• Về đầu trang
Cú trúc
Cú trúc

Lễ Hằng Thuận và những lưu ý trước khi chuẩn bị tổ chức đám cưới

Hôn nhân gia đình

Nếu không chuẩn bị kỹ, lễ Hằng Thuận sẽ khiến nhiều bố mẹ và bạn trẻ bị lúng túng vì những vấn đề phát sinh không đáng có...

1. Quy Y

Giống như đám cưới Công Giáo có tên thánh, lễ Hằng Thuận cũng sẽ gọi tên cô dâu, chú rể bằng Pháp danh. Nói cách khác, trước khi tổ chức lễ cưới trong nhà chùa, đôi bạn trẻ cần phải quy y tam bảo, xác định bản thân là người của Phật Giáo.

Việc quy y này không chỉ đơn giản là lễ nghi, đôi vợ chồng trẻ còn cần phải nghe những lời răn dạy về bổn phận và trách nhiệm trong hôn nhân. Đây thực chất là những điều được đệ tử đời sau của Đức Thích Ca được kể lại, ghi lại, dịch lại, và thuật lại, sau đó chia sẻ với đôi vợ chồng sắp cưới.

2. Lễ phục

Khác với đám cưới trong nhà thờ mà các cô dâu vẫn có thể diện những chiếc váy cưới trắng quyến rũ, cô dâu trong lễ Hằng Thuận sẽ mặc chiếc áo dài kín đáo truyền thống của người Việt.

Hơn nữa, không chỉ cô dâu mà chú rể cũng sẽ mặc áo dài. Hai vợ chồng trong bộ trang phục truyền thống sẽ đứng dưới chân tượng Phật để thực hiện những nghi thức khấn, nguyện trong buổi lễ cưới ở chùa.

3. Trang trí đám cưới

Với không gian đặc thù của nhà chùa, hoa đặc trưng trong lễ Hằng Thuận là hoa sen với hai màu xanh, trắng. Không có hoa sen thì đám cưới trên chùa không trọn vẹn, không sen ta thì sen đá, hoặc sen bách diệp, sen Thái.

Ngoài ra, sắc vàng cũng là một màu không thể thiếu ở cửa Phật. Các đơn vị trang trí tiệc cưới thường dùng lan vũ nữ hoặc địa lan vàng để tạo màu vàng chùa luôn luôn xuất hiện trong những buổi lễ Hằng Thuận.

Còn một điểm đáng chú ý nữa là đám cưới trên chùa thì các gia đình sẽ cực kỳ hạn chế dùng hoa giả, vẫn gọi là hoa lụa. Điều này tương tự như lòng người phải trong sạch và thuần khiết khi bước vào nơi cổng chùa.

Đám cưới chỉ tổ chức trong vài tiếng nên sẽ sử dụng hoa tươi - rất dễ bị héo, gục trong những ngày đông nếu gặp phải nắng gió. Hoa sen lại càng khó, phải cắm bùn mới tươi lâu, nhưng không có nhà cưới nào lại giữ bùn để mang đi mang về những ngày trang trí cả.

Hoa sen Thái dùng để trang trí trong một buổi lễ Hằng Thuận

4. Nghi lễ

Được điều hành bởi chủ hôn là hòa thượng hay trụ trì, đám cưới được tổ chức tại chính điện. Dưới chân tượng Phật là một chiếc bàn dài đã châm hương, bày hoa và lễ vật, đứng trước bàn là chủ hôn và cô dâu, chú rể. Phía bên dưới, bạn bè và quan khách hai họ được chia ra ngồi hai bên theo nam tả, nữ hữu.

Sau khi tất cả mọi người đã yên vị, lễ cưới bắt đầu với lời cầu nguyện của dâu rể. Hai người sau đó nhận lời chúc phúc của nhà chùa và được chủ hôn dùng một sợi tơ hồng để buộc vào tay của cô dâu, chú rể - thay cho ông Tơ, bà Nguyệt.

Theo truyền thống xưa, hai vợ chồng làm tam bái: (1) Nhất bái thiên địa, (2) Nhị bái cao đường, (3) Phu thê giao bái. Tuy nhiên lễ Hằng Thuận chỉ giữ phu thê giao bái vì đã cầu nguyện trước đức Phật từ trước đó. Sau đó là trao nhẫn.

Cuối cùng, cả đại gia đình cùng khấn nguyện cầu chúc để đôi uyên ương được trăm năm hạnh phúc.

Lostbird - Đám cưới Hằng Thuận và những điều răn dạy trong hôn nhân
Được điều hành bởi trụ trì, đám cưới được tổ chức tại chính điện

5. Tiệc cưới

Ngày nay, tùy theo từng chùa có bữa ăn mặn, nhưng lễ Hằng Thuận thì vẫn đảm bảo ăn thuần chay. Tiệc chùa sẽ ăn các món hoàn toàn được chế biến từ thực vật, thịt thà trên bàn cũng là thịt chay, gà chay, cá chay, tôm chay…

Đồ uống xuất hiện trên mâm cơm trong lễ Hằng Thuận cũng chỉ có rượu nhạt, không sử dụng những thức uống có cồn - tốn kém và gây tổn hại sức khỏe.

Tuy nhiên, không phải chùa nào cũng làm tiệc chay cho đám cưới. Nếu có ý định tổ chức lễ Hằng Thuận, các gia đình nên hỏi trước các thầy chùa và thuê các bên nấu cỗ cưới để ngày vui được diễn ra suôn sẻ.

Theo: Maybe Original
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.