• Về đầu trang
NNQ
NNQ

Các nhà khoa học Mỹ đưa máy bay vào đám mây để tạo ra mưa và tuyết

Khám phá

Với 61% diện tích đất liền đang trong tình trạng khô hạn, các nhà khoa học Mỹ đang đề xuất ý tưởng đem máy bay vào đám mây để tạo thêm mưa và tuyết.

Việc tác động vào tự nhiên để tạo ra mưa, tuyết đã xuất hiện từ những năm 1940. Đây được coi là một trong những biện pháp thực tế và cấp thiết cho các khu vực thiếu nước mưa trầm trọng, đặc biệt là vùng phía Tây nước Mỹ.

Tuy nhiên, việc làm này cũng gây nên nhiều tranh cãi vì cho rằng việc tác động vào tự nhiên sẽ làm mất đi độ ẩm vốn có, khiến các khu vực khác khô hạn hơn bình thường. Chia sẻ với báo giới về vấn đề này, Julie Gondzar - người quản lý chương trình "Weather Modification Program" của bang Wyoming thừa nhận đã nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều về ý tưởng của họ.

Các nhà khoa học Mỹ đã đặt nền móng đầu tiên trong việc tạo ra tuyết nhờ đám mây vào năm 2003. Sau 10 năm nghiên cứu, việc tạo ra tuyết được chứng mình là có triển vọng. Họ đã thực hiện tổng cộng 28 thí nghiệm đưa máy bay vào đám mây trong năm nay.

King Air's twin engine plane that is used for cloud seeding.

Về cơ bản, mây là một tập hợp các giọt nước hay các tinh thể băng trôi nổi trên bầu trời. Các hạt nhân này giúp đám mây kết tủa, việc tạo ra các hạt nhân băng nhân tạo sẽ giúp quá trình kết tủa diễn ra nhanh hơn so với các đám mây khác. Điều này sẽ được thực hiện theo hai cách: Từ mặt đất hoặc từ không khí, sử dụng bạc i-ốt làm chất 'gieo hạt'.

Gondzar giải thích: “Các máy phát điện trên mặt đất giống như các trạm thời tiết nhỏ, cao hơn 20 feet và có thể bốc hơi vào bầu khí quyển. Tuy nhiên cần phải đợi điều kiện khí quyển thích hợp mới có thể tạo ra kết tủa trên các đám mây.

Bên cạnh đó Gondzar đã chỉ ra cách phổ biến nhất để thực hiện thí nghiệm trên mây là sử dụng máy bay và pháo sáng. Pháo sáng sẽ được cố định vào cánh máy bay cùng với bạc i-ốt có trong vỏ bìa các tông, khi các phi công di chuyển máy bay sẽ tạo nên phản ứng đốt cháy và 'gieo hạt' vào các đám mây. Điều này dẫn đến độ ẩm đám mây sẽ tăng và mưa sẽ nhiều hơn.

Bên cạnh đó Gondzar nhấn mạnh: Bạc i-ốt là một hợp chất muối tự nhiên được sử dụng cho thí nghiệm vì hình dạng phân tử của chúng rất giống với hình dạng của một tinh thể băng. Từ đó có thể tạo ra các tinh thể băng bổ sung tích tụ dần thành bông tuyết.

Tuy nhiên nghiên cứu chỉ ra rằng việc tác động vào các đám mây không khắc phục được hoàn toàn hạn hán. Đây chỉ là công cụ thể các nhà khoa học Mỹ áp dụng vào việc giảm thiểu nhất có thể khi hậu thời tiết nơi đây. Do vậy, việc thí nghiệm đám mây sẽ không thể đo lường chính xác lượng mưa cũng như tuyết có thể tạo ra là bao nhiêu.

Theo Bản đồ Dữ liệu Hệ thống Nước của Wyoming, một số khu vực trong tiểu bang chỉ ở mức trung bình 60% về lượng tuyết rơi trong mùa này và lượng dự trữ tuyết bổ sung đang dần cạn kiệt khi chuyển giao mùa.

Gondzar chia sẻ chi phí cho việc thực hiện 'gieo mầm' đám mây tương đối rẻ, chỉ khoảng $28 - $34 cho mỗi mẫu. Tuy nhiên khó khăn nằm ở việc thí nghiệm sẽ không thể thực hiện trong điều kiện không khí loãng. Điều này chỉ có thể được thực hiện trong những đám mây có phạm vi nhiệt độ nhất định, đã tồn tại từ trước và có khả năng kết tủa thành tuyết. Chính vì vậy mà các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng bạc I-ốt để tạo ra phản ứng này.

Bên cạnh đó, Daniel Swain - nhà khoa học khí hậu tại UCLA đã có ý kiến trái chiều về thí nghiệm của Gondzar cho rằng họ đã lấy tuyết từ các vùng khác mà không thực sự tự tạo ra chúng. Ông bày tỏ việc nghiên cứu tài nguyên tự nhiên cần phải được thực hiện một cách công bằng.

Ngoài ra, tính an toàn của các hóa chất được sử dụng trong 'gieo hạt' bằng đám mây cũng gây nên nhiều tranh cãi dù Gondzar khẳng định không sử dụng các chất hóa học có hại trong thí nghiệm.

Mặc dù phương pháp gieo hạt bằng đám mây đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ và hiện đang được vận hành ở khoảng 50 quốc gia, nhiều nhà khoa học khí hậu vẫn nghi ngờ về tính hiệu quả của công nghệ cũng như cần thêm thời gian và nỗ lực để thay đổi và thích nghi với thời tiết.

Theo: CNN
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.