ với Variety:

Một trong những lĩnh vực mà bên Liên Xô phát triển hơn chúng tôi là lĩnh vực khoa học và y học. Liên bang Xô viết có một lực lượng bác sỹ nữ khá lớn.

Trưởng ban nghiên cứu khoa học trong Chernobyl, Valery Legasov, lại là một nhân vật có thật. Tập đầu tiên của phim đã cho biết Legasov đã ghi lại những chia sẻ về cuộc thảm họa dưới góc nhìn của ông trước khi treo cổ tự vẫn vào năm 1988.

SỰ THẬT: Quân đội đã nhận lệnh bắn những động vật bị nhiễm phóng xạ.

Một trong những phân cảnh gây đau lòng nhất tập 4, The Happiness of All Mankind, (tạm dịch là Hạnh phúc của Toàn Nhân loại) là khi một tiểu đội gồm 3 người lính Xô viết nhận lệnh bắn những con thú hoang xung quanh vùng rò rỉ phóng xạ.

Khoảng 36 tiếng sau vụ nổ, cư dân Pripyat có vỏn vẹn 50 phút để thu dọn đồ đạc và lên những chuyến xe buýt đưa họ rời khỏi nơi đây. Không ai được mang theo những con thú cưng.

Lúc đầu người dân nghĩ rằng chỉ phải rời đi khoảng ba ngày thôi, nhưng thực chất là đi vĩnh viễn. Khi bầy chó bị bỏ rơi lưu lạc tại thành phố này, chính quyền Xô viết đã hạ lệnh giết chúng để tránh chất độc bị lây lan.

Khoảng 300 chú chó hoang lưu lạc tại vùng cấm địa Chernobyl, nhưng chỉ một vài chú sống đến 6 năm tuổi do nhiễm chất phóng xạ.

GIẢ THUYẾT: Sau thảm họa này, một vụ nổ hơi nước đã xảy ra khiến phần lớn Châu Âu không thể cư trú được.

Sau vụ nổ đầu tiên, những nhà vật lý nguyên tử e ngại rằng sẽ có một vụ nổ thứ hai xảy ra do corium (vật liệu nóng chảy từ vùng hoạt) tan chảy tiếp xúc với mạch nước ngầm.

Trong tập 2, Khomyuk đã báo cáo với Liên Xô rằng sẽ có một vụ nổ tiếp theo với áp lực từ 2 đến 4 triệu tấn, và nó sẽ xóa sạch toàn bộ cư dân tại Kiev và một bộ phận cư dân tại Minsk. Cô nói thêm, lượng phóng xạ lan tỏa sẽ "ảnh hưởng đến toàn Liên bang Xô Viết gồm các nước Ukraine, Latvia, Lithuania, Belarusia, Phần Lan, Czechoslovakia, Hungary, Romania, và phần lớn Đông Đức."

Theo Haverkamp, có quá nhiều giả định xoay quanh trường hợp này. Ông chia sẻ:

Trường hợp này có thể xảy ra nếu tất cả lượng corium tan chảy đều tiếp xúc với mạch nước ngầm, nhưng corium lại chảy rất không đồng đều.

Lời tuyên bố rằng vụ nổ thứ hai có áp lực lên đến 4 triệu tấn có lẽ là "một sự phóng đại".

SỰ THẬT: Một người lính cứu hỏa trẻ, có vợ đang mang thai, đã qua đời tại bệnh viện ngay sau vụ nổ.

Một người lính cứu hỏa tên Vasily Ignatenko và vợ anh, Lyudmilla, đã dự định rời Belarus vào sáng ngày xảy ra vụ nổ, nhưng kế hoạch này đã không được thực hiện khi Vasily phải chạy vào nhà máy vào 1:30 sáng. Anh hứa sẽ gọi vợ dậy khi về đến nhà, nhưng ngộ độc hạt nhân nghiêm trọng đã buộc anh phải vào viện.

Khi Lyudmilla đến thăm chồng, cô đã không được chạm vào anh. "Nếu cô khóc, tôi sẽ đuổi cô ra ngay," là lời người ta bảo với cô, lời kể ấy được lưu lại trong quyển Voices from Chernobyl.

Tại thời điểm này cô đang mang thai, nhưng đã nói dối với các bác sỹ X-quang để được thấy chồng mình. Vasily qua đời 14 ngày sau vụ nổ và được đặt trong một hòm kẽm. Bộ phim tài liệu cũng miêu tả cảnh Lyudmilla cầm trên tay đôi giày của chồng cô, vì đôi chân anh đã sưng phồng đến nỗi không thể mang vừa giày nữa.

Sau này Lyudmilla hạ sinh con của hai vợ chồng, nhưng nó chỉ sống được vỏn vẹn 4 tiếng.

GIẢ THUYẾT: Một chiếc trực thăng đã rơi sau vụ nổ.

Vụ rơi trực thăng trong tập 2 cũng không hẳn là sai, nhưng nó đã xảy ra hai tuần sau vụ nổ - chứ không phải ngay sau vụ nổ như tập phim đã mô tả. Mazin đã trả lời tờ báo Men's Health rằng đây là một tình tiết phải thay đổi về thời gian:

Tôi muốn mọi người hiểu rõ rằng chất phóng xạ là một trong những hiểm họa rình rập các phi công. Chúng lơ lửng khắp trên không trung.

Bộ phim mô tả việc chiếc máy bay va vào một cần cẩu và đâm xuống mặt đất - một tình tiết được thể hiện kịch tính hơn nhiều trong thước phim thật.

Haverkamp nói rằng tuy sự dịch chuyển không khí xung quanh vùng phóng xạ không thể lường trước được, nhưng nguyên nhân thực sự của vụ rơi trực thăng là "do va chạm vào cần cẩu."

Theo: Business Insider
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.