• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

Các nhà khoa học cảnh báo Trái Đất có thể phải đối mặt với Kỷ Băng Hà tiếp theo

Thiên nhiên

Những khối băng trôi dày đặc trên mặt đại dương đang ngăn carbon dioxide trao đổi với khí quyển, đây có thể là nguyên nhân khiến nhiệt độ trên Trái Đất sẽ có thể giảm mạnh trong những năm tiếp theo.

Những hiện tượng này có khả năng gây ra hiệu ứng nhà kính đảo ngược, cuối cùng sẽ đi ngược với các dự đoán Trái Đất nóng lên, hành tinh của chúng ta sẽ trở nên lạnh lẽo hơn và bước vào Kỷ Băng Hà lần đầu tiên sau hơn 2 triệu năm.

Kỷ Băng Hà là một giai đoạn giảm nhiệt độ lâu dài của khí hậu Trái Đất, dẫn đến sự mở rộng của các dải băng lục địa. Trong thời kỳ này, các sông băng đã bao phủ toàn bộ lục địa Bắc Mỹ và Á - Âu, theo nghĩa này, thời kỳ băng hà đã kết thúc khoảng 10.000 năm trước.

Các chuyên gia hiện đã bắt đầu tìm hiểu quá trình đằng sau Kỷ Băng Hà về cách thức hoạt động và điều gì đã kích hoạt giai đoạn này.

Kết quả mới nhất đã được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu tại Đại học Chicago, họ đã bắt đầu khám phá và tìm hiểu các quá trình thay đổi của khí hậu toàn cầu.

Trợ lý giáo sư Malte Jansen tại Đại học Chicago (UChicago) cho biết:

Một câu hỏi quan trọng trong những nghiên cứu này vẫn là nguyên nhân khiến Trái Đất định kì xoay vòng trong và ngoài thời kỳ Kỷ Băng Hà.

Chúng tôi khá tự tin rằng sự cân bằng carbon giữa khí quyển và đại dương phải thay đổi để duy trì sự sống của con người, nhưng chúng tôi vẫn chưa tìm ra giải pháp hoặc tại sao mối liên hệ giữa chúng lại mất cân bằng.

Jansen và một cựu nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại UChicago, Alice Marzocchi, đã đã triển mô phỏng máy tính của băng biển Nam Cực và nhận thấy nó không chỉ làm thay đổi lưu thông trên đại dương mà còn hoạt động như một cái nắp ngắn không cho carbon thải vào khí quyển. Càng ít carbon trong không khí sẽ làm hành tinh trở nên mát hơn.

Marzocchi giải thích kết quả nghiên cứu này đang cho thấy Kỷ Băng Hà có thể là một vòng tuần hoàn. Lời giải thích này khá phù hợp với các bằng chứng về thay đổi khí hậu trong quá khứ từ những nguồn trầm tích, rạn san hô và các mẫu vật nguyên thuỷ từ sông băng.

Bên cạnh các nghiên cứu cảnh báo về sự nguy hiểm khi các khối băng biển gia tăng, các nghiên cứu khác trong năm nay đã phát hiện ra rằng lượng nước trong đại dương đang tăng dần.

Băng biển trôi dạt khắp đại dương khiến carbon dioxide không trao đổi thành công với khí quyển cũng có thể đến từ nguyên nhân biến đổi khí hậu, khiến dải băng ở Nam Cực và Bắc cực vỡ với tốc độ quá nhanh.

Vào tháng 7, NASA đã thông báo rằng băng ở Nam Cực đã chạm mức thấp nhất mọi thời đại, bị vỡ mất một khu vực có kích thước bằng Mexico.

Băng trôi ngoài khơi lục địa vốn được kiểm soát đều đặn từ năm 1979, tuy nhiên số lượng băng trôi đã đạt mức kỷ lục vào năm 2014.

Không chỉ khiến bề mặt đại dương bị che phủ, lớp băng biển này cũng khiến mực nước biển trên Trái Đất tăng cao mỗi năm. Mực nước biển có thể răng rới 1,2 mét vào năm 2300 kể cả khi chúng ta có thể khắc phục các biến đổi khí hậu đúng theo kế hoạch.

Sự thay đổi này sẽ được thúc đẩy bởi một đợt băng tan từ Greenland đến Nam Cực. Trong tương lai, đường bờ biển toàn cầu chắc chắn sẽ được vẽ lại.

Mực nước biển dâng cao đe dọa các thành phố từ Thượng Hải đến Luân Đôn, đến các vùng trũng thấp của Florida hoặc Bangladesh và toàn bộ các quốc gia như Maldives.

Điều chúng ta cần làm là giảm thiểu khí thải càng sớm càng tốt để tránh mực nước biển còn tăng cao hơn.

Bản đồ phía Nam Việt Nam vào năm 2050, nơi được dự đoán sẽ bị nhấn chìm trong nước biển.

Mặc dù Kỷ Băng Hà và hiện tượng nóng lên toàn cầu là hoàn toàn trái ngược nhưng cả hai đều đang có nguy cơ xảy ra trên hành tinh chúng ta. Điều này cho thấy khí hậu Trái Đất đang biến động khó lường, nguyên nhân chủ yếu đến từ khí thải do hoạt động của con người gây ra. Để khắc phục tình trạng này, có lẽ các quốc gia cần phải có những biện pháp hiệu quả để đối phó với biến đổi khí hậu.

Theo: Daily Mail
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.