• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Con gà có trước hay quả trứng có trước? Câu hỏi triệu năm nay đã có câu trả lời

Khám phá

Là một trong những loài động vật tồn tại trên thế giới này, cùng với lòng hiếu kì với thiên nhiên muôn màu, chúng ta luôn tò mò muốn biết đâu là khởi nguyên của mình. Chính vì thế không ít câu hỏi đã được đặt ra và không có lời giải thích xác đáng nào.

Một trong những cậu hỏi mang tính đó là rốt cuộc con gà có trước hay trứng gà có trước?

Hiện giờ, câu hỏi này cuối cùng cũng đã được các nhà khoa học giải đáp.

Viện Địa chất và Cổ sinh vật học Nam Kinh trực thuộc viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc kết hợp với các nhà khoa học đến từ Anh Quốc, đã tìm được một hoá thạch mang tên “Lung Tích Cầu” có niên đại cách đây 610 triệu năm, trong một hố chôn hoá thạch đặc thù ở quần thể hoá thạch sinh vật cổ ở Hũ An.

Hoá thạch Lung Tích Cầu này đã cung cấp manh mối cực kì đáng tin để trả lời cho câu hỏi phía trên. Thành quả nghiên cứu cũng được các nhà khoa học phát biểu trên tập san Tế Bào của tờ báo Sinh Vật Học Đương Đại ngày 27/11 vừa qua.

Theo giới thiệu, hoá thạch này là hoá thạch phôi thai của động vật có niên đại xa nhất mà con người từng phát hiện, nó cung cấp manh mối quan trọng để vạch trần bí mật khởi khuyên của động vật.

Nghiên cứu viên  Ân Tống Quân của viện Địa chất và Cổ sinh vật học Nam Kinh cho biết, đã có nghiên cứu cho thấy hầu hết các loài động vật hiện đang tồn tại trên trái đất đều có chung một tổ tiên, mà tổ tiên chung này xuất hiện khoảng từ 6-700 triệu năm trước.

Không chỉ thế tổ tiên chung này kỳ thật là sinh vật được phát triển từ loài sinh vật đơn bào.

Từ sinh vật đơn bào đến sinh vật đa bào cần một giai đoạn quá độ, mà phôi thai hoá thạch Lung Tích Cầu này chính là một trong những giai đoạn quá độ đó.

Ân Tống Quân còn giải thích, phôi thai hoá thạch này có dạng hình cầu, đường kính chưa tới một milimet, thế nhưng cấu trúc và kết cấu của tế bào bên trong đều được bảo lưu một cách hoàn mỹ.

Kết quả nghiên cứu cho biết, những Lung Tích Cầu này tồn tại và phát triển trong những túi dinh dưỡng có vách cực dày và cực nhiều chất đinh dưỡng, các tế bào đang phát triển trong quả cầu vừa có họ hàng gần với các sinh vật đơn bào, nhưng phức tạp hơn nhiều, không những thế nó còn xuất hiện quy luật di chuyển và sự kết hợp lại của các thể tế bào, cực kì giống với sự di chuyển của các tế bào phôi thai ở động vật ngày nay.

Hình a và b là tiêu bản đã được tách lớp túi dinh dưỡng, hình c và d là tiêu bản vẫn còn giữ nguyên túi dinh dưỡng, hình e và f là bản phóng to của hình a, b, thể hiện kết cấu chi tiết của tế bào bên trong hoá thạch.

Ân Tống Quân nêu ra ví dụ, nếu ví loài động vật đầu tiên xuất hiện trên trái đất là , như vậy trứng chính là một cơ chế phát triển phôi thai đầy phức tạp, không những thế nghiên cứu hoá thạch Lung Tích Cầu còn cho biết, trứng đã xuất hiện từ khoảng 610 triệu năm, còn xuất hiện sớm hơn khoảng hơn 40 triệu năm.

Ân Tống Quân còn bổ sung rằng kì thực từ khoảng năm 2000, đã có nhà khoa học phát hiện ra sự tồn tại của hoá thạch này và đặt tên cho nó là Lung Tích Cầu.

Thế nhưng lúc ấy tổ chức trong hoá thạch không được bảo tồn tốt như cái tìm được bây giờ, không thể nhìn thấy được kết cấu của các sinh vật quá rõ, nên bị lơ là. Ngược lại, mẫu hoá thạch thu thập được từ năm 2007, sau khi được quan sát dưới kính hiển vi điện tử thì có thể nhìn rõ tổ chức tế bào và phần túi dinh dưỡng đầy đủ.

Vậy tại sao hoá thạch tìm được từ năm 2007 và được dự đoán là có ảnh hưởng không nhỏ đối với các nghiên cứu về nguồn gốc động vật, mà đến tận giờ mới công bố cho mọi người biết? Nguyên nhân chủ yếu nằm ở việc khoa học kỹ thuật lúc ấy còn chưa phát triển như bây giờ.

Bởi vì đường kính hoá thạch chỉ khoảng 0,4-0,8 mm, vả lại được cấu tạo từ rất nhiều nhân tế bào nhỏ, những nhân tế bào này có kích thước còn nhỏ hơn nữa, chính vì vậy kỹ thuật lúc ấy rất khó nhìn thấy được cấu tạo bên trong.

Ngoài ra ông còn chia sẻ nếu muốn biết tế bào bên trong hoá thạch là của sinh vật nào, có ý nghĩa gì trong sinh vật học thì còn phải nghiên cứu kết cấu 3d, tìm hiểu xem quá trình loài sinh vật này phát triển từ phôi thai cho đến lúc hình thành con non thế nào.

Muốn làm được điều này cần công nghệ xử lý phát triển 3D để tạo ra nên kết cấu lập thể của hàng trăm hoá thạch. Nhưng vào lúc phát hiện hoá thạch, công nghệ này vẫn chưa được hoàn thiện, mãi đến năm 2015, công nghệ này mới có đột phá, và các nhà khoa học mới bắt đầu đại quy mô tìm hiểu và 3D hoá tiêu bản hoá thạch.

Từ đó đến nay họ đã tốn tổng cộng 4 năm để tiến hành phân tích và xử lý dữ liệu, đến nay mới có thành quả và cho ra mắt công chúng.

Theo: teepr
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.