• Về đầu trang
Hieu Duong
Hieu Duong

7 sai lầm ngớ ngẩn và cực kì nguy hiểm mà rất nhiều bà mẹ trẻ từng mắc phải

Cuộc sống

Ngày nay, các bà mẹ tiếp xúc với hàng triệu nguồn thông tin về cách nuôi nấng một đứa trẻ như thế nào là tốt nhất. Đặc biệt, những lời khuyên về cách chăm sóc trẻ sơ sinh thì tràn lan trên mạng xã hội, các trang blog, các diễn đàn và cũng đến từ cả những lớp học dành cho bà bầu hay mẹ chồng. Tuy nhiên, các luồng ý kiến khác nhau thì thường mâu thuẫn với nhau. Điều này làm các mẹ bầu càng lúng túng và lo lắng hơn.

Chính vì thế, Lost Bird sẽ chỉ ra 7 sai lầm thường gặp nhất của các bà mẹ trên toàn thế giới!

Cự tuyệt sữa ngoài

sai-lam-cua-bo-me

Sữa mẹ luôn là sữa tốt nhất cho trẻ em. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, lượng sữa mẹ không đủ để đáp ứng nhu cầu của đứa bé. Các y tá hộ sinh thường có sẵn những bình sữa bột để đảm bảo những đứa trẻ không bị đói nhưng nhiều bà mẹ lại thẳng thừng từ chối sử dụng chúng. Xem trọng sữa mẹ là đúng đắn, tuy nhiên việc để con bị đói một cách bất chấp như vậy là một thái độ tiêu cực. Trạng thái đói rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh vì nó gây ra tình trạng mất nước và có thể dẫn đến tử vong.

Cho trẻ ăn quá nhiều

sai-lam-cua-bo-me

Không phải lúc nào trẻ khóc cũng có nghĩa là trẻ đang đói. Trẻ có thể khóc có thể vì trẻ đang bệnh hoặc chỉ đơn giản là bé muốn nhìn thấy mẹ. Thình thoảng, nhiều người thường dỗ trẻ bằng cách cho chúng ăn sữa hoặc bột và điều đó khiến trẻ bị quá nó. Trẻ có thể bị đau bụng, đầy hơi và thậm chí nôn mửa. Vì vậy, đừng ép trẻ phải ăn quá nhiều và nếu như trẻ cứ quấy khóc liên tục, bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ.

Vắt sữa mẹ ra và cho con bú bằng bình

sai-lam-cua-bo-me

Việc bú ti không hề dễ dàng gì cho cả mẹ và bé. Nên để giảm bớt sự đau đớn của mình, một vài bà mẹ đã vắt sữa ra rồi mới cho con bú. Nhìn chung, việc này không gây hại nhiều đối với trẻ. Nhưng nếu việc bú bình được kéo dài, trẻ sẽ quen với điều đó rồi cự tuyệt việc bú mẹ. Điều này có thể dẫn đến chứng quá khớp cắn (là tình trạng hàm trên lấn át hàm dưới), các vấn đề về phát âm ở trẻ và gây giảm sữa ở người mẹ (khi bé giảm bú thì tuyến sữa cũng giảm tiết).

Quấn quá nhiều khăn

Đến tận ngày nay, nhiều người vẫn tin rằng quấn thật nhiều khăn cho trẻ sơ sinh vì tin rằng chúng đã quen với sự ấm áp như khi còn ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nhiệt độ quá nóng thực sự nguy hiểm cho bọn trẻ, thậm chí có thể dẫn đến đột tử.

4

Các bác sĩ nhi khuyên rằng nhiệt độ thoải mái và an toàn cho trẻ là trong khoảng từ 18 đến 20 độ C. Do vậy, đừng bao bọc con bằng hàng tá lớp khăn và việc đặt con bên cạnh lò sưởi cũng không cần thiết. Thêm nữa, bạn không cần đội mũ cho trẻ khi chúng ngủ.

Vậy làm sao để biết trẻ đang bị quá nóng? Bạn có thể kiểm tra xem trẻ có hai dấu hiệu sau hay không. Thứ nhất, vùng bụng của chúng nên được giữ ấm, nhưng nếu nó nóng lên bất thường thì không ổn. Thứ hai, tương tự với người lớn, khi bị nóng quá, trẻ con sẽ có những hiện tượng như nóng đỏ vùng má hay đổ nhiều mồ hôi.

Tiệt trùng mọi thứ xung quanh trẻ

5

Có thể bạn đã nhận được lời chỉ bảo từ các phụ huynh thế hệ trước rằng luôn phải đảm bảo rằng phải tắm bé bằng nước nóng, chăn mền phải được là (ủi) cả hai mặt và phòng em bé thì phải luôn được dọn sạch mỗi ngày. Nhiều bố mẹ trẻ thậm chí còn cách li vật nuôi. Tuy nhiên, các bác sĩ nhi khoa chỉ ra rằng việc môi trường xung quanh quá sạch sẽ (hay hoàn toàn vô trùng) sẽ khiến hệ miễn dịch của trẻ kém phát triển và có thể dẫn đến tình trạng quá nhạy cảm với thuốc men.

Theo Bệnh viện nhi Johns Hopkins (Hoa Kỳ), những trẻ được tiếp xúc với vật nuôi trong 1 năm đầu đời thường ít có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng hoặc hen suyễn. Sau năm đầu tiên, sự tiếp xúc này ít có tác dụng hơn hẳn.

Lạm dụng xe đẩy

Chúng ta không thể luôn đảm bảo sự an toàn cho con trẻ. Tuy nhiên, có vài mẹo có thể cứu cánh bố mẹ trong những trường hợp đầy rủi ro.

6

Ví dụ như khi đi thang máy, bố mẹ nên bế con trên tay thay vì cho con ngồi trong xe đẩy. Đây là một cách thông minh vì bạn đâu thể canh chính xác thời gian cửa thang máy đóng lại. Một ví dụ khác nữa về cách sang đường khi đi cùng xe đẩy. Thông thường, mọi người thường đẩy xe đẩy phía trước chúng ta. Tuy nhiên, điều này chỉ an toàn khi ta đang tản bộ ở công viên mà thôi. Hầu hết xe đẩy đều thấp hơn những chiếc ô tô và cộng thêm việc bị cản trở bởi những phương tiện khác, các tài xế sẽ chỉ nhìn thấy người đẩy mà không nhìn thấy chiếc nôi di động bên dưới. Cho nên, khi sang đường, người lớn nên đẩy xe đẩy bên cạnh mình.

Ẵm bé sai cách

7

Sự quấy khóc của trẻ con thường làm bố mẹ chúng "đứng ngồi không yên". Sự bồn chồn khiến họ bắt đầu ẵm và đung đưa con trên tay một cách mạnh bạo hơn trong vô thức (hiển nhiên không phải vì họ muốn làm đau đứa bé). Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng các bé có phần cổ rất yếu và vùng não non nớt hơn người trưởng thành rất nhiều lần. Do đó việc ẵm bé sai cách hay đung đưa con quá mạnh sẽ khiến trẻ bị thương, thậm chí dẫn đến tàn tật hay tử vong.

Hi vọng các bạn không mắc phải nhưng sai lầm trên vì chúng đều có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Hoặc nếu bạn chưa phải là bố mẹ, hãy chia sẻ thông tin này đến những người cần chúng nhé!

Theo: Bright Side
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.