• Về đầu trang
Hieu Duong
Hieu Duong

11 thành phố đi tiên phong thay đổi vì Trái Đất

Cuộc sống

Tốc độ băng tan ở hai cực địa cầu tỉ lệ thuận với sự sợ hãi của loài người nhỏ bé trước những biến đổi của mẹ thiên nhiên. Chúng ta chỉ bắt đầu quan tâm đến các vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu khi trái đất đã đưa ra những lời cảnh báo. Một vài nghiên cứu cho thấy, số lượng người chết vì ô nhiễm không khí đã cao hơn con số gây ra bởi khói thuốc. Tuy nhiên, muộn còn hơn không làm gì. Nhiều chính phủ đã thực sự hành động, tạo ra những sự thay đổi lớn trên mọi phương diện và thúc đẩy người dân thay đổi thói quen sinh hoạt.

11 thành phố được liệt kê dưới đây không phải tất cả những thành phố anh hùng đang cố gắng làm điều gì đó thực sự có thể cứu lấy Mẹ Trái đất. Tuy nhiên, những thành quả mà họ thu được chính là những bước đi vững vàng trên con đường cải thiện môi trường loài người.

1. Thủ đô Oslo, Na Uy: nơi đỗ xe hơi trở thành làn đường cho xe đạp

hinh1

Ở Oslo, những chiếc xe đạp được ưu ái hơn.

Ở phố Oslo, hầu hết những điểm đỗ xe hơi ven đường dành cho ô tô đã phải nhường chỗ cho làn xe đạp, các ghế đá nghỉ chân ven đường hay những công viên nhỏ. Đầu năm 2019, thành phố đã hoàn tất việc chuyển đổi 700 điểm đỗ xe hơi. Việc này khuyến khích người dân không lái xe khi vào trung tâm thành phố. Bù lại, rất nhiều trạm nạp năng lượng cho ô tô điện và những trạm đỗ xe cho những tài xế khuyết tật đã được xây dựng thêm.

2. Thủ đô Buenos Aires, Argentina: làn đường "nở hoa"

Một đại lộ lớn ở trung tâm thủ đô Buenos Aires nay đã lấp đầy 20 làn xe trước kia với những chiếc xe buýt. Sự thay đổi này đã giúp thời gian di chuyển của người dân được giảm xuống đáng kể. Chính phủ cũng đã phân bố lại diện tích của các làn xe. Làn đường dành cho các xế hộp bị thu hẹp lại, trong khi đó, vỉa hè dành cho người đi bộ được mở rộng.

2

Làn đường dành cho người đi bộ và đạp xe được sơn bằng màu sắc nổi bật.

Không chỉ mở rộng không gian vỉa hè, người ta còn làm nổi bật những vạch phân cách trên con đường đông đúc nhất chạy dọc thành phố. Làn xe đạp được sơn bằng màu sắc nổi bật để tăng tính an toàn cho người đạp xe và cả người đi bộ. Đây được xem là một hình thức thuộc phương pháp quy hoạch đô thị có chiến lược. Phương pháp quy hoạch này được đánh giá là một sự đổi mới ít tốn kém và có hiệu quả rõ rệt với những vùng đông dân.

3. Thủ đô London, Anh Quốc: cắt giảm diện tích làn đường dành cho ô tô

Năm 2003, những nhà cầm quyền London bấy giờ đã công bố một loại phí mới áp dụng cho những người đi vào trung tâm thành phố vào giờ cao điểm. Đến 2010, họ mở một đường quốc lộ dành cho xe đạp ngay trên tuyến đường đông đúc nhất. 9 năm sau, những quy định để cải cách trong việc sử dụng phương tiện giao thông trong thành phố được hoàn chỉnh. Tất cả những sự quy hoạch này được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bầu không khí và giảm mức độ ô nhiễm tiếng ồn từ ô tô, xe tải.

3

Nguồn ảnh: IG @london.picturebook.

Một kế hoạch đặc biệt đã được thực hiện để đẩy mạnh việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí. Theo đó, các con đường sẽ dành ra một nửa diện tích dành riêng cho các phương tiện công cộng (vận tốc tối đa khoảng 24 mét/giờ). Ngoài ra, những làn đường xe đạp có dải phân cách an toàn cũng được xây dựng.

4. Thủ đô Seoul, Hàn Quốc: dự kiến đến 2020 sẽ loại bỏ hoàn toàn các xe hơi không thân thiện với môi trường

Năm 2017, Seoul đã hoàn tất việc biến một con đường trước đây thành phố đi bộ tương tự như công viên High Line ở thành phố New York. Đến nay đã có hơn 10 triệu người đã đi trên con phố đặc biệt này. Kéo theo đó, việc kinh doanh ở khu vực này cũng trở nên sầm uất hơn với tổng doanh số tăng 42%.

4

Dự kiến đến năm 2025, chính quyền thành phố xứ kim chi sẽ sử dụng 3.000 xe buýt điện và thay đổi hệ thống đường xá để thúc đẩy người dân sử dụng các phương tiện công cộng thay cho phương tiện cá nhân.

5. Thủ đô Madrid, Tây Ban Nha: chiến dịch "thủ đô ít phương tiện vận tải"

Cuối năm 2018, trung tâm thành phố lớn nhất Tây Ban Nha đã có sự thay đổi đến "chóng mặt" khi lượng phương tiện giao thông đột ngột giảm đến 32%. Sự thay đổi này được tạo ra bởi sự giới hạn những phương tiện gây hại môi trường đi vào trung tâm thành phố.

5

Chiến dịch này cũng được gọi với cái tên "khu vực hạn chế chất thải". Các nhà cầm quyền rất hào hứng với chiến dịch này vì nó thật sự tạo ra ảnh hưởng tích cực đổi với bầu không khí của thủ đô. Hơn thế, họ dự định sẽ ban hành thêm quy định cấm tất cả những ô tô có sản sinh chất thải ở tất cả thành phố trên xứ sở bò tót.

6. Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc: ô tô chỉ được chạy vào những ngày quy định

Mặc dù các tài xế Bắc Kinh được phép lái những chiếc ô tô không thân thiện với môi trường, tuy nhiên họ sẽ bị hạn chế thời gian dựa vào biển số xe của mình. Điều này có nghĩa, những ngày họ được phép lái xe vào thành phố sẽ được quy định bởi con số cuối cùng của biển số xe.

6

Chính phủ cũng đề xuất một quỹ hỗ trợ tài chính nhỏ cho những người không dùng ngày được phép lái xe của họ. Ở vài nơi khác, những nhà cầm quyền đã ra lệnh cấm những chiếc ô tô cá nhân, ngoại trừ những chiếc chạy bằng điện.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng thể hiện mình là một quốc gia tích cực bảo vệ môi trường khi hạn chế du khách đến khu cắm trại núi Everest để dọn dẹp bãi rác khổng lồ nơi đây.

7. Thủ đô Paris, Pháp: biến cao tốc thành phố đi bộ

7

Nguồn ảnh: IG @corner_plr.

Năm 2017, đường cao tốc cạnh bên dòng sông Seine đã được chuyển thành đường dành riêng cho người đi bộ và khu vực đỗ xe miễn phí. Đây chỉ là một phần nhỏ trong quá trình nỗ lực giảm thiểu mức độ ô nhiễm gây ra bởi phương tiện giao thông. Tất nhiên, những chiếc xe đã quá cũ và có mức độ gây hại đến môi trường bị hạn chế vào những ngày trong tuần.

Mục tiêu của chính quyền thủ đô là đến năm 2024 sẽ cấm hoàn toàn những chiếc xế hộp chạy bằng xăng và sẽ không còn một chiếc nào chạy bằng ga vào năm 2030.

8. Thành phố Chennai, Ấn Độ: mục tiêu chuyển đổi toàn bộ ô tô thành xe điện

Đến tận bây giờ, khi đi dạo trên những con phố ở Chennai, bạn phải hết sức cẩn thận để tránh dòng xe cộ tấp nập. Nhưng điều đáng mừng là khu vực này đang dần được chuyển thành phố đi bộ. Quá trình xây dựng dự kiến hoàn tất vào năm 2019. Ngoài ra, chính phủ Ấn Độ đề ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ thay thế tất cả xe ô tô cũ thành xe điện.

8

Mới đây, một trường học ở Ấn Độ nhận được nhiều lời tán dương khi thu rác thải nhựa thay cho học phí. Có thể thấy những hành động của đất nước có nền văn hóa đặc sắc này xuất phát từ những điều thiết thực nhất trong cuộc sống. Đó cũng là sự cách tân bền vững nhất!

9. Thủ đô Copenhagen, Đan Mạch: xây dựng cao tốc xe đạp

9

Nguồn ảnh: IG @antonavkhach.

Thủ đô của đất nước hạnh phúc thứ hai thế giới (theo Forbes) sở hữu lượng công dân đạp xe đi làm lên đến 50%. Đan Mạch đã thực hiện chương trình xây dựng những khu vực dành riêng cho người đi bộ từ những năm 1960 và đã đạt được những thành tựu đáng kể đến như thủ đô Copenhagen có chiều dài làn đường cho xe đạp hơn 320 km và sở hữu lượng xe hơi ít nhất châu Âu.

Bước cuối cùng của dự án này là xây dựng đường cao tốc cho xe đạp. Tuyến đường đầu tiên đã được khánh thành vào năm 2014 và tới năm 2018 đã có hơn 11 con đường được hoàn thành. Đan Mạch đang hướng những tiêu chí để trở thành thành phố trung lập cacbon.

10. Thủ đô Berlin, Đức: tái cấu trúc 12 tuyến đường cao tốc ô tô

Năm 2017, Bộ Môi trường, Giao thông và Bảo vệ khí hậu Berlin đã chỉ đạo một công trình tái xây dựng toàn bộ 12 tuyến đường cao tốc ô tô thành đường dành riêng cho xe đạp. Đây được xem là một trong những cải thiện đầu tiên để giúp việc di chuyển trong thành phố trở nên an toàn nhất có thể. Mục tiêu của chính phủ là tăng số lượng người đi xe đạp đến 2.4 triệu người vào năm 2025.

10

11. Bang Georgia, Hoa Kì: ban hành luật cấm túi ni lông

Vào tháng 4 năm 2019, Bộ Môi trường cùng với Bộ Nông nghiệp ở Georgia đã ban lệnh cấm sản xuất, sử dụng và nhập khẩu các loại túi ni lông. Họ đề nghị người dân sử dụng túi phân hủy sinh học nhằm giảm thời gian phân hủy và tác hại của túi ni lông đến mức thấp nhất có thể. Luật này cũng quy định hình thức xử phạt đối với các cá nhân và tổ chức vi phạm, cụ thể như sau: vi phạm lần đầu sẽ bị cảnh cáo, lần thứ hai bị phạt tiền lên đến 185$ (xấp xỉ 4,3 triệu VNĐ) và lần tiếp theo mức phạt sẽ tăng gấp đôi. Đây được xem là biện pháp mạnh tay trong công cuộc giảm thiểu rác thải nhựa. 11

Theo: Bright Side
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.