• Về đầu trang
Hằng Hà
Hằng Hà

Đào quất chơi Tết bị bỏ rơi, chỉ có công nhân môi trường lãnh đủ

Cuộc sống

Mỗi dịp Tết đến xuân về thị trường lại chứng kiến cảnh hàng trăm nghìn nông dân trồng hoa nô nức đem sản phẩm ra chợ bán. Từ ngày 24 đến đêm 30 Tết là thời gian sôi động nhất khi rất nhiều gia đình đi mua hoa để chưng Tết. Tuy nhiên, những năm gần đây chứng kiến việc cung vượt hơn cầu nên số hoa còn đọng lại trước khoảnh khắc giao thừa khá lớn, dẫn đến việc tiểu thương và khách hàng có nhiều xích mích hay thậm chí bỏ hoa lại khi không bán được.

Khi không bán được mà cũng chẳng vứt đi, những cành đào, cây quất trước đó còn được nâng niu với giá bạc triệu nay nằm chỏng chơ dưới nền đất. Và những công nhân vệ sinh môi trường chính là người lãnh hậu quả nhiều nhất vì công việc chính của họ là làm sạch, đẹp phố phường.

'Đào ế' nằm la liệt tại các bãi đất trống...
Nguồn ảnh: Tiin
Quất ngả nghiêng, rụng quả tơi tả...
Nguồn ảnh: Tiin

Chính vì thế, nhiều công nhân dọn vệ sinh đã lên tiếng về thực trạng này một cách bức xúc.

Trong hình ảnh có thể có: cây và ngoài trời
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng, đêm, giày, cây và ngoài trời
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, ngoài trời
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, giày, cây, thực vật, trẻ em và ngoài trời
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, cây, bàn, thực vật và ngoài trời

Cô tâm sự một cách đầy cay đắng về nghề dọn vệ sinh đêm 30 Tết:

Chúng em biết nghề của chúng em là nghề phục vụ làm sạch môi trường. Nhưng phục vụ rác nhà dân đã oải lắm rồi. Đi làm 2 ca chập 1 mà bốc như thế này nữa thì thật sự là quá oải luôn ý chứ.

Các bác bảo năm nào cũng giờ này mới hết rác về nhà tắm giặt thì mấy giờ bọn em mới được đi ngủ. Không phải kể lể nhưng cực khổ lắm ý ạ

Những hình ảnh đào, quất tả tơi như thế này có lẽ không còn xa lạ với người dân Việt Nam đêm 30 nhưng vấn đề này vẫn chưa có cách giải quyết triệt để bởi đây đã là thói quen mua sắm, mặc cả của người dân. Dù vậy, nhiều cư dân mạng cũng đã để lại bình luận góp ý lẫn cám ơn những ''người anh hùng thầm lặng'' đã làm sạch phố phường. Thay vì tận hưởng thời khắc giao thừa thì đến tận rạng sáng mồng 1 họ mới có thể trở về nhà.

- Theo ý kiến cá nhân tôi thì lên có phí đặt cọc môi trường những người bán hoa tết. Mỗi quán 20 triệu nếu chiều 30 quán nào don sạch sẽ trả lại tiền cho chủ quán nếu đêm 30 quán nào bỏ đào quất lại thì số tiền đó chia cho những người làm môi trường.

- Mình thấy nên có một nơi để bà con tập trung những chậu hoa lại, đường phố vừa đẹp rực rỡ lại vừa sạch sẽ nữa..

- Không chở về được thì để nguyên đó cho ai cần thì nhặt, chứ đập phá thế vừa thương cây vừa khổ thân các anh chị lao công..

-  Thực sự thương người trồng và những người buôn bán đào, quýt, quất, bưởi ...và cũng khổ người dọn vệ sinh môi trường.

Có lẽ đây là một bài toán nan giải không những với những người vệ sinh đô thị mà còn là với cấp quản lý để ai ai cũng có thể vừa có cây cảnh chơi Tết vừa giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.

Đọc thêm: Phim ngắn quảng cáo xuân Canh Tý 2020: Những câu chuyện ấm lòng ngày Tết bên gia đình thân yêu

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.