• Về đầu trang
Caroline
Caroline

Giải thoát cá sấu mắc kẹt lốp xe ở cổ trong 6 năm

Thế Giới

Trong nỗ lực không mệt mỏi của các quan chức bảo tồn động vật hoang dã, vào thứ tư tuần qua, một con cá sấu hoang dã với chiếc lốp xe máy đã qua sử dụng bị mắc kẹt quanh cổ suốt 6 năm cuối cùng đã được giải thoát.

Con cá sấu cái nước mặn dài 4,5 mét (14,8 foot) đã gây náo loạn với người dân ở Palu, thủ phủ của Trung Sulawesi. Con “quái vật” được tìm thấy trên sông của thành phố với chiếc lốp quấn quanh cổ ngày càng căng hơn và có nguy cơ bị nghẹt thở.

Các quan chức khu bảo tồn đã chạy đua với thời gian để giải cứu con cá sấu kể từ khi người dân phát hiện nó vào năm 2016 với chiếc lốp xe quấn quanh cổ. Năm 2020, nhà bảo vệ cá sấu người Úc Matthew Wright và nhà sinh vật học động vật hoang dã người Mỹ Forrest Galante đã cố gắng giải thoát con cá sấu này nhưng thất bại.

Vào đầu tháng Giêng, một gười buôn bán và đánh bắt chim 35 tuổi tên Tili đã nghe hàng xóm của mình kể về con cá sấu nổi tiếng và quyết tâm giải cứu sau khi anh thấy “cô nàng” thường xuyên tắm nắng ở một cửa sông gần đó.

“Tôi có kinh nghiệm và kỹ năng trong việc bắt động vật, không chỉ chim, mà cả những động vật trang trại được thả ra khỏi lồng. Tôi tin rằng mình có thể giải cứu con cá sấu bằng kỹ năng của mình” Tili quả quyết.

Anh ta xâu những sợi dây nhiều kích cỡ vào một cái bẫy buộc vào gốc cây gần sông, thả gà, vịt và chim chóc vào làm mồi nhử. Sau ba tuần chờ đợi và nhiều lần thất bại, con cá sấu cuối cùng cũng rơi vào bẫy vào đêm thứ Hai. Với sự giúp đỡ của hai người bạn, Tili kéo con cá sấu bị mắc kẹt lên bờ và cưa chiếc lốp có đường kính 50 cm (1,6 feet).

Một đoạn video được lan truyền rộng rãi trên mạng cho thấy một đám đông đang hò reo gần đó khi Tili và những người bạn của anh ta thả con cá sấu ra ngoài. Những cư dân khác sau đó đã liên hệ với lực lượng cứu hỏa và một cơ quan bảo tồn động vật hoang dã để giúp họ thả con vật trở lại tự nhiên.

Haruna Hamma, người đứng đầu cơ quan bảo tồn của tỉnh Trung Sulawesi, cho biết: “Đối với tất cả những nỗ lực mà Tili đã làm để giải cứu con cá sấu cho thấy anh là người yêu động vật, đó là một cột mốc tuyệt vời”.

Ông cho biết không rõ bằng cách nào mà một chiếc lốp xe máy đã qua sử dụng lại mắc vào cổ con cá sấu. Các nhà bảo tồn cho rằng có khả năng nó bị người ta cố tình đặt bẫy làm thú cưng hoặc lột da để bán nhưng thất bại.

Chính phủ đã ghi nhận 279 vụ cá sấu tấn công ở Indonesia, quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới với hơn 17.000 hòn đảo từ năm 2007 đến năm 2014. Trong số này, có tới 268 vụ thủ phạm là cá sấu nước mặn tấn công, trong đó 135 trường hợp tử vong.

Bất chấp các cuộc tấn công, loài cá sấu nước mặn được bảo vệ theo luật pháp Indonesia.

Theo: fox2detroit
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.