• Về đầu trang
Sheepo
Sheepo

Tại sao người ta không nhận ra giọng nói của mình, thậm chí còn chán ghét khi nghe lại nó?

Cuộc sống

Vào thời Hy Lạp cổ đại, các diễn viên thường đeo chiếc mặt nạ có tên gọi là "persona", với hai mục đích: mô tả nhân vật đang sắm vai, và để tiếng nói của họ vang xa khắp khán phòng.

Kể từ đó, từ "person" (người) trong tiếng Anh bắt nguồn từ persona, là định nghĩa đơn giản nhất cho chúng ta. Tiếng nói của chúng ta, theo nhà nghiên cứu thanh nhạc Rébecca Kleinberger, là một phương tiện biểu đạt cho những người khác và trong chính chúng ta.

Hầu hết mọi người không thể nhận ra giọng nói của chính họ

su that ve giong noi 1

Mọi người rất tin vào những gì họ nghe thấy và khó để nhận ra giọng nói của mình. Một nghiên cứu cho thấy chỉ 38% số người tham gia có thể xác định ngay giọng nói của chính họ khi được cho nghe lại bản thu âm. Kết quả không tưởng này chứng minh cho một sự thật rằng tưởng tượng giọng nói của một người lại khác xa với giọng của họ trong thực tế.

Theo Kleinberger, lý do cho sự khác biệt này là bởi sự can thiệp của bộ lọc. Với cấu trúc của cơ thể thì miệng khá gần với tai, nhưng chúng ta lại nghe thấy giọng nói của chính mình thông qua xương. Những người khác thì nghe thấy qua không khí. Xương và không khí có mật độ rất khác nhau, vì vậy âm thanh được lọc khác nhau - đó là lý do vật lý đơn giản.

Khi bạn nghe người khác nói chuyện, hoặc khi mọi người nghe bạn nói, âm thanh được truyền qua không khí và có cách lọc âm riêng.

Mọi người lầm tưởng đang có giọng nói trầm

su that ve giong noi 2

Giọng nói mà bạn nghe được là kết quả sau khi xương lọc ra vài tần số cao hơn và giữ được nhiều tần số thấp hơn. Do đó bạn gần như nghe thấy giọng nói của mình hài hòa hơn so với những người khác nghe thấy. Theo David Nield của Science Alert:

Kết quả là, giọng nói chúng ta nghe được trong đầu trầm hơn, dày hơn và mơ hồ hơn. Trong khi nghe thấy giọng từ bên ngoài khiến nó có vẻ xa lạ hơn.

Nếu so sánh với giọng nói mà bạn tưởng tượng mình đã có trong thời gian qua, thì giọng nói thật của bạn bạn thường có phần... chói tai.

Bạn khó chịu với giọng nói của chính mình bắt nguồn từ cách bạn học nói

su that ve giong noi 4

Như với hầu hết các hành vi, cách bạn học nói trong thời thơ ấu sẽ tác động đến giọng nói của bạn. Khi còn là trẻ sơ sinh và mới biết đi, bạn đã quan sát miệng của người khác để xem âm thanh và từ ngữ được tạo ra như thế nào.

Đây gần như là một kiểu bắt chước, vì vậy ngay từ khi còn nhỏ, bạn đã học cách phát triển giọng nói của mình dựa trên những gì mà người khác nói. Kết quả là giọng nói mà bạn đang có thực ra là một giọng vay mượn tổng hợp từ những gì bạn nghe được trong suốt cuộc đời, điều này có thể giải thích cho một số khó chịu nhất định. Rébecca Kleinberger nói:

Chúng ta học cách nói chuyện bằng cách nhìn vào miệng của người khác, cố gắng hiểu những thứ phát ra từ miệng họ, sau đó tái tạo lại những âm thanh đó. Chúng ta dành cả cuộc đời để nghe chính mình theo một cách khác, sau đó lại lạ lẫm với giọng nói mà chúng ta thu âm lại.

Có nhiều nguồn sóng âm thanh trong đầu bạn

su that ve giong noi

Nguồn năng lượng tạo nên sự bất nhất giữa giọng nói trong đầu và giọng nói mà người khác nghe thấy. Theo nhà nghiên cứu về ngôn ngữ lời nói, Tiến sĩ Aaron Johnson:

Khi chúng ta nói chuyện, sóng âm thanh không chỉ đi ra ngoài cơ thể, mà còn có năng lượng dội lại xung quanh miệng, cổ họng và qua đầu chúng ta, trực tiếp đến phần bên trong của tai.

Năng lượng này tạo ra một sự hỗn loạn bên trong, mang đến cho bạn cảm giác bị bóp méo về cách bạn phát ra âm thanh.

Não chúng ta đang đồng thời nhận thức và không nhận thức về giọng nói

su that ve giong noi 7 1

Cơ quan bên trong tai của bạn biến đổi âm thanh thành tín hiệu điện giải thích cho não, được gọi là ốc tai. Nó trông hơi giống vỏ ốc, và nếu bạn tháo nó ra thì lại trông giống như một dải ruy băng. Dọc theo dải băng đó là tất cả các tế bào lông sống bên trong, mỗi tế bào phản ứng với một tần số âm thanh khác nhau.

Khi một số tế bào lông nhất định bị kích hoạt nhiều lần, chúng sẽ mệt mỏi và gần vượt quá ngưỡng chịu đựng. Nói ngắn gọn thì điều này có nghĩa là bạn sẽ ngừng nghe thấy tiếng quạt tản nhiệt trong máy tính của bạn sau một thời gian. Nếu nói đầy đủ, nó có nghĩa là các tế bào lông có thể bị hư hại theo thời gian hoặc thậm chí là chết. Đó là những gì xảy ra khi mọi người bị điếc hoặc lãng tai khi về già.

su that ve giong noi 5

Giọng nói của bạn là âm thanh bạn nghe thấy nhiều nhất trong cuộc sống. Điều đó cũng có nghĩa là các tế bào tai nằm ở những vị trí đó luôn luôn phải hoạt động, vì vậy chúng sẽ mệt mỏi hơn và ngưỡng chịu đựng cũng giảm xuống.

Về mặt sinh học, cơ thể chúng ta rất giỏi trong việc lọc ra tất cả những âm thanh mà nó liên tục tạo ra. Ví dụ, tiếng nhịp tim của chúng ta, tiếng máu chảy ào ạt trong huyết quản, tiếng mỗi khi chúng ta đặt chân xuống đất khi đi bộ.

Khi bạn mở miệng và ngậm miệng lại, bạn nghe thấy mọi thứ hơi khác đi. Và một trong những kết quả của tất cả việc này là bảo vệ đôi tai khi bạn tạo ra âm thanh. Vỏ não thính giác sẽ tắt khi bạn nói chuyện, vì vậy não của bạn không thực sự phản ứng nhiều. Điều đó có nghĩa là mặc dù liên tục nghe thấy giọng nói của mình nhưng chúng ta lại đồng thời nhận thức và không nhận thức về nó.

Mọi người không thoải mái khi đối mặt với sự thật về bản thân

su that ve giong noi 6

Một lý do khác khiến bạn cảm thấy khó xử và lúng túng khi nghe giọng nói của chính mình dựa trên sự thật rằng con người luôn khó khăn mỗi khi đối mặt với sự thật về bản thân.

Khi một người bị trói buộc vào một niềm tin cụ thể nào đó, việc đưa ra bằng chứng ngược lại có thể gây đảo lộn tất cả. Khi bạn nghe thấy giọng nói của mình được phát lại, bản ghi âm có thể khiến bạn mất niềm tin đã tồn tại từ lâu về giọng nói của chính bạn. Điều đó thật khó chấp nhận cho bất kì ai.

Những kỳ vọng về văn hóa, xã hội và thậm chí là gia đình có thể ảnh hưởng đến loại giọng nói mà bạn nghĩ mình nên sở hữu. Nhưng giọng nói của một người có thể dao động rõ rệt chỉ trong quá trình trò chuyện bình thường. Nhà báo Kate Goldbaum của Live Science nói:

Dựa trên thông tin xung quanh, mọi người luôn luôn có xu hướng thay đổi một chút về cách họ nói chuyện.

Giọng nói của bạn là duy nhất, giống như dấu vân tay

su that ve giong noi 9

Phản ứng của hầu hết mọi người đối với giọng nói của họ là hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, giọng của mỗi người luôn khác biệt nhau. Trên thực tế, giọng nói của bạn là duy nhất, giống như dấu vân tay.

Đối với những ai không thể tuân theo cách họ phát ra âm thanh, vẫn có vài điều họ có thể làm để thay đổi giọng nói của mình. Thậm chí chỉ cần ý thức hơn về cách phát âm từ cũng có thể tạo ra một sự thay đổi mạnh mẽ. Ngoài ra, hầu hết mọi người chỉ sử dụng một phần đường hô hấp nên việc tập thể dục có thể cung cấp cho bạn một giọng nói tròn trịa hơn, đầy đủ hơn.

khu rung ma am 14

Một trong những nỗi sợ lớn nhất mà mọi người có thể đối mặt về giọng nói thực sự là cách mà người khác nghĩ về họ. Nhưng không cần phải lo lắng. Trong đa số các trường hợp, mọi người không thấy giọng nói của bạn khó chịu hay buồn cười như bạn tưởng. Họ đã tiếp xúc với giọng nói của bạn trong một thời gian dài.

Theo: Ranker, Insider
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.