• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Nhật Bản: Bảy cụ bà độc thân mua nhà ở chung suốt 10 năm, năm nào cũng đi du lịch cùng nhau

Cuộc sống

Cho dù không có cha mẹ nhắc nhở, những người độc thân quá lâu, cũng sẽ thường nghĩ tới cuộc sống về già của mình. Có lẽ cuộc sống của các cụ bà này ở Nhật này sẽ mang tới những gợi ý không nhỏ cho chúng ta.

bay cu ba lostbird nhat ban

10 năm trước ở Hyogo, Nhật Bản, có 7 cụ bà độc thân đã góp vốn mua lại những căn phòng trong chung cư ở khu dân cư Hanshin để thử nghiệm cuộc sống có bạn bè làm hàng xóm.

Người bắt đầu ý tưởng này là cụ bà Murata Sachiko năm nay 80 tuổi. Cụ bà Sachiko từng là MC cho các chương trình truyền hình, năm 2003, sau khi về hưu bà tiếp tục làm phóng viên phúc lợi và thường mở các buổi toạ đàm.

Trường kì tiếp xúc với lĩnh vực chăm sóc người già, và vì công việc nên vẫn độc thân tới giờ, cụ bà Sachiko rất lo cho tương lai của mình, bà nghĩ: “Nếu sống một mình tới già sẽ rất khó khăn.”

Trong một chuyến đi du lịch với hai người bạn thân, cụ bà Sachiko đã cảm thán nếu có thể ở bên cạnh bạn bè thế này thì tốt biết bao.

bay cu ba lostbird nhat ban 2

Vì thế bà và các bạn mình đã mời 4 cụ bà khác cũng là những người theo chủ nghĩa độc thân hoặc là đã ly hôn, nay đang sống một mình, họ tập hợp lại, bắt đầu chuẩn bị cho cuộc sống chung kéo dài 10 năm này.

Có lẽ chúng ta nghĩ cuộc sống của họ sẽ không khác gì ở viện dưỡng lão, mọi người dậy giúp nhau đẩy xe ra sân phơi nắng, rồi ngồi tâm sự với nhau.

Nhưng cuộc sống của các cụ bà trong kế hoạch của cụ bà Sachiko khác hẳn, họ làm chúng ta phải suy nghĩ lại, đây chẳng phải là cuộc sống về già bất kì ai trong chúng ta cũng từng hướng tới à?

Ở chung với bạn bè trong cùng một toà nhà, hưởng thụ cảm giác quây quần bên nhau, có không gian chung để sinh hoạt, để tụ tập ăn cơm, nói chuyện. Nhưng cũng có không gian riêng để tận hưởng, khi cần thì gọi điện thoại SOS giúp nhau.

4

Có lẽ là vì cuộc sống này quá thích ý nên bảy cụ bà từ 71 – 83 tuổi đều rất khoẻ mạnh, thậm chí còn khoẻ hơn nhiều bạn trẻ bây giờ.

Cụ bà lớn tuổi nhất trong số họ là cụ bà Yasuda, hằng ngày cụ vẫn kiên trì trang điểm và tô son rồi mới ra ngoài. Cụ bà Ichinostubo Yoshie tính tình nhanh nhảu thì nhuộm tóc màu xanh để mình trông trẻ hơn.

Cụ bà Ichinostubo cả đời chưa lập gia đình, cũng không thích cuộc sống ồn ào, ngày xưa lúc sống một mình cụ thường hay trộm khóc vì quá cô đơn. Nhưng từ sau khi dọn vào ở chung thì người cười nhiều nhất là cụ.

5

Vậy cuộc sống thường ngày của họ trôi qua thế nào?

Họ sẽ ở nhà chơi game, có gì không hiểu thì sẽ gọi bạn tới giúp. Rảnh rỗi thì pha trà, mời bạn bè uống.

Cụ bà Yasuda thời trẻ thích làm diễn viên ca kịch, giờ đã có thời gian đi học diễn xuất trong đoàn kịch, tìm về niềm vui thời trẻ.

6

Họ cùng nhau nấu cơm, quây quần ăn cơm rồi cùng nhau tâm sự đủ mọi chuyện. Tuy nhiên cuộc sống của họ vẫn hoàn toàn độc lập và không hề tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài.

Trong căn hộ này, thi thoảng các cụ sẽ tổ chức những tiệc trà vào thứ bảy để kết bạn thêm với nhiều người hơn. Thi thoảng còn tổ chức các buổi toạ đàm và tiệc âm nhạc, giá vé không quá 1500 yên.

Ngoài ra họ còn sẽ tổ chức đi du lịch mỗi năm một lần, cùng nhau ngắm nhìn phong cảnh thời trẻ đã bỏ qua vì mải mê với công việc. Tới ngày hè họ sẽ cùng nhau ngắm pháo hoa.

Vậy trong quá trình sống chung thế này họ có cãi nhau không?

7

Chuyện này từ lúc bắt đầu kế hoạch cụ bà Sachiko đã nghĩ dến. Cụ nói, kế hoạch này từ khi bắt đầu đến khi thực hiện tổng cộng tiêu tốn hết 6 năm.

Từ năm 2003 – 2008, các cụ ở trong thời gian tìm hiểu, thông qua các buổi tụ họp, trò chuyện, du lịch để biết trình độ kinh tế, thoái quen sinh hoạt của nhau, từ đó điều hoà và chọn ra cách ở chung phù hợp nhất.

Mặc dù là bạn tốt, nhưng trước khi dọn vào ở chung, họ cũng đã quy hoạch cụ thể nghĩa vụ và ranh giới riêng. Ví dụ như vệ sinh chung, phí dụng các thứ đều phải chia đều.

Ngoài ra việc chọn mua nhà trong chung cư là để khi gặp tình trạng tranh chấp không thể điều hoà, bất kì ai trong họ cũng có thể bán nhà dọn đi.

1 1

Vậy nếu một trong các cụ sinh bệnh, những cụ khác có gặp gánh nặng gì không?

Tám năm trước cụ Shimizu từng bị ung thư, khi đó cụ từ chối để mọi người đi thăm mình, cụ lo mình sẽ gây thêm phiền toái cho bạn bè.

Trước khi vào ở chung, họ cũng đã ký hiệp nghị, rằng sẽ không cung cấp việc chăm sóc sức khoẻ cho nhau. Quy định này nghe thì vô tình, nhưng đây có lẽ chính là nguyên nhân các cụ sinh sống hoà bình tới nay.

Vì bảo vệ tự tôn của người bệnh, đồng thời đảm bảo những người khác có thể sinh hoạt bình thường, cụ Shimizu phải ở ngoài tới khi có thể tự gánh vác sinh hoạt của mình.

8

Lúc trả lời phỏng vấn các cụ có nói ở Nhật có một hệ thống thẻ thu thập mong muốn còn sống, nó sẽ được đổi vào ngày sinh nhật và năm mới hàng năm, nó sẽ giúp các bác sĩ đưa ra quyết định trị liệu, khi bệnh nhân rơi vào tình trạng vô ý thức và không có người nhà ở bên cạnh.

Sinh sống cùng nhau khi về già sẽ có một điều tất yếu là nhìn từng người từng người ra đi. Đây là một nan đề khó giải, và các cụ bà ở đây cũng từng nghĩ tới chuyện này, họ thường xuyên bàn bạc về chuyện sau khi chết sẽ xử lý tang ma ra sao.

Có người nói phải trang điểm thật đẹp, để không ai nhìn thấy mặt xấu của mình, có người nói muốn rải tro xuống biển hoặc là dưới tán cây anh đào, có người thì muốn tổ chức lễ tang thật náo nhiệt.

Cụ Ichinotsubo từng nói mình sẽ từ chối chữa trị để kéo dài tuổi thọ: “Nếu tới lúc có ai đó phải đi, tôi không muốn là người đầu tiên, cũng không muốn là người cuối cùng.”

Nhưng cụ Sachiko lại có cái nhìn rất bình tĩnh, cụ chia sẻ: “Chúng ta nên nghiêm tục tự hỏi về cái chết của mình khi còn có khả năng, và nghĩ xem mình sẽ sống thế nào trước khi thời điểm đó đến.”

12

Có một điều khó thể phủ nhận cũng là nguyên nhân giúp 7 cụ bà có thể ở bên nhau tới giờ, đó là vì các cụ đều xuất thân từ thành phần trí thức trong xã hội và có trụ cột kinh tế nhất định.

Trong bảy cụ bà ngoại trừ cụ Sachiko là phóng viên, cụ Ichinotsubo từng là một biên tập viên quảng cáo, cụ Yasuda từng là quản lý, tới tận giờ cụ còn đang đảm nhiệm chức vị cố vấn,… Mỗi người các cụ thời trẻ đều từng là Office Lady.

2

Khi còn trẻ dựa vào cố gắng của mình, các cụ đạt được thành tựu nghề nghiệp không nhỏ, khi về già lại dựa vào sự từng trải và lòng dũng cảm để sống một cuộc sống độc thân đáng mơ ước.

Dù hiện tại hay tương lai bạn muốn sống độc thân, hoặc khi về già bạn muốn chung sống với bạn bè mình, và muốn có một cuộc sống tự do thoải mái, thì hãy nhân lúc tuổi còn trẻ, để tự xây dựng cho mình nền tảng kinh tế ổn định và độc lập nhất có thể.

Theo: cnqiang
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.