• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

Những viễn cảnh đáng sợ nào sẽ xảy ra khi Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị băng hà?

Cuộc sống

Kể từ lúc lên ngôi vào năm 1952, Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị đã trải qua 67 năm trị vì, chứng kiến 13 nhiệm kỳ thủ tướng Anh, giao tế với 13 đời tổng thống Mỹ khác nhau, hiện tại bà đã 92 tuổi.

queen dies tout

Mới đây, Nữ hoàng đã xuất hiện và đọc diễn văn trước ngày Giáng sinh vào 23 tháng 12, 2018, cho thấy bà vẫn còn minh mẫn, sức khỏe tuyệt vời so với độ tuổi ''cửu thập cổ lai hy".

Theo đó, Nữ hoàng cho biết bà muốn ''phục vụ nhân dân đến khi nào còn có thể'', đồng nghĩa với việc bà sẽ không thoái vị vào năm 2019 bất chấp tuổi già. Người dân Anh quốc cũng chỉ mong được như vậy, vì thời khắc Nữ hoàng băng hà, nước Anh cũng sẽ chìm trong hỗn loạn.

Tang lễ của Nữ hoàng sẽ gây ra khủng hoảng kinh tế

Nước Anh sẽ để tang ít nhất 12 ngày, trong thời gian đó thị trường chứng khoáng và ngân hàng sẽ đóng cửa, đồng nghĩa với nước Anh sẽ thiệt hại hàng tỷ USD.

Kéo theo tang lễ tất nhiên là lễ đăng quang của người kế vị ngai vàng là Thái tử Charles, hai sự kiện lớn này sẽ làm thiệt hại khoảng 6 tỷ bảng Anh (tương đương 7.7 tỷ USD, hay 180 nghìn tỷ VND), ảnh hưởng trực tiếp đến GDP của nước Anh vào thời điểm sự kiện xảy ra, chưa kể chi phí tổ chức tang lễ và lễ đăng quang.

quan tai cua nu hoang

Quan tài của Hoàng Thái Hậu Elizabeth được lưu giữ trong tu viện Westminster.

Đấy là trong trường hợp thuận lợi nhất, tức là khi Nữ hoàng yếu dần và qua đời một cách êm ái trong điện Buckingham, với con cháu và các đại thần đưa tiễn. Ngược lại, nếu Nữ hoàng chẳng may gặp mệnh hệ gì khi đang ở nơi công cộng hoặc trong khi đang diễn thuyết (do một cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não, một cơn đau tim bất chợt chẳng hạn...) thì sự việc sẽ càng phức tạp hơn nữa.

queen mother die

Di hài Hoàng Thái Hậu Elizabeth được lễ binh khuân ra khỏi điện Westminster.

Ví dụ dễ thấy nhất chính là tai nạn đã xảy ra với Công nương Diana một cách bất ngờ, sự việc nhanh chóng bị thổi bùng lên thành khủng hoảng truyền thông quy mô toàn cầu mà chính phủ Anh không thể nào kiểm soát được. Thậm chí, tình thế rối ren có thể bị kẻ xấu lợi dụng để tung tin thất thiệt, làm mất uy tín Hoàng gia Anh.

Đài BBC sẽ ngưng chiếu các show hài kịch

Hay đúng hơn là sẽ ngưng chiếu tất cả các chương trình có dính dáng đến yếu tố gây cười, trên phương tiện truyền thông của nước Anh lúc đó sẽ không được phép có bất kỳ tiếng cười nào nếu không muốn phạm thượng.

queen mother

Hoàng Thái Hậu Elizabeth, ảnh khi còn bé đến lúc già. Bà qua đời vào năm 2002, đó là một sự kiện lớn của nước Anh nhưng lễ tang của con bà - Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị sẽ còn long trọng và phức tạp hơn nhiều.

Vào thời điểm để tang Nữ hoàng, không ai bảo ai, tất cả sẽ phải tự hiểu cần phải cực kỳ cẩn trọng lời nói và cử chỉ. Những toà soạn báo, đài truyền hình khác sẽ phải phối hợp chặt chẽ với Hoàng gia để đưa tin chính xác với câu chữ phù hợp nhất.

Thái độ đúng đắn trong tình hình rối ren như thế sẽ nâng cao uy tín cho các tổ chức, đơn vị và cá nhân. Ngược lại, chỉ cần phạm phải sai lầm dù nhỏ nhưng ảnh hưởng đến đại cục thì sẽ bị cả đất nước chỉ trích.

peter sissons

Peter Sissons từng bị chỉ trích nặng nề vì cái cà vạt này đây, lẽ ra ông nên dùng một cái nơ màu đen sẽ phù hợp hơn.

Một ví dụ cụ thể chính là việc biên tập viên Peter Sissons của đài BBC lỡ thắt cà vạt ''gần như màu đỏ'' khi lên sóng truyền hình công bố tang lễ của Hoàng thái hậu Elizabeth vào năm 2002, vụ việc khiến ông bị ''ném đá'' suốt nhiều năm cho đến tận khi về hưu vào năm 2009.

Chính phủ và Hoàng gia Anh sẽ phải ''căng mình'' tổ chức tang lễ

Theo thông lệ, trong thời gian để tang, quan tài của Nữ hoàng được đặt trong điện Westminster để các hoàng thân quốc thích và quan khách có thể đến tỏ lòng thương tiếc với Nữ hoàng.

Lúc đó, Thái tử Charles sẽ phải đứng lặng yên cạnh quan tài trong một thời gian, nghi lễ được gọi là ''Vigil of the Princes'', tương tự với phong tục ở phương Đông khi một nhà nào đó có tang lễ. Ở Việt Nam chẳng hạn, con trai hoặc cháu nội trai của người mất sẽ ở cạnh quan tài cha mẹ, ông bà mình để ''canh giữ'' và bái tạ những người khách có thành ý đến chia buồn.

article 1042737 0233f00300000578 26 468x327

Bộ trưởng Tony Banks bắt chéo hai ngón tay khi đọc lời thề với Nữ hoàng. Ảnh chụp năm 2002.

Đồng thời, Nghị viện Anh (gồm cả thượng, hạ viện) buộc phải đóng cửa. Tất cả thành viên của Nghị viện sẽ được triệu hồi đến trước linh cửu của Nữ hoàng để bày tỏ lòng thành kính, sau đó, họ có cơ hội để được đọc lời thề trước người kế vị của Nữ hoàng. Ví dụ như khi Hoàng thái hậu Elizabeth qua đời, Bộ trưởng thể thao Tony Banks, chính trị gia thuộc Đảng Lao động Anh quốc đã thề trước con gái bà:

Tôi Tony Banks, xin thề trước Chúa toàn năng rằng sẽ có niềm tin và lòng trung thành tuyệt đối với Nữ hoàng Elizabeth, người kế vị và dòng dõi của Nữ hoàng theo luật pháp của nước Anh. Vì thế xin Chúa hãy phù hộ.

Trong tang lễ của Hoàng thái hậu Elizabeth, có hơn 200.000 lượt quan khách đến viếng, với vị thế và sức ảnh hưởng của Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị thì chắc chắn con số này sẽ còn lớn hơn nhiều.

Khó khăn trong việc kiểm soát quần chúng nhân dân

Khi Công nương Diana qua đời, hơn 10 ngàn người đã vây kín trước điện Buckingham để thương tiếc bà, họ để lại hơn 1 triệu bó hoa trong sân điện, số hoa ấy chất thành đống cao đến 1.5 mét.

Đồng thời, quần chúng tự quyên góp hơn 20 triệu bảng Anh (khoảng 600 tỷ VND) để triển khai các hoạt động tưởng niệm, tất cả các đài truyền hình cũng ngừng chương trình đang phát sóng để đưa tin về sự mất mát lớn lao.

dien buckingham

Một triệu bó hoa lấp đầy trước điện Buckingham để tưởng nhớ Công nương Diana.

Mô tả lại cảnh tượng có một không hai đó, một nhân chứng nói:

Một cảnh tượng đau buồn không thể tưởng tượng được. Dường như mọi người đã mất đi ai đó vô cùng thân thương với họ và cảm xúc đó vô cùng chân thật.

Tôi lo lắng hơn khi mọi việc mất kiểm soát trên đại lộ Kensington, dân chúng lầm lũi bước đi trong nước mắt và có vẻ như họ không còn tin vào thực tại nữa.

Trong khi đó, ký giả tờ Guardian ghi nhận lại một bộ phận người dân Anh lại cảm thấy khó chịu khi công việc làm ăn của họ bị cưỡng ép phải tạm dừng, những sự kiện thể thao cũng bị hủy bỏ vào ngày tang lễ, họ cũng lo lắng đám đông đang kích động kia sẽ nổi loạn đập phá.

mourning crowd

Người dân Anh khóc thương Công nương Diana, không khí tang thương bao trùm nước Anh vào năm 1997.

Tuy nhiên tất cả những gì đã diễn ra trong thời gian để tang Công nương Diana cũng sẽ không là gì so với ngày Nữ hoàng tạ thế, bà đã trở thành thần tượng của dân tộc này, tên tuổi, lời ăn tiếng nói của bà cũng thấm nhuần trong dân chúng mất rồi.

Khối thịnh vượng chung liên hiệp Anh có thể sẽ tan rã

Việc Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị - nhân tố duy nhất liên kết Khối thịnh vượng chung (The Commonwealth) qua đời sẽ tạo điều kiện để các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khối ly khai khỏi mẫu quốc Anh.

british commonwealth althis by lamnay

Các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung.

Khối thịnh vượng chung là tổ chức gồm 53 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có 16 thành viên chủ chốt đã thề trung thành với Vương Quốc Anh và Nữ hoàng, bao gồm cả những cường quốc như Úc, Canada và New Zealand...

Khối thịnh vượng chung là tàn tích của Đế quốc Anh thời thuộc địa, hiện tại nó mang ý nghĩa tượng trưng nhiều hơn là lợi ích thực sự rõ rệt, mặc dù vậy các thành viên trong khối cũng được hỗ trợ ít nhiều trong giao thương và ảnh hưởng chính trị từ ''mẫu quốc'' Anh.

nu hoang elizabeth

Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị chụp ảnh cùng lãnh đạo của các nước thuộc Khối thịnh vượng chung ở Cộng hòa Malta, 2015.

Kể từ năm 1952 đến nay, dù đã tuyên bố độc lập chủ quyền nhưng các quốc gia trong Khối thịnh vượng chung vẫn giữ lời thề trung thành với Nữ hoàng và họ không thể bội tín khi bà vẫn còn sống.

Mặc dù vậy, ngay sau khi Nữ hoàng mất đi rất có thể họ sẽ không tuyên thệ trung thành với người kế vị của bà là Thái Tử Charles. Vị thế và uy tín của nước Anh trên mọi lĩnh vực sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều nếu điều này xảy ra.

Tiền tệ, quốc ca của Anh Quốc cũng phải thay đổi

Nếu Thái Tử Charles lên ngôi, quốc ca của anh sẽ được đổi từ ''God Save The Queen'' thành "God Save The King'', tương tự như thời vua George trị vì.

Kế đó, đồng bảng Anh mới sẽ được in cấp tốc với hình của Thái tử Charles trong khi tất cả những tờ bạc cũ có hình của Nữ hoàng sẽ được thu hồi, quá trình này sẽ mất vài năm chứ không thể hối thúc. Hiện tại, tiêu bản tiền mới với hình ảnh của Thái tử Charles đã được thiết kế và đợi ngày in số lượng lớn để lưu hành.

british 20 pound banknote front issued 2006 47f

Chọn nơi an nghỉ cuối cùng của Nữ hoàng

Nữ hoàng vốn đã chọn sẵn địa điểm và chỉ định nó trong di chúc để Hoàng gia Anh theo đó mà tiến hành tang lễ. Tất nhiên di chúc của bà là bí mật cho đến phút cuối, nhưng dư luận đồn đoán rằng đó có thể là làng Sandringham hoặc pháo đài Balmoral ở Scotland.

sei 15200761

Pháo đài Balmoral, một trong những nơi yên tĩnh mà Nữ hoàng yêu thích, có thể bà sẽ yên nghỉ ở đây.

Một lựa chọn khác có thể là Điện Windsor, nơi Nữ hoàng có thể nằm cạnh cha mình là vua George Đệ Lục.

Lễ đăng quang cho người kế vị

Kết thúc một triều đại bằng một tang lễ và mở đầu cho giai đoạn mới với lễ đăng quang của người kế vị - Thái tử Charles. Có thể lễ đăng quang này sẽ không quá hoành tráng, nếu Charles là một người khôn khéo ông sẽ không lạm dụng tiền thuế của dân cho những sự kiện xa xỉ tốn kém.

Thái tử Charles không được dân chúng yêu quý cho lắm, nhất là sau những vụ bê bối tình ái xoay quanh Công nương Diana và người tình Camilla Parker Bowles.

179981008

Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị thừa kế gen ''sống thọ'' từ mẹ mình, người dân Anh lo rằng khi Nữ hoàng qua đời thì Thái Tử Charles đã quá già để kế vị, trong khi hiện tại Nữ hoàng không có ý thoái vị nhường ngôi sớm.

Tuy nhiên điều đó không quan trọng bằng việc năm nay Thái tử Charles đã 70 tuổi, không chắc là khi đăng quang ông có còn đủ sức khỏe để trị vì đất nước hay không.

Hoàng Thái Hậu Elizabeth Bowes-Lyon, mẹ của Nữ hoàng thọ đến 101 tuổi 238 ngày, với sức khỏe của Nữ hoàng hiện nay, khả năng bà sống thọ hơn mẹ mình là rất cao. Lúc đó, ít nhất Thái tử Charles cũng phải hơn 80 tuổi.

Theo: Tổng Hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.