• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Thánh lừa đảo làm giả tranh kiếm gần 45 triệu USD, nếu không phải vì lười thì sẽ không bao giờ bị bắt

Cuộc sống

“Anh có thể bắt chước Rembrandt?”

“Đương nhiên.”

“Da Vinci.”

“Có thể.”

“Ai khó bắt chước hơn?”

“Bellini, tranh của ông ấy hơi khó bắt chước.”

“Anh có từng nhìn thấy tác phẩm của mình trong bảo tàng chưa?”

“Đương nhiên, tôi là nghệ thuật gia có nhiều tác phẩm giả được trưng bày trong bảo tàng nhất.”

Người có thể tự tin nói ra những lời này, chính là Wolfgang Beltracchi, người bị giới nghệ thuật gia nhận định là kẻ lừa đảo thế kỷ, là một kẻ làm giả tranh đáng sợ nhất từ sau Thế chiến thứ hai đến nay.

2

Những số liệu được công bố cho biết trong suốt đời mình ông ta đã làm giả 14 bức tranh và thu về số tiền 45 triệu USD, tuy nhiên Wolfgang Beltracchi từng nói đùa rằng, 14 bức tranh này chỉ là một góc nhỏ trong số những bức tranh ông từng làm giả.

Trong vòng mấy mươi năm ông đã làm giả tranh của Max Ernst, Picasso, Paul Cézanne,... và hơn 50 danh hoạ cận đại khác, thậm chí ông còn đựa vào phong cách của các danh hoạ đó để vẽ ra những bức tranh thất truyền của họ.

1

Tranh giả của Max Ernst được thẩm định là tranh thật và treo giá lên tới 7 triệu USD

Có lẽ vào lúc này trên thế giới vẫn còn rất nhiều những bức tranh giả đang bị lầm tưởng là tranh thật và được trưng bày một cách trang trọng trong các nhà bảo tàng, phòng sách, và phòng trưng bày tư nhân của những gia đình giàu có...

Hầu hết những nghệ thuật gia đều vừa yêu vừa hận Beltracchi, không những vậy tình yêu và sự ghen tị cũng tồn tại song song trong lòng họ, bởi vì Beltracchi là một nghệ thuật gia chân chính, một nghệ thuật gia chuyên làm tranh giả hàng đầu thế giới.

Beltracchi là một nhân vật truyền kì, thậm chí cuộc đời ông còn được dựng thành bộ phim tài liệu mang tên Beltracchi – Die Kunst der Fälschung (tên tiếng Anh: Beltracchi: The Art of Forgery ) vào năm 2014. Bộ phim đã giành được giải phim tài liệu hay nhất tại giải liên hoan phim Đức.

8

Beltracchi – Die Kunst der Fälschung

Beltracchi ra đời ở thị trấn Geilenkirchen, Köln, Đức, cha ông là một hoạ sĩ giáo đường và là một thợ sửa chữa, ông thường tham gia vào các đội sữa chữa bích hoạ, tranh vẽ trên tường cẩm thạch, tượng điêu khác mạ vàng, hầu hết chúng đều là tác phẩm trong giáo đường.

Có lẽ chịu sự ảnh hưởng không nhỏ từ cha mình, khi chỉ mới 14 tuổi, Beltracchi đã sáng tác bức tranh giả đầu tiên của mình, bức tranh Mother and Child của Picasso.

9

Bên trái là tranh của Picasso, bên phải là tranh của Beltracchi, ông đã thay đổi màu sắc quá đen tối của bức tranh

Sau khi học được vài tài nghệ trong trường học nghệ thuật, và chịu ảnh hưởng khá nhiều từ văn hoá Hippie, Beltracchi bắt đầu đi du lịch khắp nơi, trong quá trình đi du lịch, ông lấy vệc buôn bán những bức tranh giả để kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Điều đáng ngạc nhiên là các khách hàng của ông tỏ ra khá hứng thú với những bức tranh giả này, thậm chí không ít người còn nghĩ mình đã mua được hàng thật, nó làm Beltracchi đánh hơi được cơ hội làm ăn mới.

10

11

Vợ Beltracchi, Helene là một người phụ nữ xinh đẹp với mới tóc nâu nhạt. Năm 1993, sau khi họ kết hôn, Beltracchi cảm thấy đã đến lúc phát triển sự nghiệp làm tranh giả của mình.

Vì thế, Beltracchi bỏ ra không ít năm học tập lịch sử nghệ thuật, ông học về tất cả các trường phái nghệ thuật, niên đại và nơi sản sinh ra các bức danh hoạ.

12

“Tôi nghiên cứu toàn bộ tư liệu của các nghệ thuật gia, đi đến nơi họ từng sinh sống, học cách suy nghĩ giống họ, biến mình trở thành một diễn viên.”

“Bạn phải hiểu được quá khứ, hiện tại và tương lai của các nghệ thuật gia, phải hiểu được tại sao những bức tranh do họ vẽ ra lại có thể làm cảm động mọi người, họ đã tốn bao lâu để hoàn thành tác phẩm của mình.”

Beltracchi như một kẻ trộm, len lỏi qua không gian thời gian, trộm linh hồn của các nghệ thuật gia, sau đó để linh hồn ấy chi phối đôi tay và ánh mắt mình, vẽ ra những bức danh hoạ làm mọi người phải trầm trồ khen ngợi.

8

Không dừng lại ở việc làm giả các danh hoạ có mặt trên thi trường, được mọi người biết đến rộng rãi, Beltracchi còn hiểu ý, giúp các nghệ thuật gia hoàn thành nguyện vọng khi còn sống.

“Nếu họ (các nghệ thuật gia) đủ thời gian, họ sẽ vẽ những thứ này. Họ đã không rảnh để vẽ, vậy tôi sẽ giúp họ vẽ.”

Cho nên trong số những bức tranh giả của ông, có một lượng lớn tranh chưa từng xuất hiện trước công chúng và chưa được ai biết đến.

Đáng kinh ngạc là, những bức tranh thất truyền do chính ông vẽ ra này, thật đến nỗi cho dù là chính người nhà của các danh hoạ cũng không thể nhận ra. Từng có vợ của một nghệ thuật gia quá cố mua tranh giả của Beltracchi, rồi có một thời gian dài người đàn bà khốn khổ ấy đã nâng niu nó như di vật cuối cùng của chồng mình.

Những tác phẩm nguỵ tạo này được vẽ giống tới mức tới từ hình dáng cho tới thần thái trong bức tranh đều giống hệt như thật.

Beltracchi thường xuyên đi dạo với vợ mình tới những khu chợ bán đồ cũ để tìm kiếm những bức tranh có niên đại xa xăm, ông cạo đi lớp thuốc mài trên tranh, giữ chúng lại để sau này sử dụng lại.

3

Sau đó ông dựa vào khung tranh và chất liệu vải vẽ tranh cũng như xuất xứ, thời đại của con dấu được đóng trên khung tranh, chọn lựa ra một nghệ thuật gia phù hợp với các điều kiện đó, để làm giả tranh của họ.

6

Sự nghiêm túc của Beltracchi không chỉ thể hiện ở việc chọn khung tranh và vải vẽ tranh, mà mỗi một màu vẽ đều là do chính tay ông làm, bởi vì mỗi một thời đại có cách làm màu vẽ khác nhau, nếu không cẩn thận sẽ rất dễ lộ ra sơ hở.

Sau khi hoàn thành tác phẩm của mình, Beltracchi sẽ bỏ màu vẽ đó vào trong một lò nướng đặc chế để tăng tốc độ biến chất của màu vẽ, hình thành một tầng nứt gãy hợp lý trên màu vẽ, rồi phủ một lớp tro bụi lên phần vải vẽ tranh và khung tranh.

5

Ông làm việc vô cùng nghiêm túc, đúng với bản chất của một người Đức.

Cứ thế những bức tranh giống hệt từ thần thái đến hình dáng đã đủ để lấy giả tráo thật, tuy nhiên như vậy còn chưa đủ, muốn thu hút sự chú ý của những kẻ có tiền thích sưu tập tranh thì cần thêm vài mánh lới khác nữa.

Lúc bấy giờ, Helena, vợ của Beltracchi là người đứng ra quảng cáo với những kẻ thích sưu tập tranh cổ rằng, những tác phẩm này là báu vật trong khối tài sản bà kế thừa từ người ông của mình, chúng bảo tồn từ thời kì Đức Quốc xã tới nay.

7

Để gia tăng độ chân thật, Helena mặc vào những bộ váy phong cách xa xưa, giả làm bà mình ngồi ở bên cạnh các bức tranh giả, chụp hình lại, để mọi người tin những lời bà nói là thật và tăng thêm giá cả cho những bức tranh giả.

4

Thú vị là những người mua tranh giả đều đã bị niềm vui bất ngờ từ trên trời rơi xuống này làm mờ mắt, họ tin rằng những bức tranh giả không có chỗ nào để xoi mói này là hàng thật giá thật.

Sau khi kiếm được khoản tiền đầu tiên, Beltracchi và Helene đặt mua một căn biệt thự, tổ chức các buổi tiệc linh đình, mua du thuyền, du lịch tới ven bờ Caribbean, tất cả những thứ họ mua đều làm mọi người rằng họ thật sự xuất thân từ một gia đình quý tộc ở Đức.

6

Họ hưởng thụ cuộc sống ngợp trong vàng son này hơn mười năm, cuối cùng lại bị bắt ngay trong biệt thự của mình. Cuộc sống vàng son này đã bị phá huỷ chỉ vì một lọ màu vẽ nhỏ xíu.

Ngay lúc Beltracchi đang chuẩn bị làm giả tác phẩm của Heinrich Campendon, vì sau khi qua đời các tác phẩm của Heinrich Campendonk mới bắt đầu được công chúng biết đến và được giới phê bình nhìn nhận là tuyệt tác chính vì thế số tác phẩm còn lưu truyền của ông luôn là một ẩn số. Có thể nói ông là một đối tượng tuyệt hảo để làm giả tranh.

4

Ngày đó Beltracchi vẫn như bình thường, chăm chú đổ tâm sức vào sự nghiệp làm giả tranh môt cách đầy chuyên nghiệp của mình, nhưng vì một phút lười biếng, ông không sử dụng cách chế màu vẽ bình thường hay sử dụng, mà là trực tiếp dùng màu vẽ titanium white để vẽ tranh.

Thời điểm đó ông đang phỏng lại một bức tranh ra đời vào năm 1914, nhưng màu titanium white đến tận năm 1916 mới xuất hiện, chỉ vì sự cách biệt hai năm này mà người mua tranh của ông đã phát hiện ra đấy là một bức tranh giả.

1

Sau khi bị tố giác làm tranh giả, hơn 50 bức tranh giả khác của Beltracchi cũng bị đào ra, năm 2010, ông và vợ mình Helene bị bắt.

Khi Beltracchi bị bắt những người từng mua tranh của ông mới biết mình đã mua phải tranh giả, điều này thậm chí đã làm chấn động giới hoạ sĩ trong một thời gian dài, các chuyên gia bắt đầu nghi ngờ khả năng của mình, họ bắt đầu lo lắng những bức tranh từng được mình chứng nhận, vài tổ chức giám định tranh vì chuyện này bị kiện tới mức phá sản và đóng cửa.

Tuy nhiên khi được hỏi về Beltracchi, họ đều đánh giá rằng: “Ông ta đã làm quá xuất sắc, ông ta có lượng kiến thức vượt xa những chuyên viên như chúng tôi. Chúng tôi đã bị ông ta đánh bại.”

5

Khi đó Beltracchi thậm chí còn nhận được những lời đánh giá có cánh rằng: Nếu bạn muốn biết tác phẩm nghệ thuật trong tay mình có phải là hàng thật hay không, chỉ có thể đi hỏi tác giả đã chết của chúng.

6 năm sau, Beltracchi ra tù, giới hoạ sĩ lại bắt đầu rung chuyển, họ đều đang lo sợ nghĩ rằng có phải Beltracchi sẽ tiếp tục vẽ tranh nữa không?

Họ hỏi Beltracchi rằng ông đã nhận ra sai lầm của mình chưa.

Beltracchi trả lời một cách đầy bình tĩnh: “Phải, tôi sai rồi, tôi không nên dùng màu titanium white.”

13

Sau này Titanium white Beltracchi từng ghé thăm nhà bảo tàng Albertina ở Viên, ông kể lại cho những người quen của mình rằng: “Ồ tôi đã nhìn thấy một bức tranh của mình được treo trong bảo tàng đó. Nhưng tôi sẽ không nói đó là bức nào.” Ông nói bằng giọng đầy trêu chọc.

Để ăn mừng ngày mình ra tù, Beltracchi đã trở về quê nhà, mở một triển lãm tranh cá nhân, triển lãm này được lấy tên là Freiheit, có nghĩa là tự do, ông nói từ này bao hàm rất nhiều ý nghĩa sâu xa.

“Nghĩa đầu tiên của nó là giờ tôi đã ra tù, hoàn toàn tự do, không cần bị trói buộc nữa. Nghĩ thứ hai là tôi đã có thể tự do vẽ những gì thuộc về mình, chứ không phải bắt chước các nghệ thuật gia khác, tôi muốn làm điều đó và giờ tôi đã có thể làm.”

"Cho dù tôi có vẽ cả ngàn bức tranh nữa, thì ngoài kia vẫn sẽ có những kẻ sẵn sàng mua tranh của tôi mà không biết chúng là tranh giả.” Beltracchi vuốt mái tóc vàng óng và nói, ông như một đứa trẻ bướng bỉnh có tài hoa hơn người, thích đũa bỡn uy quyền trong tay mình.

14

Cũng vì thế, có người đã cho rằng, lần dùng sai màu vẽ đó là do ông cố ý, bởi vì Beltracchi muốn tuyên bố với cả thế giới này rằng:

“Tôi thật sự đã làm tranh giả, tôi ngồi tù vì sai lầm của mình, nhưng không ai có thể phủ nhận tài năng của tôi, vả lại trong vô tình tôi còn vượt qua được tác giả của các danh hoạ đó.”

“Tôi làm những thứ này không phải vì tiền, dù sao tôi vẫn luôn rất giàu có.”

“Tôi chỉ muốn trải nghiệm một cuộc sống oanh liệt và dài lâu.”

Điều này đặt ra một câu hỏi làm chúng ta phải trăn trở rằng, rốt cuộc thứ có giá trị là bản thân người hoạ sĩ đã vẽ nên chúng, hay chỉ là tác phẩm mà thôi? Có lẽ đáp án đa tự có sẵn trong lòng mỗi chúng ta.

Theo: Knew
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.