• Về đầu trang
Spock
Spock

10 tin đồn thất thiệt từng được share ầm ầm trên mạng, bạn vẫn còn tin chúng chăng?

Cuộc sống

1. Nếu nhập số PIN ngược lại với số PIN của mình, cây ATM sẽ báo hiệu cho cảnh sát đến tóm bạn.

atm pin

Sự thật: Nếu đúng là như vậy, thì không một ai dám để số PIN của mình là theo dãy số đối xứng hết.

Tin đồn này đã phổ biến từ những năm 1980 khi phía cảnh sát Mỹ đề xuất một hệ thống những mã PIN, mà trong đó, việc đánh ngược lại dãy số trên sẽ là một cách để cảnh sát tìm ra tội phạm. Và vào năm 2006, một loạt các mail chơi khăm có nội dung về việc không nên nhập số PIN theo chiều ngược lại cũng lan truyền rộng rãi trên Internet.

Nhưng thực chất, đề xuất trên sẽ không bao giờ áp dụng được, do có những người sử dụng các dãy số đối xứng (xuôi đi ngược lại đều giống nhau như “7667” hay “8888”) để lập mã PIN cho mình. Ngoài ra, những dãy số kiểu như “3783” hay “1031” cũng sẽ khiến cho hệ thống số trên trở nên thiếu khả thi. Ví dụ như khi người dùng vô tình bấm 3873 cũng sẽ khiến cho cảnh sát nghi ngờ và nghĩ đó là ăn trộm.

2. Trong khi ngủ, bạn đã ăn rất nhiều nhện.

pjimage 12

Sự thật: số nhện mà bạn ăn khi ngủ là 0.

Có rất nhiều người tin rằng rằng con người nuốt trung bình tám con nhện mỗi năm. Nhưng trên thực tế, con số trên là hoàn toàn không có cơ sở. Nhện rất hiếm khi đến gần loài người, chứ chưa nói đến bò vào miệng một người đang ngủ.

Nhện phát hiện nguy hiểm bằng cách cảm nhận những rung động xung quanh chúng. Nhịp tim, hơi thở hay những lần cựa quậy trên giường của một người đang ngủ chính là tín hiệu nguy hiểm cho loài côn trùng này. Nên chắc chắn, chúng sẽ không liều mình đến gần bạn trong giấc ngủ đâu.

3. GMO (thực phẩm biến đổi gen) có nhiều tác hại đến sức khỏe.

pjimage 13

Sự thật: Không có bằng chứng chứng minh phẩm biến đổi gen có hại đến người tiêu dùng.

Các loại thực phẩm biến đổi gen, hay còn được gọi là GMO, là một trong những chủ đề gây tranh cãi nhất của ngành công nghiệp thực phẩm. Người ta hiện vẫn đang lờ mờ về những tác động thực sự mà các sản phẩm này ảnh hưởng lên con người. Nhưng thực chất, khoa học lại chứng minh một điều hoàn toàn ngược lại với niềm tin của nhiều người.

gmocorn the common reader

GMO là thực phẩm có cấu trúc di truyền đã được biến đổi bởi các nhà khoa học để giúp chúng có thêm nhiều đặc tính có lợi cho cây trồng, như kháng sâu bệnh, mang lại năng suất cao. Hiện nay, người ta chưa tìm ra được bất kỳ điều gì nói rằng GMO là có hại cả, mà đây thực chất chỉ là những lời đồn thổi vô căn cứ giữa những người tiêu dùng.

Tại Mỹ, mọi sản phẩm GMO phải được xem xét kỹ lưỡng bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm. Bộ Nông nghiệp và Cơ quan Bảo vệ Môi trường cũng tham gia vào việc kiểm tra chất lượng những sản phẩm này, để chắc chắn chúng an toàn khi đến tay người tiêu dùng.

4. Uống rượu trong mùa đông giúp bạn giữ ấm.

drinking alcohol

Sự thật: Uống rượu khiến bạn cảm thấy ấm người hơn, nhưng đó là cảm nhận bên ngoài, chứ thực chất thân nhiệt bên trong lại đang hạ đi.

Chúng ta cảm thấy lạnh khi máu chảy từ dưới da xuống các khu vực nội tạng để giữ cho thân nhiệt bên trong không bị giảm. Nhưng khi ta dùng rượu, thì nó sẽ làm đảo ngược quá trình nói trên. Điều này sẽ khiến cho thân nhiệt bên trong bị ảnh hưởng rất nhiều, thậm chí còn dẫn đến chứng hạ thân nhiệt, khiến chức năng của nhiều cơ quan bị ảnh hưởng.

5. Người Viking đeo mũ trụ có sừng.

pjimage 15

Sự thật: Đó là cách để dân tộc này trở nên độc đáo hơn trên sân khấu.

Khi nói đến người Viking, hay các vị thần trong thần thoại Bắc Âu, điều đầu tiên khiến ta nhớ đến chính là những chiếc mũ có sừng vô cùng hài hước của họ. Nhưng thực tế, chưa có một tài liệu nào chứng minh người Viking từng đội mũ có sừng. Trong các mô tả của thế kỉ VIII, họ đa phần chỉ để đầu trọc, hoặc là đội mũ da trơn.

Vậy những định kiến sai lầm này đến từ đâu? Để giải đáp cho câu hỏi này, ta phải quay ngược về quá khứ, là những năm 1800. Những nghệ sĩ gốc Scandinavia như Gustav Malmström của Thụy Điển từng sử dụng các mũ trụ có gắn thêm sừng để mô tả chiến binh và kị sĩ Viking.

cesare viazzi cavalcate delle valchirie 21

Hình ảnh chiến binh Valkyrie được khắc họa với chiếc mũ có sừng

Vào những năm 1870, khi nhà soạn nhạc người Đức Richard Wagner đưa vở opera Der Ring des Nibelungen của mình lên sân khấu, thì nhà thiết kế trang phục kịch lúc đó là Carl Emil Doepler đã thêm vào phần phục trang của các nhân vật Viking những chiếc mũ kì quặc này. Và sự nổi tiếng của vở kịch đã đưa hiểu lầm hài hước trên đi rất xa.

6. Caffeine gây mất nước.

pjimage 16

Sự thật: Không hề có bằng chứng nào chứng minh caffeine khiến cơ thể mất nước.

Trà, cà phê, soda và sô cô la được được rất nhiều người ưa thích vì hoạt chất caffeine bên trong. Mặc dù caffeine là hợp pháp và nhà nước cũng không kiểm soát việc sử dụng chất này, nhưng vẫn không ít người tin rằng, nó có các tác dụng phụ không mong muốn.

Một quan niệm sai lầm phổ biến đó là caffeine dễ gây mất nước. Bắt đầu từ năm 1928, nhiều người nhận thấy là họ đi tiểu nhiều hơn sau khi tiêu thụ các sản phẩm có chứa caffeine. Việc tiểu tiện nhiều lần cũng được người thời này hiểu là lượng nước trong cơ thể mất đi nhiều hơn.

surprising caffeine content in 10 common drinks

Nhưng giáo sư Khoa Tiết niệu học tại Đại học Connecticut kiêm giám đốc Phòng thí nghiệm hiệu suất con người, Lawrence Armstrong lại nói: “Thực tế là số lần tiểu tiện tăng lên lại không hề đồng nghĩa với số nước trong cơ thể mà bạn mất đi”. Mọi người nên hiểu một cách đơn giản như sau, nếu anh uống nhiều nước hơn, thì anh cũng đi tiểu nhiều hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là anh nên ngừng uống nước để tránh mất nước. Nguyên lí trên cũng áp dụng cho các sản phẩm chứa caffeine.

7. Thêm muối vào nước sẽ khiến nó sôi nhanh hơn trên bếp.

pjimage 17

Sự thật: Sự khác biệt là không đáng kể giữa cho và không cho.

Điều này gần như chỉ là một kinh nghiệm truyền miệng cho các đầu bếp. Trợ lý giáo sư ở hai bộ môn hóa học và hóa sinh tại trường Middlebury College ở Vermont, Lesley-Ann Giddings nói: “Nếu anh thêm một muỗng cà phê (ít hơn 3 gram) muối vào một lít nước thì khác biệt hầu như là không đáng kể”.

Sở dĩ, vẫn có nhiều người tin tưởng vào điều trên vì nước muối dùng ít nhiệt lượng hơn, nhưng lại sôi nhanh hơn nước thường. Vì vậy, mặc dù nước muối có điểm sôi cao hơn, nhưng nó lại sôi nhanh hơn do nhiệt độ gia tăng nhanh chóng trong nước. Hơn nữa, để nhận thấy sự khác biệt về thời gian sôi, người ta phải sử dụng rất nhiều muối, trong khi nếu anh nấu ăn, đó là một điều không cần thiết.

8. Quả chuối mọc trên cây.

pjimage 18

Sự thật: Cây chuối thật ra là lá của củ chuối.

Hình ảnh đầu tiên về cây chuối xuất hiện trong đầu chúng ta luôn là những nải chuối lủng lẳng trên cây. Nhưng theo Trung tâm Cây trồng và Sản phẩm Thực vật của Đại học Purdue, chúng không phải là cây, mà là một loại thân thảo lớn. Khi chặt ngang thân cây chuối, ta sẽ không thấy có lõi gỗ ở bên trong. Toàn bộ phần thân này thực chất là nhiều lớp lá xếp chồng lên nhau, và có thể vươn lên rất cao. Một cây chuối có thể cao đến hơn 12 mét và nó là một trong những loại cây thân thảo cao nhất thế giới.

9. Hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời.

pjimage 19

Sự thật: Hoa hướng dương thực chất mọc theo một hướng duy nhất, không cứ là nơi nào. Nhưng đa phần khi hoa chưa lớn hẳn, người ta vẫn hay trồng nó hướng về phía mặt trời.

Ở trường, chúng ta được học về một hiện tượng xuất hiện ở các loài thực vật có tên là tính hướng dương, khiến cho các loài này hướng về phía mặt trời. Đại diện nổi bật nhất của ngành này là hoa hướng dương. Điều này vừa đúng mà lại vừa không đúng ở chỗ: Hoa hướng dương luôn mọc về phía mặt trời, nhưng chỉ khi hoa còn non.

sunflower 1533697 1920 0 full width

Hoa hướng dương khi mới này mầm vẫn còn các lá đài xanh ngay phía dưới bông hoa. Tính hướng dương trong hoa lúc này sẽ giúp hoa hấp thụ được nhiều oxi trong quá trình quang hợp. Nhưng khi hoa hướng dương trưởng thành, phần hạt của chúng lại phát triển nhiều hơn, khiến cho quá trình hướng dương ngưng lại. Đến khi hết vòng đời của mình, hoa hướng dương sẽ quay đài về phía đông.

10. Người thời Trung Cổ tin rằng Trái Đất phẳng.

pjimage 20

Sự thật: Không một người có học thức nào tin rằng Trái Đất phẳng từ thế kỷ III trước Công nguyên trở đi.

Niềm tin sai lầm kể trên chỉ là quan điểm của người hiện đại. Kể từ thế kỷ 14, hầu như không một phần tử tri thức nào tin rằng Trái Đất phẳng. Theo Stephen Jay Gould, một nhà cổ sinh vật học, nhà sinh vật học và sử gia khoa học “Đêm trường Trái Đất phẳng chưa bao giờ xuất hiện.” Từ khi những người Hi Lạp phát hiện ra trái đất thực chất có hình cầu, hầu như mọi học giả đều công nhận giả thiết trên, kể cả giới tri thức thời Trung cổ. Mọi điều ta được dạy về tầm nhìn hạn hẹp của người Trung cổ thực chất là sản phẩm của chiến dịch bôi nhọ khoa học Trung cổ do các nhà khoa học và triết gia của Phong trào Ánh sáng tổ chức.

Theo: unbelievable-facts.com
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.