• Về đầu trang
Milu
Milu

Nhật Bản lo ngại 'làn sóng tự tử' tăng vọt hậu Covid-19

Cuộc sống

Mối lo lắng về một thời kỳ "tự tử"

Mỗi tuần một lần, đường dây nóng ngăn ngừa tự sát ở Tokyo sẽ mở ca tư vấn ban đêm. Giờ làm việc chỉ mới bắt đầu nhưng chuông điện thoại đã liên tục đổ. Tiếng chuông sẽ không bao giờ dừng lại cho đến khi các tình nguyện viên tiếp nhận cuộc gọi và kết thúc ca tư vấn của mình vào sáng hôm sau.

Hiện tại, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, số ngày hoạt động cũng như lượng tình nguyện viên tại trung tâm đường dây nóng tự tử Tokyo đều bị cắt giảm. Tuy nhiên, “nhu cầu” tự tử của người dân thì vẫn còn đó.

Machiko Nakayama - giám đốc trung tâm Tokyo Befrienders và một tình nguyện viên đang xử lý công việc vào ngày 26/5/2020

Có rất nhiều người muốn kết nối và nói chuyện, nhưng thực tế là chúng tôi không thể trả lời hết.

Giám đốc trung tâm của Mach Mach Nak Nakayama chia sẻ với Reuters.

Các nhân viên y tế đang lo ngại rằng cú sốc kinh tế sau đại dịch có thể sẽ khiến Nhật Bản quay trở lại thời kỳ đen tối bắt đầu năm 1998, khi hơn 30.000 người mất mạng mỗi năm vì tự tử. Là quốc gia có tỷ lệ tự sát cao nhất trong số các nước G7, Nhật Bản đã áp dụng nhiều thay đổi về pháp lý và doanh nghiệp giúp giảm số ca tự sát xuống chỉ còn hơn 20.000 vào năm ngoái.

Lo lắng cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ đảo ngược kết quả đó, những người đứng đầu các ngành chức năng đang thúc giục Chính phủ tăng cường hỗ trợ cả về mặt tài chính lẫn đời sống cho người dân lao động, mục đích nhằm giảm thiểu những áp lực có thể đẩy họ đến cái chết.

Chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp ngay bây giờ trước khi nạn tự sát bắt đầu trở lại.

Ông Hisao Sato, lãnh đạo một tổ chức phi chính phủ chuyên tư vấn kinh tế ở Akita - một quận phía Bắc Nhật Bản có tỷ lệ tự tử thuộc hàng cao nhất cả nước.

Các vụ tự tử ở quốc gia này đã giảm 20% so cùng kỳ tháng Tư năm ngoái. Đây là thời điểm Nhật Bản bắt đầu nới lỏng các lệnh giãn cách xã hội. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã lưu ý rằng số vụ tự tử thường giảm trong thời kỳ khủng hoảng và tăng lên sau đó.

Đó là khoảng lặng trước cơn bão, nhưng lúc này các đám mây nguy cơ đã ở trên đầu chúng ta.

Ông Sato cảnh báo

Các nhân viên trực tổng đài phòng ngừa tự tử không thể quên được thời điểm năm 1998, chính sách tăng thuế thu nhập và cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á diễn ra đã dẫn đến làn sóng tự tử khiến hơn 30.000 người chết mỗi năm, sau đó lên tới đỉnh điểm là gần 34.500 ca tự tử vào năm 2003.

Kinh tế và thất nghiệp – nguyên dẫn đến sự bùng phát nạn tự tử

Sau lý do sức khỏe, tình hình khó khăn về kinh tế là lý do lớn thứ hai dẫn đến các vụ tự tử - theo dữ liệu của cảnh sát Nhật Bản năm 2019. Dữ liệu cũng cho thấy đàn ông có khả năng tự sát cao gấp gần 3 lần so với phụ nữ và hầu hết ở độ tuổi 40-60.

Cuộc khủng hoảng hiện nay dự báo sẽ khiến nền kinh tế Nhật Bản sụt giảm tới 22,2% trong quý này. Đây là dấu hiệu đặc biệt nguy hiểm đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ - vốn thiếu tiền mặt trong khi những khoản trợ cấp của chính phủ không thể đến trợ giúp kịp lúc.

Thật khó khăn! Nhiều người thực sự lo lắng. Nó giống như chờ đợi một phán quyết để xem chúng ta sống sót hay tồn tại.

Ông Shinnosuke Hirose, giám đốc điều hành của một công ty nhân sự nhỏ đã mất gần 90% hoạt động kinh doanh bày tỏ

Một quan chức của Bộ Y tế phụ trách chính sách ngăn ngừa tự tử chia sẻ với Reuters rằng bộ phận của ông đã lên kế hoạch yêu cầu thêm tiền từ gói kích cầu trị giá 1,1 nghìn tỷ USD của Chính phủ để tài trợ việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, ví dụ như mở thêm các đường dây nóng.

Nhiều người tin rằng các biện pháp đưa ra nhằm giảm thiểu tỷ lệ tự tử những năm gần đây có thể tiếp tục được áp dụng trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề đang gây tranh cãi.

Đơn vị Nghiên cứu Khả năng phục hồi (RRU) của Đại học Kyoto đã dự đoán sẽ có thêm 24.000 vụ tự tử nếu tỉ lệ thất nghiệp tăng thêm 1%. Nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ thất nghiệp ở Nhật có thể lên tới đỉnh 6% vào tháng 3/2021, nâng số ca tự tử lên khoảng 34.000 vụ/năm. Nếu tình hình khó khăn do đại dịch tiếp tục kéo dài trong 2 năm tới, tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 8% vào tháng 3/2022. Tương ứng với số ca tự tử có thể tăng vọt lên trên 39.000 vụ/năm.

Tất nhiên, hỗ trợ xã hội rất quan trọng, nhưng cũng không thể khắc phục ngay. Việc ngăn chặn phá sản được xem là biện pháp hữu hiệu nhất để giúp đỡ ngay lúc này.

Giám đốc RRU, ông Satoshi Fujii nêu vấn đề.

Tại tổng đài Tokyo Befrienders, điện thoại tiếp tục đổ chuông. Vì dịch bệnh, dịch vụ tư vấn chỉ mở vào thứ Ba hàng tuần với một tình nguyện viên xử lý cuộc gọi thay vì 4 người như trước đây. Trung tâm có kế hoạch tăng số ca tư vấn vào tháng 6.

Mọi người đã cố gắng hết sức để vượt qua giai đoạn phong tỏa, nhưng bây giờ họ sẽ nhìn lại và nghĩ: "Tại sao mình lại làm vậy? Mình có thể hy vọng gì?" Lúc đó tôi nghĩ nhiều người có thể chọn cái chết.

Giám đốc trung tâm Tokyo Befrienders đưa ra cảnh báo.
Theo: Reuters
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.