• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

Xem trẻ em tị nạn tự làm đồ chơi từ bùn đất, rác thải mới biết chúng ta may mắn thế nào

Cuộc sống

Chiến tranh gây ra rất nhiều đau thương cho con người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em. Nhiều gia đình phải tạm trú ở các trại tị nạn với sự nghèo đói, thiếu thốn thức ăn, chỗ ở. Cuộc sống của họ khắc nghiệt, khó khăn mặc dù họ chẳng gây ra bất cứ tội lỗi nào để phải gánh chịu số phận như thế. Đặc biệt là đối với những đứa trẻ, thay vì được đến trường lớp, được sống hạnh phúc cùng bố mẹ, chơi đùa cùng bạn bè thì chúng tại quanh quẩn trong các trại tị nạn.

7

Những đứa trẻ nặn đất sét thành búp bê để chơi.

Những đứa trẻ này là thế hệ đầu tiên được lớn lên ở một đất nước Nam Sudan độc lập, tuy nhiên nội chiến lại diễn ra khiến chúng chẳng được hưởng không khí hoà bình bao lâu. Có hơn 1 triệu trẻ em đã trốn khỏi đất nước để xây dựng cuộc sống mới tại các trại tị nạn nằm rải rác ở Uganda và các nước láng giềng khác của Nam Sudan. Tại những nơi xa xôi và khốn khổ này, trẻ em phải tự tìm trò giải trí cho mình, nơi chúng không thể mua đồ chơi thì tất cả những gì hiện hữu xung quanh đều là những món đồ chơi quý giá.

3

Bibibidi là một khu định cư rộng lớn ở phía bắc Uganda, nơi này có khoảng 225.000 người tị nạn đến từ Nam Sudan. Nhiếp ảnh gia Nora Lorek đã đến ngôi làng nhỏ này để gặp gỡ những người đang chia nhau cuộc sống khốn cùng. Họ gặp một nhóm phụ nữ Nam Sudan đang làm thủ công những tấm trải giường với hình chim, hoa. Ở Nam Sudan, phụ nữ học nghề thủ công từ mẹ và bà của mình, họ giữ lại những món đồ này để làm của hồi môn hoặc trang trí nhà cửa vào những dịp đặc biệt. Mỗi món đồ thủ công có thể mất nhiều tuần hay thậm chí nhiều tháng mới có thể hoàn thành.

Ngoài những công việc may vá, thêu thùa này, phụ nữ chẳng có gì khác để làm, cuộc sống của họ vất vả và trôi qua khá nhàm chán. Còn những đứa trẻ thường sẽ được đến lớp học bổ túc, phụ gánh nước, thời gian rảnh rỗi thì kéo nhau cùng làm đồ chơi từ bùn đất, rác thải hay nhựa.

2

Những món đồ chơi mặc dù đều làm từ rác nhưng vẫn rất đẹp.

Ở những nơi xa xôi này, thức ăn còn là vấn đề lớn thì việc bọn trẻ có đồ chơi là một điều gì đó rất viển vông. Nhưng chúng lại rất sáng tạo, với bàn tay khéo léo của mình, bọn trẻ đã tự làm đồ chơi bằng bùn đất, hộp nhựa. Chúng tự tay cắt, dán thành hình người, xe hơi, máy bay, điện thoại,...

6

Đất sét làm điện thoại, máy bay.

Mặc dù không đẹp như những món đồ bày bán ở cửa hàng đồ chơi sang trọng, nhưng trong mắt bọn trẻ vẫn ánh lên niềm vui nhỏ bé mà chúng tự tạo ra. Khi chơi chán một món đồ chơi, chúng lại đập phẳng và chế tạo cái mới, cứ thế lũ trẻ vẫn rất vui vẻ mỗi ngày.

4

Kể cả bao nilon cũng có thể biến thành đồ chơi.

5

Sự khốn cùng giúp trẻ em ở nơi này sáng tạo rất nhiều thứ.

Khi được hỏi người dân đã mang theo những gì khi rời khỏi Nam Sudan, hầu hết đều chỉ kể rằng họ đã mang theo ít đồ quý giá cho hết vào một tấm trải giường, khoá cửa nhà và bắt đầu đi bộ theo dòng người. Trên đường đến Uganda, phiên dịch viên có tên Asha dẫn đường cho chúng tôi kể lại rằng rất nhiều đứa trẻ đã chết vì kiệt sức và suy dinh dưỡng, cha mẹ đã chôn chúng dưới tán cây. Khi có người đi ngang đây, chúng tôi đều lo lắng rằng ai đó sẽ vô tình giẫm phải nơi một đứa trẻ được chôn cất.

8

Bóng đá, túi xách từ mọi thứ chúng nhặt được.

9

10

Năm 2011, Nam Sudan tuyên bố mình là một quốc gia độc lập sau hơn một nửa thế kỷ chiến tranh chống lại miền Bắc Sudan. Tuy nhiên, thời gian độc lập của họ rất ngắn ngủi. Chiến tranh lại bùng nổ trong cuộc nội chiến vào năm 2013 và 2016. Những vụ thảm sát ở Nam Sudan buộc người dân phải bỏ trốn khỏi đó. Mỗi ngày đều có khoảng 6.000 người tị nạn đến Uganda. Khu rừng rậm rạp trở thành trại tị nạn lớn nhất thế giới. Bidibidi có 225.000 cư dân hiện là ngôi làng lớn nhất ở Uganda, chỉ đứng thứ 2 sau trại tị nạn Cox's Bazar ở Bangladesh.

12

11

Ở Uganda, người tị nạn có quyền làm việc và được giáo dục. Nhờ có chính sách tị nạn tiến bộ này, Bidibidi trông giống một ngôi làng hay thị trấn nhỏ hơn là những túp lều nhếch nhác như những nơi khác. Mỗi gia đình sinh sống ở đây đều có túp lều gọn gàng với ngô, gạo, rau trước cửa. Họ có nước sạch, phòng khám y tế được xây bằng gạch, có người dạy học, bác sĩ.

13

14

Mặc dù sống trong nghèo đói nhưng họ vẫn an toàn. Họ được các tổ chức phi chính phủ cung cấp nhu yếu phẩm hàng ngày như nệm, ghế nhựa, đèn năng lượng mặt trời. Quầy bán hàng ở chợ cũng có một ít xà phòng để tắm, giặt. Đa số những món đồ khác được phụ nữ làm thủ công. Xem những tấm ảnh về cuộc sống khốn khổ của họ, chúng ta biết rằng hoà bình, độc lập mới chính là tiền đề mang đến cuộc sống hạnh phúc cho con người.

Theo: National Geographic
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.