• Về đầu trang
Cú trúc
Cú trúc

5 điều đáng suy nghĩ để xem nàng đã sẵn sàng lấy chồng chưa?

Hôn nhân gia đình

Kết hôn là chuyện trăm năm, nếu không cân nhắc kỹ càng thì không khác gì đánh cược. Các nàng hãy thử suy nghĩ và trả lời những câu hỏi sau đây để xem mình đã sẵn sàng chống lầy chưa nhé.

1. Chồng bạn là ai?

Cuộc đời chúng ta bước sang trang mới với hôn nhân. Có rất nhiều thứ lạ lẫm, sống thử chỉ giống như góc nhỏ. Ví dụ:

- Mối quan hệ với bố mẹ chồng/vợ rồi các anh chị em, v.v...

- Đối với con cái là các vấn đề giáo dục, định hướng

- Những mục tiêu tài chính lâu dài

Hãy để ý cách người còn lại đối xử với bố mẹ vì đó thường chính là cách con cái sẽ đối xử với bạn và bạn đời của bạn về sau. Cũng cần để ý đến ông bà vì trưởng bối trong nhà luôn ảnh hưởng ít nhiều đến việc dạy dỗ con trẻ.

Ngoài ra, hướng đến tài chính lâu dài rất quan trọng. Có thể anh ta là một người thích mạo hiểm với tiền bạc, nhưng nếu vẫn biết tích lũy ổn định cho vợ con, biết cân nhắc rủi ro thì... tại sao không nhỉ?

Quan trọng nhất, anh ta có thực sự lắng nghe bạn không. Trách nhiệm của chồng là khiến vợ được yên tâm, một chỗ dựa thực sự an toàn - cho dù cả hai thích phiêu lưu hay an phận thủ thường. Nếu biết lắng nghe và cân nhắc những lo lắng của bạn gái, anh ta sẽ thể hiện thông qua hành động có thể thấy rõ ràng.

Ngược lại, nếu anh ta chỉ muốn quyết định một mình, hãy thử tìm hiểu về người đàn ông giàu nhất thế giới hiện nay - Elon Musk.

2. Bạn lấy chồng hay lấy nhà chồng?

Rất nhiều phụ nữ kết luận rằng mình lấy bố mẹ chồng chứ không phải chồng sau khi kết hôn. Điều nay không đúng.

Có hai tình huống như sau:

  1. Người chồng quá thụ động trước những "chia sẻ" của bố mẹ, kết quả dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực mà bạn phải gánh chịu. Sự tiêu cực này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và con cái bạn về sau.
  2. Bố mẹ chồng yêu thương con dâu và đưa ra những lời khuyên đúng đắn. Anh chồng vẫn thụ đông, bảo gì nghe nấy, nhưng cuộc sống hôn nhân của hai người sáng sủa hơn rất nhiều.

Hai trường hợp với hai kết quả khác nhau. Bên cạnh đó, drama thường được chú ý vào tình huống 1 cũng nhiều hơn - dễ câu view trên mặt báo. 

Tuy nhiên, dù rơi vào hoàn cảnh nào người phụ nữ cũng luôn mong ước về một người chồng quyết đoán có thể sống hết mình vì đam mê. Nhưng quan trọng nhất, người đó phải quan tâm đến bạn.

Cách đây vài năm, mình đã đọc được một bài báo về một gia đình khá giả. Nhà này lấy vợ cho con trai, coi như có cái máy đẻ cho anh chàng tư duy hơi chậm chạp (không phải bị thiểu năng). 

Hai vợ chồng yêu thương nhau, bố mẹ bảo gì anh nghe nấy, cũng không yêu cầu gì quá đáng đối với con dâu. Tuy nhiên trong một lần, mẹ chồng nàng dâu có ý kiến trái chiều, anh chàng cục mịch lắng nghe xong lên tiếng bảo mẹ sai, là vợ con nói đúng.

Câu chuyện nhẹ nhàng nhưng đủ cảm động, cũng đủ để trả lời cho câu hỏi: bạn lấy chồng hay bố mẹ chồng?

Hoàn cảnh có thể khiến suy nghĩ thay đổi, nhưng thực tế người chồng vẫn cần tự học hỏi rất nhiều để hoàn thiện đúng vai trò của bản thân.

3. Làm vợ là làm gì?

Không có câu trả lời hoàn chỉnh nào có thể đưa ra cho vai trò của người vợ. Có người nghĩ đến sinh nở, nhưng đó là làm mẹ; có người nghĩ đến con dâu, nhưng đó là mối quan hệ với nhà chồng, người còn lại cũng có bổn phận làm rể.

Theo góc nhìn của mình, làm vợ chính là trở thành thước đo cho sự viên mãn của gia đình.

Một người vợ kiếm nhiều tiền nhưng khắc khổ, luôn phải lo lắng vì con cái - sẽ khác với một người vợ được kiếm tiền vì sở thích, chồng chia sẻ việc dạy con và hỗ trợ việc nhà. Phụ nữ vốn tài năng, chỉ là ngày nay họ thể hiện nhiều hơn mà thôi.

Một người vợ luôn tươi tắn xinh đẹp trước công chúng nhưng không thể cười khi ở nhà - sẽ khác một nụ cười giản dị luôn tỏa sáng khi chồng biết chăm sóc vợ ở nhà, xoa những vết sẹo do bụng bầu, nói rằng: cảm ơn em. Phụ nữ để ý quá nhiều ở bề ngoài là thể hiện của lo lắng ở bên trong.

Hay to tiếng, dễ nói lời cay nghiệt, vội vàng - những điều này đều sẽ dần thay đổi khi có một người bạn biết thông cảm luôn ở bên khéo léo nhắc nhở. Những người chồng như thế cũng ứng xử tốt hơn trước những mối quan hệ xung quanh.

Còn rất nhiều những thước đo khác khi nhìn vào người vợ - mái tóc, cử chỉ, v.v... Làm hỏng chiếc thước đo kỳ diệu này, thường tội lỗi lớn nhất chính là ở nam giới.

4. Bạn sẵn sàng sinh con chưa?

Điều này không có nghĩa là bạn phải đẻ ngay lập tức. Sẵn sàng sinh con tức là bạn để ý nhiều hơn cho bản thân từ bữa ăn đến giấc ngủ - để khỏe mạnh từ trước khi có thai, để sinh xong hồi phục tốt hơn, để làm gương cho đứa nhóc sau này. Đó là những bước chuẩn bị đầu tiên.

Bước thứ hai là để ý đến nuôi dạy và hoàn thiện mình để con cái học tập. Có rất nhiều người thấy phụ nữ chăm con vụng thì nói rằng: không nuôi dạy được thì đừng đẻ. Đây là lời rất ác ý không nên nói, nhưng từ một góc nhìn khác thì có thể hiểu việc sẵn sàng nuôi dạy con rất quan trọng.

Hơn nữa, việc mang bầu, sinh nở, chăm sóc con nhỏ trong xã hội ngày nay trở nên khó khăn hơn bởi sự mâu thuẫn và đối kháng của rất nhiều phương pháp cổ kim lẫn lộn. Sự thông cảm giữa vợ chồng, phụ nữ với nhau nhiều khi... kỳ cục, vì vậy cần có sự chuẩn bị sẵn sàng thật tốt về việc sinh con.

Chửa là cửa mả - các cụ xưa nay vẫn nói thế. Phụ nữ lo lắng nhưng vẫn có thể chấp nhận hy sinh để đứa con được chào đời. Thế nên họ cần sự quan tâm xứng đáng và đầy đủ nhất có thể.

5. Tương lai của chúng ta là gì?

Đây là một câu hỏi mang tính quyết định cho hôn nhân. Có câu nói: Nhiều người chết ở tuổi 25 nhưng 75 mới đem chôn - Benjamin Franklin, điều này đúng với cả các vợ chồng.

Không nhất thiết bạn cần phải trở thành tỷ phú hoặc người có địa vị cao trong xã hội, nhưng hãy có đam mê. Khi bạn dành tâm huyết thay vì nhiệt huyết cho đam mê của mình, tương lai sẽ rõ ràng hơn và hai bạn sẽ mường tượng được về những thời điểm khó khăn của nhau.

Một ví dụ giản đơn nhất là sinh nở, phụ nữ cần được nghỉ ngơi, được chăm sóc nhiều khoảng một năm - từ thai kỳ cuối cho đến hết 6 tháng thai sản, sau đó lại cộng thêm 3 tháng. Đó là khoảng thời gian nhỏ để phục hồi và làm quen lại với cuộc sống và công việc.

Sau đó còn là thời gian cả hai vợ chồng nên tự tìm hiểu về nuôi dạy con thay vì phụ thuộc hết vào đội ngũ nhân sự từ mẫu giáo cho đến đại học. 

Cũng có thể bạn muốn an phận thủ thường, hai vợ chồng không sinh con, chăm sóc lẫn nhau. Tuy nhiên còn chăm sóc bố mẹ khi về già, chẳng lẽ cũng bỏ mặc. Hoặc giúp bạn bè lúc khó khăn và lo trước hậu sự - chẳng lẽ nào núi sống, phương án này không dễ.

Việc nhìn trước về tương lai sẽ khiến vợ chồng yên tâm hơn qua thời gian vì luôn chuẩn bị kỹ càng và quen việc đối phó với những sự cố phát sinh.

Vợ chồng là sự kết hợp âm dương, có cả những đối lập và bù trừ để trở nên hoàn hảo. Hãy đồng hành cùng nhau càng nhiều càng tốt, đây chính là thực hiện lời hẹn thề trong ngày cưới:

Dù sinh tử hay ly biệt, nguyện nắm tay nhau, cùng người đi tới cuối đời.

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.