• Về đầu trang
Trứng chim
Trứng chim

'Tôi đã bán con trai mình cho IS'

Cuộc sống
f3ccb2b2 f784 11e8 93b8 bdc844c69537 1280x720 143852

Anh Faisal.

Vào tháng 3 năm 2017, hai người đàn ông đã tiếp cận các cậu bé tại trường của họ ở Piagapo, một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Lanao del Sur, đảo Mindanao, miền nam Philippines. Đây là một tỉnh mà phần lớn dân cư đều là người Hồi giáo.

Hai người đàn ông xa lạ đã đưa ra một lời đề nghị rất hấp dẫn đối với các cậu bé. Họ sẽ giúp hai em được đi học tại trường nội trú ở Marawi cách đó 20km, là thủ phủ của tỉnh Lanao del Sur. Faisal cho biết nếu đồng ý, hai cậu bé Kaheel 10 tuổi và Abdullah 16 tuổi sẽ được học tiếng Ả Rập và cả cách tự vệ.

Không chỉ có thế, Faisal còn được nhận 25.000 pesos (khoảng 29 triệu đồng) cho mỗi cậu bé.

“Sau này tôi mới biết là số tiền này được chuyển đến từ một nước khác, một tiểu vương quốc Ả Rập.” Faisal nghĩ rằng một quốc gia nào đó ở Trung Đông đang đầu tư vào cộng đồng Hồi giáo ở Mindanao vì đây là một trong những vùng nghèo nhất ở Philippines.

Faisal, nguồn lao động chính của một gia đình gồm 10 thành viên và thu nhập chính chỉ 8 USD một ngày, cho biết: “Chúng tôi rất cần tiền.”

Lời đề nghị kia quả là một giải pháp tài chính thích hợp cho gia đình Faisal, nhưng mọi chuyện quá tốt, đến nỗi đó dường như không thể là sự thật.

Hơn hai tháng sau đó, khi khoảng 1000 chiến binh, những người đã cam kết sẽ trung thành với nhà nước Hồi giáo (IS) bao vây Marawi, thì Faisal nhận được một cuộc gọi từ Abdullah, đứa lớn hơn trong hai cậu bé.

Anh kể lại Abdullah nói với anh rằng “Cái mà tụi con tham gia không phải là trường nội trú gì hết, đó là ISIS (cách mà Faisal gọi IS). Bọn họ sẽ giết chết nếu tụi con không tham gia vào các trận chiến” và Faisal đã khuyên cậu bé hãy tìm đường thoát thân.

4c2be694 f785 11e8 93b8 bdc844c69537 1320x770 143852

Abdullah và mẹ mình.

Khi các cậu bé đến Marawi, chúng sớm nhận ra rằng chẳng có trường dạy tiếng Ả Rập nào ở đây cả.

Abdullah kể lại: “Cháu đã nghi ngờ có điều gì đó không ổn khi thấy những người đàn ông ISIS mặc đồ đen. Chúng cháu chưa bao giờ được học tiếng Ả Rập. Thay vào đó, bọn họ bắt chúng cháu đến Piagapo và tham gia huấn luyện.”

Nhiệm vụ của cậu bé là những việc đơn giản như lấy nước, chặt gỗ, trước khi chuyển qua luyện tập các kĩ năng chiến đấu bằng việc học cách sử dụng súng đồ chơi.

“Bọn họ nói với tụi cháu rằng khi những người tiên phong chết, thì tụi cháu sẽ là người tiếp theo.”

Nhận được lời khuyên của Faisal, Abdullah đã đợi đến một ngày, khi mọi người ngủ hết rồi cậu xin phép người bảo vệ được sử dụng nhà vệ sinh. Và khi người canh gác không để mắt đến cậu bé, Abdullah bỏ chạy, len lỏi qua những tán cây trong rừng. Trong màn đêm dày đặc, cậu bé tìm đường về nhà.

Nhưng cậu bé còn lại, Kaheel lại bị đưa đến một trại huấn luyện khác và cậu đã có mặt ở Marawi trước khi thành phố này bị bao vây.

Tiếng súng nổ ra ngay trên những con đường trong cuộc giao tranh giữa các chiến binh và quân đội chính phủ. Không quân ném bom vào những tòa nhà mà quân đội đang dùng để ẩn náu, khiến thành phố trở thành một đống hoang tàn với vụn gạch, thạch cao và mảnh đạn.

Kaheel được cứu thoát khi quân đội tiến hành một chiến dịch giải cứu thường dân bị mắc kẹt trong vùng chiến sự. Kaheel và những đứa trẻ khác được giải cứu từ một tòa nhà nơi mà các em dùng để ẩn náu. Và người thân của các em, bao gồm cả Faisal, có hai tiếng để tìm con em của mình.

081e38da f785 11e8 93b8 bdc844c69537 1320x770 143852

Cháu trai của Faisal

Khi Faisal tìm thấy con, cậu bé như đang trong cơn mê, chỉ nhìn chằm chằm vào hư không. Faisal nhanh chóng đưa con mình ra khỏi vùng chiến sự và mang cậu bé về nhà. Sarah, vợ của Faisal đã tát vào mặt anh và hét lên: “***!!! Đây là con trai của chúng ta. Và ông bắt nó gia nhập ISIS!”. Sarah đưa con trai về nhà người thân ngay sau đó. Chị quá tức giận mỗi khi phải đối mặt với chồng mình. Sau một tháng, anh đến tìm chị, cầu xin và thuyết phục chị trở về nhà.

Sarah cho biết mặc dù con trai chị đã trở lại nhưng cậu bé không còn vui vẻ và năng động như xưa nữa. “Kaheel dường như trở thành một con người hoàn toàn khác. Thằng bé lúc nào cũng trốn trong góc khóc thét 'Cứu con! Cứu con! Cứu con!'.”

Nhưng Kaheel chỉ cầm cự được hai tháng. Tình trạng cậu bé ngày càng xấu đi, em không thể vượt qua được những tổn thương về tinh thần và chết dần chết mòn khi không thể ăn.

Chị Sarah đau đớn kể lại: “Nó cứ khóc rồi lại khóc. Rồi thằng bé trở nên yếu hơn và không thể ăn được gì nữa. Thằng bé khóc mãi vì những cảnh tượng nó chứng kiến. Chúng tôi đưa nó đến bệnh viện và Kaheel qua đời ba ngày sau đó.”

Khi được hỏi về con người trước đây của Kaheel, mẹ của cậu bé ngã quỵ. Thật quá đau đớn để nói về việc này.

Faisal hiện tại bị chính sự hối hận ám ảnh. “Bất cứ khi nào tôi nghĩ về việc này, trái tim tôi lại quặn đau. Đương nhiên tôi không thể nào tha thứ cho mình. Chính tôi đã bán con trai.”

Đây không phải là gia đình duy nhất trải qua sự việc kinh khủng này. Tuy không có số liệu nào chính thức về số lượng trẻ em được IS tuyển chọn để tham gia vào trận đấu ở Marawi, nhưng có rất nhiều gia đình cho biết họ cũng bị lừa gửi con cái họ vào trại huấn luyện lính trẻ em.

Những người được giải cứu trong cuộc xung đột cũng cho biết họ nhìn thấy trẻ em tham gia vào chiến đấu bên cạnh những phần tử cực đoan. Các con tin được giải cứu cho biết nhiệm vụ của những đứa trẻ này là canh chừng họ. Các đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội cũng cho thấy những đứa trẻ tham gia chiến đấu cùng với vũ khí của mình.

Abdullah cho biết có khoảng 50 thiếu niên cả nam cả nữ ở trong trại huấn luyện của cậu. Trong một vài trường hợp, bố mẹ của bọn họ được cho tiền cùng với lời hứa rằng con cái họ sẽ được đi học. Một số khác, “người tuyển dụng” kết thân với bố mẹ họ và sau đó sẽ “giúp đỡ họ” về mặt tài chính.

Sau vài tháng, các gia đình sẽ nhận được nhiều tiền hơn nếu họ để con cái đi theo những người này. Những gia đình nhận được lời đề nghị kiểu này thường là nghèo, ít kiến thức và các “nhà tuyển dụng” đã khai thác triệt để sự tuyệt vọng trên.

“Tôi là người tuyển quân cho I.S”

Nghèo đói là nguyên nhân đằng sau quyết định của Faidah, quyết định làm trở thành người tuyển dụng cho I.S. Cô mới 16 tuổi khi bị các phần tử cực đoan tiếp cận vào năm 2016. Faidah nói rằng lúc đầu, cô không muốn làm việc cho bọn họ nhưng cha cô đã bị thuyết phục cùng với lời hứa về tiền để hỗ trợ gia đình, cô đã thay đổi suy nghĩ.

“Khi bắt đầu tôi nhận được 8.000 pesos (khoảng 9 triệu đồng), rồi sau đó bắt đầu tăng dần lên 10.000, 20.000.”

Faidah đã tuyển dụng khoảng 30 trẻ vị thành niên cho việc huấn luyện chiến đấu này, trong đó bao gồm cả bạn thân của cô, cùng với lời hứa về những đãi ngộ tiền bạc. “Những đứa trẻ mà tôi tuyển có nguồn gốc từ Ả Rập, vì chúng có liên hệ với những gì chúng tôi đang làm. Tổ chức này tin rằng, nếu tham gia vào thánh chiến, bạn sẽ lên thiên đường sau khi chết đi. Trong quá trình tuyển dụng tôi đã nói với mấy đứa trẻ rằng việc này là vì tất cả chúng ta, vì sự thịnh vượng của Marawi, và về cả thu nhập mà việc này mang lại.”

“Nếu tôi biết được hậu quả của việc này, tôi sẽ không bao giờ làm. Đây không phải là thánh chiến. Tôi vô cùng hối hận về những gì mình đã góp phần gây nên.”

Khi cuộc bao vây kết thúc, Faidah đã chạy trốn khỏi chính quyền. “Hiện giờ tôi chỉ có trốn chạy. Tôi buồn lắm, khi mình đã làm những việc trái với lương tâm.”

Điều khiến Faidah hối hận nhất chính là việc cô thuyết phục bạn thân của mình tham gia vào tổ chức. Bạn của cô, cũng là một cô gái, cô ấy đã tham gia chiến đấu vào thời điểm cuộc chiến khốc liệt nhất và không bao giờ về nhà được nữa. Bố mẹ nói với Faidah rằng có thể cô ấy đã chết.

“Đối với tất cả nạn nhân của việc này, tôi xin lỗi. Tôi là một trong những lí do khiến cuộc sống mọi người trở nên khốn khổ.”

ecf16a70 f782 11e8 93b8 bdc844c69537 1320x770 143852

Marawi hoang tàn sau cuộc xung đột.

Còn với Faisal, thanh danh của anh bị hủy hoại. Khi hàng xóm anh biết được những chuyện đã xảy ra, họ cáo buộc anh là người ủng hộ IS. Gia đình anh đã phải chuyển đi khỏi Piagapo để bắt đầu một cuộc sống mới. Về Abdullah, người hiện vẫn rất tức giận “Cháu không hề biết chú ấy đã bán cháu. Cháu tưởng cháu sẽ được học tiếng Ả Rập”.

Để sửa chữa cho những gì mà mình gây ra, Faisal đã cho Abdullah được đi học, cậu cũng là đứa trẻ duy nhất trong gia đình có được đặc quyền này.

Abdullah cho biết: “Cháu không bao giờ nghĩ lại về chuyện đó, cháu chỉ tập trung vào việc học của mình. Cháu muốn trở thành một cảnh sát để bắt những kẻ xấu, những kẻ lạm dụng người khác - như những gì mà họ đã làm với cháu.”

Theo: South China Morning Post
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.