• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

26 chuyến tàu ở Nhật bị đóng băng khiến 12.000 người trễ giờ chỉ vì một... con ốc sên

Độc lạ

Các chuyến tàu của Nhật Bản không chỉ nổi tiếng vì đúng giờ mà còn vì hệ thống bảo trì cực kỳ nghiêm ngặt. Tại mỗi bến, đội dọn dẹp luôn làm sạch trên tàu và đường ray chỉ trong vài phút để đảm bảo tàu luôn vận hành đúng giờ giấc.

lost bird sen lai lam tre 26 chuyen tau o nhat 2

Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố khiến các chuyến tàu ở Nhật chậm trễ ngoài ý muốn. Mặc dù ban quản lý tàu điện tại Nhật đã cố gắng làm mọi cách để ngăn chặn côn trùng nhầy nhụa xuất hiện trên tàu và hệ thống điều khiển, nhưng gần đây một con sên lãi đã huỷ hoại mọi nỗ lực của họ.

Tại thành phố Kitakyushu trên đảo Kyushu, vào khoảng 9:40 sáng. một sự cố mất điện đã xảy ra trên chuyến tàu JR Kagoshima giữa ga Moji và ga Space World. Sự cố này ảnh hưởng tổng cộng 26 chuyến tàu khác và khoảng 12.000 người vì sự chậm trễ kéo dài đến khoảng 1 tiếng đồng hồ.

lost bird sen lai lam tre 26 chuyen tau o nhat 4

Công nhân đường sắt đã nhanh chóng truy tìm nguồn gốc của sự cố mất điện. Họ lần ra được nguyên nhân có thể do "công tắc ngắt kết nối" bỗng nhiên được bật. Đây là công tắc chuyển hướng điện từ, một phần của hệ thống sửa chữa hoặc bảo trì.

Công tắc này chỉ được sử dụng trong những trường hợp cần bảo trì tàu hay đường sắt. Dĩ nhiên, trong tình huống bình thường, công tắc này sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt để nó không bỗng nhiên được bật. Công tắc sẽ được đặt trong hộp đóng kín bằng băng keo để chắc chắn côn trùng cũng không mò vào được.

lost bird sen lai lam tre 26 chuyen tau o nhat 3

Tuy nhiên, khi các nhân viên đường sắt kiểm tra công tắc ngắt kết nối trên tuyến Kagoshima giữa Ga Moji và Kokura, họ đã phát hiện một con sên lãi đã chết do bị điện giật.

lost bird sen lai lam tre 26 chuyen tau o nhat 1

Tin tức nhanh chóng xuất hiện trên báo đài khắp nước Nhật, mọi người đều vô cùng ngạc nhiên khi một hệ thống đường sắt lớn lại bị đình trễ bởi một sinh vật vô cùng nhỏ bé.

Giáo sư Ryota Matsuo của Đại học Fukuoka cho biết thêm rằng sên lãi có khả năng nén cơ thể của chúng để chui lọt các kẽ hở hẹp. Trong trường hợp này có vẻ con sên đã tìm thấy khoảng trống vừa đủ để nó mò vào hộp công tắc. Khi đã vào được bên trong, nó chỉ cần chạm vào một sợi dây điện cũng đủ để ngắt mạch toàn bộ đoạn đường sắt.

Bài học ở đây là sên lãi xứng đáng trở thành một trong những sinh vật đáng gờm với khả năng vô hiệu hoá cơ sở hạ tầng to lớn. Chắc chắn khả năng của chúng còn đáng sợ hơn những gì mà con người biết đến.

Theo: Sora News 24
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.