• Về đầu trang
NNQ
NNQ

Thái Lan tiếp tục nới lỏng quy định về cần sa

Thế Giới

Vào năm 2020, Thái Lan từng là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa việc sản xuất và sử dụng cần sa cho mục đích chữa bệnh. Trong thông báo mới nhất vào ngày 20 tháng 1, có vẻ nước này đang tiếp tục nới lỏng hơn nữa các quy định về cần sa.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Bộ Y tế Công cộng Thái Lan (FDA) đã đề xuất rằng cần sa - bao gồm cả cây cần sa và cây gai dầu - nên được loại bỏ hoàn toàn khỏi danh sách bị cấm như một chất gây nghiện hoặc chất hướng thần bị cấm.

Ủy ban Kiểm soát Ma túy của Chính phủ đã đồng ý trình đề xuất của FDA vào tuần tới cho Ban Kiểm soát Ma túy. Nếu được đồng ý, Bộ trưởng Bộ y tế công cộng sẽ ký dự luật và nó sẽ có hiệu lực khi được công bố trên công báo của chính phủ.

Đề xuất mới, cùng với các biện pháp trước đây sẽ tạo điều kiện cho việc tự do hóa việc sử dụng cần sa cho các mục đích y tế và thương mại, chẳng hạn như đưa vào sử dụng trong thực phẩm.

Các quan chức tại FDA từ chối đưa thêm thông tin chi tiết về các loại cây cần sa khác được đưa ra khỏi danh sách cấm. Báo Bangkok Post trích dẫn cảnh sát và các quan chức chống ma túy, họ khẳng định ngay cả khi được xem là chất không bị cấm, việc trồng cần sa mà không có sự cho phép chính thức vẫn là bất hợp pháp.

Thái Lan vẫn chưa hợp pháp hóa cần sa giải trí và vẫn giữ nhiều quy định về việc sản xuất và buôn bán cần sa hợp pháp. Theo luật, cần sa hợp pháp phải chứa ít hơn 0,2% trọng lượng là tetrahydrocannabinol - THC - thành phần tác động đến thần kinh gây nghiện cho người sử dụng. Giới hạn này vẫn sẽ được giữ nguyên trong đề xuất mới.

Những thay đổi trong năm 2020 đã đưa hầu hết bộ phận của cây cần sa ra khỏi danh sách thuốc cấm loại 5, nhưng hạt và chồi, thường được sử dụng cho việc giải trí, vẫn bị giữ lại. Biện pháp hiện đang được đề xuất bởi FDA sẽ loại bỏ tất cả các bộ phận của cây khỏi danh sách.

Bộ trưởng Y tế Công cộng Anutin Charnvirakul cho biết đề xuất này “đáp ứng chính sách cấp bách của chính phủ trong việc phát triển cần sa và cây gai dầu vì các lợi ích y tế và chăm sóc sức khỏe, phát triển công nghệ và tạo thu nhập cho công chúng”.

Anutin là lãnh đạo của Đảng Bhumjai Thai, một đối tác lớn trong chính phủ liên minh của đất nước. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2019, ông Anutin đã tích cực vận động hợp pháp hóa việc sản xuất cần sa để hỗ trợ nông dân.

Theo: Bangkok Post
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.