• Về đầu trang
Neko Punch
Neko Punch

Cá voi và cá heo trong quân đội: Chúng làm những nhiệm vụ gì và ai là người sử dụng chúng?

Độc lạ

Khi chú cá voi beluga tiếp cận thuyền đánh cá trong vùng biển Na Uy hồi tháng Tư vừa rồi, người ta đã bắt đầu nghi ngờ rằng đây là một trong những kế hoạch của quân đội Nga. Theo tờ The Guardian, trên thân chú cá voi có đeo dây nịt đính kèm một phụ kiện có vẻ như dùng để lắp đăt camera hành trình, phía mặt trong chiếc nịt còn có dòng chữ “Thiết bị của St. Petersburg”.

beluga

© VG

Những chuyên gia ngành hải quân cho rằng đây là một trong những chương trình huấn luyện thú biển (động vật có vú sống dưới biển) của quân đội Nga. Điều này nghe có vẻ khá kỳ lạ nhưng không phải là chưa được đề cập đến trước đây.

Năm 2017, đài truyền hình quốc gia Nga đưa tin quốc gia này đang tiến hành thử nghiệm sử dụng cá voi trắng, cá heo mũi chai và nhiều loài hải cẩu khác để canh gác căn cứ quân sự, hỗ trợ thợ lặn, và có thể sẽ thủ tiêu bất kỳ kẻ lạ mặt nào đột nhập vào lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, cá voi beluga đã bị loại khỏi kế hoạch này, sau khi người ta nhận thấy rằng bơi trong môi trường nước cực lạnh sẽ khiến con cá voi đổ bệnh.

getty

© Getty Image

Từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea (Krưm) năm 2014, quốc gia này đã bắt đầu nắm quyền kiểm soát một đơn vị quân đội Ukraine có sử dụng cá heo mũi chai, theo một nguồn tin đáng tin cậy. Những con “cá heo đánh trận” của Ukraine ở thành phố Sevastopol này được huấn luyện để đánh dấu khu vực có bom mìn dưới nước và xác định những kẻ lạ mặt có ý định tiếp cận vùng lãnh hải cấm, trang RIA Novosti đưa tin.

Sử dụng thú biển cho mục đích quân sự không chỉ được áp dụng bởi Nga mà Hải quân Mỹ đã tiến hành những chiến dịch tương tự từ năm 1960. Khả năng truy tìm và phát hiện mục tiêu ở những vùng nước sâu, đục của những con thú biển, cái mà rất có giá trị đối với lĩnh vực quân sự – khả năng mà chưa một công nghệ nào có thể sao chép.

Hải quân Hoa Kỳ đã huấn luyện những loài động vật có vú biển này – bao gồm sư tử biển California và cá heo mũi chai – để tìm và thu hồi những thiết bị thất lạc ngoài khơi đồng thời phát hiện những kẻ xâm nhập trái phép vào khu vực cấm. Những con cá heo này được sử dụng để dò những bãi mìn được chôn ngầm dưới đáy biển hay cả khi trôi nổi trên mặt biển.

“Hàng thật” luôn là tốt nhất

“Không một loại máy móc nào có thể vượt được cá heo mũi chai về khả năng dò mìn.” Paul Nachtigall, giám đốc chương trình nghiên cứu động vật có vú biển tại Đại học Hawaii cho biết. Chúng có thể thực hiện cộng việc này nhanh hơn cả một cái máy.

Cá heo hoạt động hiệu quả nhất ở gần bờ, nơi rất nhiều âm thanh được tạo ra từ những ngọn sóng đánh vào bờ cùng hoạt động ra vào cảng liên tục của tàu thuyền, theo lời Nachtigall. Máy móc sẽ bị quá tải bởi những tần số âm thanh hỗn tạp, còn riêng cá heo thì không.

Theo ông, điều này được lý giải bởi khả năng cảm nhận sóng siêu âm ưu việt của chúng. Cá heo, cùng với giống loài họ hàng như cá voi sát thủ, phát ra một loạt các sóng âm để chúng va đập vào các vật thể xung quanh. Loài động vật này sau đó nhận tín hiệu phản lại để hình thành một bức ảnh từ âm thanh của môi trường xung quanh – một khả năng còn được biết đến với cái tên định vị bằng tiếng vang.

Những thí nghiệm được thực hiện bởi Nachtigall giữa những năm 90 với một chú cá heo mũi chai mang tên BJ đã cho thấy được khả năng nhạy bén này. Ông đã yêu cầu chú cá heo phân biệt các khối trụ kim loại được làm từ thép không gỉ, đồng thau hoặc nhôm. Và cho dù những vật thể dài hơn 10cm này đã được chôn sâu khoảng 61cm dưới bùn, chú cá heo đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.

beluga 2

© US Navy

Nachtigall cho biết, đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết vì sao cá heo làm được điều này. Và chủ đề này sẽ luôn là tâm điểm chú ý của cả các nhà khoa học quân sự lẫn dân sự trong những thập kỉ tới.

Tìm kiếm những vật dụng bị thất lạc

Sư tử biển California tuy không có khả năng bắt được sóng âm nhưng chúng lại có thị lực rất tốt. “Chúng rất giỏi trong việc tìm ra những vật bị thất lạc.” Như là dụng cụ bị mất, Nachtigall nói.

Hải quân Mỹ sử dụng chúng để tập luyện tìm kiếm những bãi mìn giả. Họ gắn vào miệng chúng một loại dụng cụ kẹp và thả xuống biển. Khi chúng tìm và kẹp được mục tiêu, những người ở trên thuyền có thể lấy nó lên rồi mang trở về.

david mcnew getty images

David McNew/ Getty Images

Một báo cáo truyền thông ở vịnh San Diego – California đã đăng tải về một cựu sĩ quan Hải quân SEALs Hoa Kỳ tập luyện xâm nhập một bến cảng với một khối mìn giả. Hải quân đã sử dụng cá heo và sư tử biển để tuần tra và chúng đều bắt được kẻ xâm nhập trong cả năm lần mà anh ta thực hiện nhiệm vụ. Sư tử biển thậm chí đã gắn một dụng cụ kẹp vào chân của viên sĩ quan này và người ta đã kéo anh ta lên thuyền như kéo một con cá.

Sư tử biển California và cá heo mũi chai đều dũng cảm, thông minh và đều có thể được thuần hóa, huấn luyện, Nachtigall nói. Sư tử biển còn có một lợi thế là có thể sống được ở dưới biển lẫn trên cạn – đó là lý do tại sao Hải quân Mỹ đã sử dụng chúng thay vì cá mập sát thủ hay cá voi beluga.

Theo: NG
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.