• Về đầu trang
CIBOONG
CIBOONG

Các nhiếp ảnh gia tác nghiệp giữa tâm dịch bệnh: Anh dũng và hiểm nguy

Cuộc sống

Đối với các nhiếp ảnh gia, bệnh dịch không phải chiến tranh nhưng nó cũng có thể gây chết người

Để cho thế giới thấy được tác động của các bệnh truyền nhiễm, các nhiếp ảnh gia tại National Geographic là một trong số những người phải “gần gũi” với ổ dịch của các căn bệnh và virus chết người. Có những dịch bệnh cũng không nguy hiểm kém gì so với căn bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra hiện nay.

Nichole Sobecki là nữ nhiếp ảnh gia của National Geograhic tại trụ sở Kenya; cô đã từng tác nghiệp trong các bệnh viện, trung tâm điều trị và nghĩa trang về vụ dịch Ebola diễn ra trong bối cảnh xung đột. Chia sẻ về công việc này, Nichole Sobecki cho hay:

Gặp phải nhiều khó khăn khi thực hiện phóng sự ảnh đã là điều hiển nhiên. Ít ai biết rằng việc đối phó với chứng hoang tưởng đang lớn dần lên khi hằng ngày bạn phải ở gần một căn bệnh chết người mới thực sự là một thử thách.

Nữ nhiếp ảnh gia Nichole Sobecki / nationalgeographic.com

Cô chia sẻ thêm:

“Có những lúc bạn bắt đầu nghi ngờ rằng mọi thứ xung quanh bạn đều có thể mang Ebola. Vải áo sơ mi bạn mặc, dây đeo máy ảnh của bạn, tay cầm cánh cửa vào phòng bạn, thậm chí cả làn da của chính bạn – bạn bắt đầu cảnh giác với tất cả. Chứng hoang tưởng thoáng qua đang diễn ra trong chính bản thân đã giúp tôi hiểu ra làm thế nào mà xã hội có thể bị dắt mũi bởi những tin đồn thất thiệt và làm sao mà những tin đồn này có thể dẫn đến bạo lực ở ngoài đời thực.”

Những đám mây dày đặc bao phủ nền trời ảm đạm và đoàn người đang than khóc tìm đường giữa những ngôi mộ khi họ đi bộ đến nơi chôn cất sĩ quan cảnh sát Tabu Amuli Emmanuel (50) tại Nghĩa trang Kitatumba ở Butembo, Cộng hòa Dân chủ Congo, vào ngày 2/3/2019.
Nằm trên những ngọn đồi nhìn ra Butembo - thành phố lớn nhất ở phía Đông Bắc Congo - nghĩa trang này là nơi an nghỉ của các nạn nhân trong trận chiến với đại dịch Ebola vừa qua. Người được chôn cất ngày hôm đó là cảnh sát Tabu Amuli Emmanuel - bị sát hại bởi những người có vũ trang khi đang bảo vệ một Trung tâm điều trị Ebola Médecins Sans Frontières (MSF) ở Butembo. NICHOLE SOBECKI / NATIONAL GEOGRAPHIC

Lynn Johnson -  người đã tham gia tác nghiệp vào các đợt bệnh SARS, cúm gia cầm, bệnh thủy đậu cùng với nhiều nhiếp ảnh gia khác cho National Geographic - đã rất điềm tĩnh khi chụp ảnh bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu ở Congo tên Norbert , mà theo lời cô miêu tả là “rất cam đảm”. Lynn Johnson cũng vậy, cô đã cực kỳ nỗ lực để tập trung tác nghiệp giữa tâm dịch các bệnh lây nhiễm như Ebola, Marburg, đậu mùa.

“Như thể thế giới tự nhiên còn chưa đủ nguy hiểm hay sao mà chúng tôi lại phải tham gia vào dịch bệnh và khiến chúng trở nên đáng sợ hơn,” Lynn Johnson tâm sự.

Chân dung nhiếp ảnh gia Lynn Johnson / nationalgeographic.com

Sobecki và Johnson sẵn sàng tiếp tục làm việc, nhưng đồng nghiệp của họ là Joel Sartore – tác giả của bộ sưu tập nổi tiếng Photo Ark gồm hơn 9.800 loài động vật ‘sắp nguy cấp’ (VU) – đã bị phơi nhiễm với Marburg (thuộc họ Ebola).

“Chúng tôi phải đưa anh ta lên chuyến bay đầu tiên ra khỏi Uganda và sau đó anh ta bị cách ly trong nhà. ”, biên tập viên ảnh Kathy Moran kể lại.

Sartore sau đó đã phải chịu đựng một phương pháp điều trị tương tự như hóa trị kéo dài hàng tháng trời để chữa Leishmania - một loại bệnh do ký sinh trùng lây truyền qua vết cắn của ruồi cát.

Moran cho biết thêm:

“Hầu như tất cả các nhiếp ảnh gia của chúng tôi đã tiếp xúc với bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, v.v...”

Công nhân đường sắt Hong Kong trong bộ vest màu cam và khẩu trang đang kiểm tra ID của khách du lịch tại nhà ga Cửu Long. Hong Kong là một trong những nơi đã ghi nhận các trường hợp mắc virus corona kể từ khi dịch bùng phát ở miền Trung Trung Quốc.
PAUL YEUNG / BLOOMBERG / GETTY

Đối với các nhiếp ảnh gia và phóng viên bị mắc kẹt cùng 36 triệu người trong vụ phong tỏa 13 thành phố ở Trung Quốc, tâm chấn của vụ dịch gần đây, Sobecki có lời khuyên này:

“Hãy bình tĩnh, làm theo lời khuyên của các chuyên gia y tế và ý thức về sự khác biệt giữa việc chia sẻ những câu chuyện quan trọng hay góp phần lan truyền nỗi sợ hãi. Hành động độc ác nhất đối với những người phải sống giữa tâm dịch là cố tình biến những diễn biến thực tế vốn đã rất phức tạp thành những lời đồn đại vô căn cứ đầy rùng rợn."

Xem thêm: Nhật ký phóng viên: Ranh giới giữa sự sống và cái chết trong phòng chăm sóc tích cực (ICU) ở bệnh viện Vũ Hán

Theo: National Geographic
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.