• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Trả lời phỏng vấn thế nào mới chính xác? Cách làm vừa lòng các nhà tuyển dụng?

Cuộc sống

Dưới đây là 12 câu hỏi phỏng vấn và câu trả lời khuyến nghị kèm theo, mà bạn sẽ thường xuyên gặp trong lúc phỏng vấn.

2

Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn

Tự giới thiệu

Sai lầm thường mắc phải:

  • Đọc lại sơ yếu lý lịch;
  • Chưa chuẩn bị kỹ càng
  • Nghĩ gì nói đó, làm người phỏng vấn không hiểu đâu vào đâu cả.

Đề nghị: Phần này ta nên giới hạn trong chừng 1-2 phút, chính vì hạn chế thời gian, nên hãy tập trung làm rõ các vấn đề sau đây:

  • Giới thiệu bản thân một cách đơn giản: Bao gồm tên, thời gian tốt nghiệp, kinh nghiệm. Nếu bạn học khá giỏi hoặc là có chuyên ngành nào giỏi thì cứ nói thêm, không thì đừng nói gì cả.
  • Tại sao công ty lại phải chọn bạn: Hãy phân tích vị trí ứng tuyển, lựa chọn 1-2 điểm quan trọng, nổi bật, chọn lựa thêm 1-2 điểm mình nắm rõ.
  • Tại sao bạn lại chọn công ty: Có thể từ nghiệp vụ công ty đi, hoàn cảnh phát triển, sản phẩm đầu tư, cơ sở hạ tầng nói vào, chỉ cần đơn giản là được.
Tại sao bạn ứng tuyển?

Sai lầm thường gặp:

  • Tôi rải hồ sơ, anh mời tôi phòng vấn
  • Không có nguyên nhân cụ thể, lúc đó thấy thích hợp thì nộp đơn.

Đề nghị:

  • Phải nói ra được ưu điểm của công ty, hoàn cảnh phát triển, vị trí này thích hợp với bản thân ra sao. Trước khi đi phỏng vấn nên tìm hiểu sơ về công ty trước, căn cứ vào điều kiện tự thân, miêu tả năng lực và kinh nghiệm của mình, nhấn mạnh mình có thể làm tốt vị trí ứng tuyển.
Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Những tiểu tiết rất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn

Sai lầm thường gặp:

  • Trách móc công ty cũ: các sếp không tốt, đồng nghiệp ngu ngốc, bản thân quá giỏi nhưng không có cơ hội thăng chức tăng lương... những điều này sẽ làm người phỏng vấn nghĩ rằng sau này khi bạn rời khỏi công ty họ bạn cũng sẽ nói về công ty họ như vậy, nó sẽ điểm trừ của bạn.

Đề nghị:

  • Công ty trước không còn thích hợp với bản thân, so sánh nghiệp vụ giữa công ty mới và cũ, mức lương cao hơn, cơ hội tốt hơn, tương lai phát triển cao hơn...
Ưu điểm của bạn là gì?

Sai lầm thường gặp:

  • Tự hỏi một lúc nói không biết;
  • Khả năng học tập mạnh, có trách nhiệm, thích giúp đỡ, cẩn thận, nghiêm túc, có ý thức hoà đồng... tốt nhất đừng nói những thứ này, nó không cụ thế.

Đề nghị:

  • Căn cứ vào vị trí ứng tuyển để trả lời: liệt kê 3-5 ưu điểm của mình dựa trên yêu cầu ứng tuyển. Liệt kê ưu điểm công việc.
Khuyết điểm của bạn là gì?

Sai lầm thường gặp:

  • Nói mình không có khuyết điểm, nghĩ không ra, nó chứng minh bạn không nhận rõ bản thân mình.
  • Xin làm sale lại bảo mình không thích giao tiếp; những khuyết điểm trái ngược với vị trí ứng tuyển thế này tốt nhất đừng nói ra.
  • Nói mình hẹp hòi, đố kị, làm biếng, hiệu suất công việc thấp... cũng đừng nhắc tới, cái này là khuyết điểm chí mạng, nói ra là game over luôn.
  • Nói mình cầu toàn, quá si mê công việc... nghe rất dối trá, rất khó giữ vững.

Đề nghị:

  • Người phỏng vấn cần biết bạn sẽ vì bù đắp khuyết điểm của mình mà làm gì, cố gắng thế nào, làm cách nào tránh để khuyết điểm ảnh hưởng tới công việc. Thái độ, quá trình bạn làm quan trọng hơn kết quả.
Tại sao bạn cảm thấy mình thích hợp với vị trí này?

Sai lầm thường gặp:

  • Vì tôi thấy nó thú vị, tôi tin mình làm tốt được, tôi làm việc chăm chỉ, cẩn thận...

Đề nghị:

  • Người phỏng vấn cần nghe những minh chứng rằng bạn có thể làm tốt việc này, hiệu quả thế nào để người phỏng vấn tin vào năng lực của bạn.
Bạn yêu cầu mức lương thế nào?
2 1

Yêu cầu mức lương cũng phải có nghệ thuật

Sai lầm thường gặp:

  • Nói mức lương phù hợp không có yêu cầu... nó chứng tỏ bạn không tin tưởng vào bản thân, không dám yêu cầu đãi ngộ;
  • Hoặc yêu cầu tiền lương vượt quá vị trí ứng tuyển, rồi lại không chứng minh được mình xứng đáng,

Đề nghị:

  • Tìm hiểu mức lương trung bình của vị trí ứng tuyển, đánh giá kết quả phỏng vấn của mình, nếu có nắm chắc, hãy yêu cầu nhiều hơn một ít, ngược lại, hãy giữ nguyên mức ứng tuyển.
Bạn có suy nghĩ gì về công việc tương lai này?

Sai lầm thường gặp:

  • Chưa nghĩ tới, làm tốt việc trước mắt... nghe như bạn không có suy nghĩ gì về tương lại;
  • Nói muốn thăng chức trong vòng mấy năm... với một công ty bình thường và người bình thường mà nói là chuyện bất khả thi.

Đề nghị:

  • Căn cứ mục tiêu hướng phát triển của vị trí ứng tuyển, tìm hiểu yêu cầu ngành nghề, nói mình sẽ cố gắng ra sao, đề cao năng lực thế nào, có thể thăng chức trong thời gian hợp lý.
  • Người phỏng vấn không bảo bạn cho ra kế hoặc tỉ mỉ, nhưng một người có kế hoạch cho tương lại sẽ cố gắng hoàn thành kế hoạch của mình.
Khi gặp vấn đề, bạn nghĩ cách giải quyết của sếp không thích hợp, bạn có cách tốt hơn, bạn sẽ làm thế nào.
1

Những vấn đề thường gặp trong công việc

Sai lầm thường gặp:

  • Nói mình ngoài mặt nghe theo lời sếp, sau lưng làm theo ý mình, chờ khi lấy được kết quả, lại nói cho sếp. Không một sếp nào thích nhân viên mình bằng mặt không bằng lòng.

Đề nghị:

  • Trên nguyên tắc phải nghe theo lời sếp, nhưng sẽ tìm cơ hội thảo luận lại, xem thử có thể thay đổi suy nghĩ của sếp không, nếu không vấn sẽ làm theo yêu cầu của sếp.
  • Nếu yêu cầu của sếp vi phạm nguyên tác của bản thân, sẽ phản đối, nếu sếp vẫn kiên quyết như cũ, sẽ phản ánh lên sếp cao hơn.
Khi làm việc không thể hoà hợp với đồng nghiệp và sếp bạn sẽ làm gì?

Đề nghị:

  • Đầu tiên tìm nguyên nhân ở bản thân mình, xem mình có chỗ nào làm chưa tốt, làm mọi người không vui, làm sếp khó chịu;
  • Kiểm tra cách giao tiếp của mình có ổn chưa, có chỗ nào làm mích lòng mọi người không. Nếu có sẽ tiếp thu và sửa chữa;
  • Nếu không phát hiện ra nguyên nhân ở bản thân mình, sẽ thẳng thắn thảo luận với sếp và đồng nghiệp, mong họ chỉ ra sai sót và bản thân sẽ tiếp thu sửa chữa.
Kể một việc bạn từng hoàn thành tốt nhất?

Sai lầm thường gặp:

  • Vì không chuẩn bị trước nên im lặng; nghĩ đại một chuyện, nói đại ra luôn, làm người phỏng vấn không hiểu được gì.

Đề nghị:

  • Chọn một việc trong phạm vi công việc, kể rõ bối cảnh, yêu cầu, kết quả, cách bạn hoàn thành công việc đó, để người phỏng vấn tin vào năng lực của bạn.
  • Nếu không có cũng không sao. Hãy kể lại một việc mình từng trải qua, và các bạn vượt qua đó. Người phỏng vấn cần là cách bạn vượt qua thử thách và sự kiên định cũng như cách xử lý vấn đề của bạn.
Bạn còn gì muốn hỏi không?

Sai lầm thường gặp:

  • Không, cái này sẽ bị hiểu thành, bạn không có hứng thú với công ty hoặc vị trí mình ứng tuyển.
  • Hỏi tiền lương, đãi ngộ, ngày nghỉ, tần suất tăng ca? Cái này chờ ký hợp đồng hãy hỏi.

Đề nghị:

  • Có thể kể về một ngày làm việc của bạn được không? Từ câu chuyện họ kể, tìm thấy sự hứng thú trong cong việc.
  • Có thể giới thiệu hệ thống làm việc trong công ty không? Nó cho thấy sự tự tin của bạn, cho người phỏng vấn tín hiệu bạn sẵn sàng làm việc ở công ty dài lâu, trưởng thành cùng công ty.
  • Văn hoá công sở của quý công ty là gì? Chỉ cần là một công ty phát triển ổn định sẽ có văn hoá công sở. Thông qua nó bạn sẽ biết công ty đề xướng gì, phản đối gì, bầu không khí làm việc thế nào.

Tổng kết: trên đây là những đề xuất tham khảo, bạn có thể tham khảo để hoàn thành một buổi phỏng vấn tốt đẹp nhất cho mình. Chúc các bạn đang và sắp tìm việc làm sẽ phỏng vấn thành công.

Theo: zhihu
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.