• Về đầu trang
Cú trúc
Cú trúc

Lễ cưới Giáng Sinh - phong tục thiếu tính lãng mạn của người Anh

Hôn nhân gia đình

Có rất nhiều người Anh kết hôn vào đúng dịp Giáng Sinh. Họ lãng mạn và thích lễ hội ư? Không phải. Lý do thực tế hơn nhiều lắm…

Nếu là một người miệt mài tìm hiểu lịch sử những gia đình ở Anh thì hẳn bạn nhận ra có rất nhiều lễ cưới trong Giáng Sinh. Bạn có thể nghĩ: chắc tổ tiên của người Anh lãng mạn, bay bổng; tuy nhiên, lý do thực sự lại mang tính thực tế hơn rất nhiều.

Khoảng thế kỷ 18 và 19, kết hôn đúng lễ Giáng Sinh là một việc cực kỳ phổ biến. Đặc biệt trong ngày 25/12, đúng Giáng Sinh hàng năm, các nhà thờ trên khắp đất nước sẽ mở cửa liên tục chỉ để phục vụ cho lễ cưới.

Tuy nhiên, những cặp đôi tại Anh tổ chức đám cưới “đúng ngày” không phải vì muốn hòa mình vào bầu không khí lãng mạn của lễ hội. Họ cưới chỉ vì ngày Giáng Sinh và Boxing Day (ngày tiếp theo ngay sau Giáng Sinh) là khoảng thời gian duy nhất mà tầng lớp lao động trẻ chắc chắn mình sẽ được nghỉ làm.

Bộ trưởng bận bịu ngày Giáng Sinh để gửi lời chúc kỷ niệm 50 ngày cưới

Trong những năm 1800, hầu hết người Anh phải làm việc 6 ngày/tuần và nghỉ làm là nghỉ lương. Họ cũng không thể tổ chức lễ cưới chỉ trong một ngày vào thời đó. Nó khác hoàn toàn với ngày nay, bạn được tùy chọn vài ngày trong năm để dành trọn cho đám cưới.

Phải đến giữa thế kỷ 20 thì các công đoàn mới xuất hiện, họ giúp cải thiện điều kiện làm việc của người dân lao động. Những lề thói cũ theo đó cũng dần dần biến mất. Dù vậy, minh chứng cho sự phổ biến của việc tổ chức lễ cưới trong Giáng Sinh vẫn có thể được tìm thấy trên các mặt báo cũ của ngày ấy - xuyên suốt những thập niên 40, 50 của thế kỷ 20.

Nghi thức đám cưới

Vào khoảng thế kỷ 18 và 19, đám cưới của người dân Anh bình thường rất đơn giản. Cặp đôi chỉ cần thông báo trước với nhà thờ và đọc lời tuyên bố kết hôn trong 3 ngày Chủ nhật liên tiếp. Đây cũng là cơ hội để ai đó lên tiếng nếu họ nghĩ rằng đám cưới này không thể được tổ chức.

Quy mô đám cưới thời đó cũng rất nhỏ, ít người tham dự, ít tốn kém và ít thủ tục rườm rà. Cô dâu chú rể sẽ diện bộ quần áo đẹp nhất như mọi ngày Chủ nhật đi lễ ở nhà thờ. Sau những nghi thức đơn giản là tiệc nhẹ và khiêu vũ, địa điểm là tại nhà, trên cánh đồng hoặc quán rượu.

Lễ cưới Giáng Sinh đặc biệt phổ biến ở thành thị - nơi tập trung phần lớn lao động trẻ. Tại London cũng như một số thành phố khác, các nhà thờ có truyền thống tổ chức lễ cưới và lễ rửa tội miễn phí vào ngày 25/12. Các đám cưới tập thể thường xuyên diễn ra ở khu vực phía đông của nhà thờ St. Paul và tại các quận thu nhập thấp của thành phố.

Ảnh đám cưới Giáng Sinh tập thể được tổ chức tại Anh vào năm 1937

Nhu cầu tổ chức lễ cưới Giáng Sinh trong thời này tăng cao đến mức đã dẫn đến sự xuất hiện của quảng cáo: các cha xứ lâu lâu sẽ lại nói về tốc độ thực hiện các nghi lễ với nhanh chóng phi thường của họ.

Đám cưới Giáng sinh trở lại

Đầu thế kỷ 20, đời sống tại Anh được cải thiện và những đám cưới ngày Giáng Sinh dần trở nên thưa thớt. Tuy nhiên cũng chẳng được bao lâu khi chiến tranh thế giới nổ ra vào năm 1914. Nước Anh trực tiếp tham gia phe Đồng Minh và già trẻ, trai gái thuộc mọi tầng lớp xã hội bị cuốn vào vòng xoáy.

Hai mươi năm sau đó lại là cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II.

Trong thời loạn, thời gian và điều kiện sống một lần nữa lại trở nên eo hẹp. Rất nhanh chóng, nhiều cặp đôi đã tận dụng cơ hội nghỉ phép hiếm hoi ngày Giáng Sinh để vội cưới - trước khi họ tiếp tục bị chia cắt bởi một tương lai vô định phía trước.

Sang thế kỷ 21, đám cưới Giáng Sinh vẫn tồn tại nhưng không chỉ còn là dịp vui dành cho những người vội vàng hay nghèo khó.

Ngày nay, nếu muốn tổ chức ngày lễ đặc biệt trong Giáng Sinh, người Anh sẽ phải cân nhắc chi phí cho sảnh đường, cho cả các nhân viên phục vụ, trang trí đám cưới phù hợp với Giáng Sinh, quay chụp. Giá cả tăng vọt trong dịp lễ mà book lịch cưới vẫn khó khăn để phù hợp giãn cách mùa covid.

Đám cưới Giáng Sinh thế kỷ 21, lộng lẫy và rực rỡ sắc đỏ của Giáng Sinh

Theo: Find My Past
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.