• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

Báo Nhật Asahi Shimbun: 'Việt Nam khiến thế giới ngạc nhiên vì vẫn chưa có một ca tử vong nào do Covid-19'

Thế Giới

Việt Nam là một trong số ít những quốc gia không bị thiệt hại quá nhiều từ đại dịch Covid-19 so với phần còn lại của thế giới. Đáng chú ý hơn, đến ngày 27 tháng 5 năm 2020, vẫn chưa ghi nhận một ca tử vong nào do Sars-Cov-2 trên đất nước hình chữ S.

Với tư cách là một phóng viên chuyên mục tin liên quan đến Việt Nam, ký giả Kosuke So của Asahi Shimbun đã quyết định tìm hiểu sâu hơn về nỗ lực chống dịch của Việt Nam, nhất là khi anh nghe một đồng hương đang làm việc tại Việt Nam kể lại:

Tôi đã nói là có rất ít bệnh nhân bị nhiễm Coronavirus chủng mới, và chính phủ Việt Nam đã có các biện pháp cứng rắn để chống lại COVID-19, thế nhưng không ai ở Tokyo tin tôi.

Sự bùng phát virus bắt đầu dẫn đến đại dịch hoành hành trên toàn cầu từ 4 tháng trước nhưng Việt Nam hầu như không bị ảnh hưởng nhiều, bất chấp Việt Nam chia sẻ biên giới với Trung Quốc - nơi được cho là khởi điểm của cuộc khủng hoảng y tế và sức khỏe do virus Corona gây ra.

Việt Nam đã chống dịch tốt, đây có phải là sự thật?

Đây là câu hỏi đầu tiên mà Kosuke So đi tìm lời giải đáp, anh ghi nhận một cột mốc thời gian quan trọng là 23 tháng 4, khi chính phủ Việt Nam gỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội, cho phép mọi hoạt động dần trở lại bình thường.

Từ 16 tháng 4 - 23 tháng 4, không có một ca nhiễm mới nào được ghi nhận tại Việt Nam, trong tổng số 268 người được xác định dương tính tại thời điểm này, đã có 220 người khỏi bệnh, tỷ lệ là 80%. Với kết quả này, Việt Nam đã có bước đi sáng suốt nào so với Nhật Bản?

Kosuke viết:

Trên thực tế, Việt Nam đã hạn chế các chuyến bay thương mại từ Trung Quốc vào ngày 1 tháng 2, đồng thời thắt chặt kiểm soát những người nước ngoài nhập cư đến từ vùng dịch vào ngày 5 tháng 2. Đối với Nhật Bản, biện pháp tương tự được triển khai sau Việt Nam 1 tháng.

Kế đến, trong khi Việt Nam đóng cửa các trường học từ cuối tháng 1, và chỉ mở cửa lại từ cuối tháng 4, đầu tháng 5, Nhật Bản vẫn tiếp tục cho phép học sinh đến trường, cho đến khi một số trường hợp giáo viên lẫn học sinh bị nhiễm Covid-19 thì tình trạng khẩn cấp mới được thiết lập. Anh Kosuke So cũng cho biết con trai 9 tuổi của mình chỉ học 4 ngày sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, kể từ đó đến nay nó vẫn ở nhà. Như vậy, các biện pháp chống dịch kể trên của Việt Nam đã thực sự diễn ra, và nó đã có hiệu quả.

Bất chấp sự khác biệt trong hệ thống chính trị, các quốc gia trên thế giới phải đối mặt với thách thức chung là đánh bại đại dịch này. Với suy nghĩ đó, Kosuke So cho rằng chắc chắn Việt Nam sẽ minh bạch trong việc đưa ra những số liệu chính thức, chính xác để mọi người trên khắp thế giới không nghi ngờ gì về mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng.

Kosuke So phỏng vấn Hiroshi Chiba, một bác sĩ người Nhật 46 tuổi, làm việc ở Hà Nội, ông nói:

Chúng tôi không gặp phải tình trạng số bệnh nhân viêm phổi gia tăng tại các cơ sở y tế, tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp khắc nghiệt nhất kể từ đầu tháng 2, và chúng đã được chứng minh là có hiệu quả.

Kể cả người không có triệu chứng cũng bị cách ly

Số ca nhiễm bệnh tại Việt Nam không tăng trong ba tuần sau khi chính phủ đánh dấu trường hợp thứ 16 vào ngày 13 tháng 2. Nhưng sau khi một người trở về từ Châu Âu (bênh nhân thứ 17) được xác nhận bị nhiễm virus vào ngày 6 tháng 3, số bệnh nhân dương tính bắt đầu tăng trở lại.

Bởi thế, kể từ ngày 21 tháng 3, chính phủ yêu cầu tất cả những người từ vùng dịch ở nước ngoài phải cách ly khi trở về Việt Nam. Kể cả những người không có triệu chứng đặc hiệu nhưng có tiếp xúc với các ca bệnh đã được ghi nhận trước đó.

Nhiều ý kiến cho rằng, đặc trưng của hệ thống chính trị ở Việt Nam tạo điều kiện cho chính phủ thực hiện những biện pháp này một cách dễ dàng. Tuy nhiên sau đó các quốc gia như Anh, Pháp, Mỹ cũng thực hiện chiến dịch tương tự.

Vì vậy, Kosuke kết luận: "sự khác biệt về ý thức hệ và chế độ có thể không phải là vấn đề lớn sau tất cả khi các quốc gia phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng như thế này", tất cả các quốc gia đều phải thực thi các biện pháp cứng rắn, bất kể là một nước tư bản hay xã hội chủ nghĩa.

Tờ báo Nhật kết luận:

Trên thực tế, các số liệu đã chứng minh giãn cách xã hội dường như là cách hiệu quả nhất để chống lại đại dịch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến năm 2016, Nhật Bản có 24,1 bác sĩ trên 10.000 dân trong khi Việt Nam chỉ có 8,3 bác sĩ trên 10.000 dân.

Việt Nam phải đối mặt với sự thiếu hụt trầm trọng các nguồn lực y tế để chống khủng hoảng. Thế nên tư tưởng xã hội chủ nghĩa hóa ra không phải là lý do cho những thành công mà Việt Nam đã thực hiện. Đơn giản là Việt Nam đã sớm thực hiện các biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn virus, ngay cả trong tình trạng nguồn lực kinh tế và y tế hạn chế.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên kiểm soát dịch SARS

Sau khi dịch SARS bùng phát vào năm 2003, chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp tương tự. Kosuke không quên nhắc lại việc đất nước hình chữ S đã từng một lần kiểm soát thành công dịch bệnh nguy hiểm.

Ban đầu, các ca dương tính SARS được ghi nhận ở các bệnh viện tư nhân. Tổng cộng có 63 người được xét nghiệm dương tính, và 5 bệnh nhân đã chết. Chính phủ truy tìm các con đường lây nhiễm và những người nhiễm bệnh bị cô lập nghiêm ngặt, bao gồm những người mà họ đã tiếp xúc. Trong lần đó, Việt Nam đã tuyên bố là quốc gia đầu cô lập được SARS trên lãnh thổ của mình.

Điều này cho thấy, Việt Nam đã có kinh nghiệm chống dịch từ trước.

Phóng viên báo Asahi Shimbun kết luận rằng Nhật Bản sẽ gặp nhiều khó khăn:

Đối với Nhật Bản, trong trường hợp này, với hơn 15.000 ca dương tính Sars-Cov-2, sẽ mất một thời gian trước khi Nhật Bản có thể đạt được mức kiểm soát dịch bệnh như ở Việt Nam.

Cho đến khi đại dịch được ngăn chặn, nhiều người ở Nhật Bản có thể cảm nhận được rằng cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn nếu chính phủ buộc phải gia hạn lệnh giãn cách, yêu cầu mọi người ở nhà và các doanh nghiệp phải đình chỉ hoạt động của họ.

Theo Esuke So, những nỗ lực của một quốc gia để chấm dứt tai họa này là không đủ, chúng ta cần có một cam kết toàn cầu. Cho đến lúc đó, mọi người sẽ vẫn bị hạn chế vượt qua biên giới quốc tế và câu hỏi lớn nhất là đến khi nào thì mọi thứ sẽ trở lại trạng thái bình thường, bởi diễn biến của đại dịch trên toàn cầu vẫn rất khó đoán định.

Đọc thêm: 'Covid chưa qua, Zika đã tới': Người dân cần chủ động diệt trừ muỗi trong mùa mưa

Theo: Sosuke So, Asahi Shimbun
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.