• Về đầu trang
Kiên Nguyễn
Kiên Nguyễn

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nhịn tiểu quá lâu

Cuộc sống

Tiểu tiện rất quan trọng với quá trình bài tiết của cơ thể. Thận lọc lượng nước dư thừa và chất thải ra khỏi máu thông qua nước tiểu. Nước tiểu sau đó được chứa ở bàng quang. Thông thường, nước tiểu trong bàng quang đạt 250 - 800 ml sẽ gây kích thích và muốn đi tiểu. Nhịn tiểu là hoàn toàn bình thường. Thỉnh thoảng nhịn tiểu không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu nhịn tiểu thường xuyên và diễn ra trong thời gian dài, bàng quang có thể sẽ bị kéo căng để có thể trữ được nhiều nước tiểu hơn.

Bàng quang căng phồng như quả bóng đầy nước nếu nhịn tiểu quá lâu

Khi nhịn tiểu thường xuyên, không chỉ bàng quang mà các cơ vòng bên ngoài bàng quang cũng bị kéo căng. Những cơ này rất quan trọng, có chức năng giúp bàng quang giữ nước tiểu để tránh chúng bị rò rỉ ra ngoài. Điều này không xảy ra ngay lập tức mà thường xảy ra khi lớn tuổi, nó có thể dẫn đến một số tình huống khó xử như một cú hắt hơi hoặc ho có thể làm rò rỉ một ít nước tiểu,…

Nếu thường xuyên nhịn tiểu, bạn  cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn có hại trong nước tiểu, gây ra hàng loạt chứng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bàng quang.

Bàng quang kết nối với hệ thống tiết niệu, bao gồm thận qua một ống dẫn. Do đó, việc giữ nước tiểu lâu còn dễ dẫn tới nguy cơ sỏi thận và suy thận sau một thời gian.

Đặc biệt, nhịn tiểu nhiều không chỉ làm khả năng giữ nước tiểu của bàng quang giảm, phải đi tiểu nhiều hơn mà còn gây chứng bí tiểu. Bí tiểu gây cảm giác khó chịu. Người bệnh muốn đi tiểu nhưng lại rất khó tiểu. Thậm chí, trong tình huống nghiêm trọng, nước tiểu ứ đọng trong bàng quang quá nhiều có thể chảy ngược lại vào thận, dẫn đến suy thận và tử vong.

Vỡ bàng quang

Tin tốt là những điều trên chỉ xảy ra nếu bạn có thói quen nín tiểu một thời gian dài khoảng vài năm và có thể giảm rủi ro đáng kể chỉ bằng việc đi vệ sinh kịp thời?  Bạn sẽ hoàn toàn ổn nếu nín tiểu trong trong một thời gian ngắn.

Theo: Science Insider
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.