• Về đầu trang
CIBOONG
CIBOONG

Có gì trên hòn đảo nổi được làm từ 100 nghìn chai nhựa?

Độc lạ

Các chuyên gia đã thống kê rằng trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta đã sản xuất 6,3 tỷ tấn chất thải nhựa và chỉ 9% trong số đó được tái chế. Để chống ô nhiễm và ngăn chặn thảm họa toàn cầu, chúng ta cần tái sử dụng và tái chế chất thải nhiều hơn so với hiện tại.

Richart Sowa, một nghệ sĩ đến từ Anh, đã cho thế giới thấy một cách sáng tạo để tái sử dụng chai nhựa.

Dự án đảo nổi bắt đầu khi nghệ sĩ người Anh Richart Sowa nhận ra chai nhựa có thể mất tới 450 năm để phân hủy, khiến nó trở thành chất thải độc hại cho môi trường nhưng cũng là vật liệu xây dựng rất bền. Richart Sowa chắc chắn rằng sử dụng chai nhựa và chất thải khác để xây dựng đảo và mở rộng lãnh thổ là tương lai của chúng ta.

1

© Richart Sowa / Facebook

Các mặt hàng sẽ là rác thải mà không có cơ hội được tái chế có thể phục vụ như một nguồn tài nguyên quý giá. Richart cũng cho rằng: “Tất cả những thứ mà chúng ta không muốn dùng, tất cả những rác thải mà chúng ta không thể tiếp tục sử dụng thực sự có thể giải quyết các vấn đề của thế giới”.

2

Ông đã sử dụng 100.000 chai nhựa để biến giấc mơ sống trên một hòn đảo nổi thành hiện thực. _ © Richart Sowa / Facebook

Nằm cạnh đảo Isla Mujeres của Mexico, đảo Joyxee đã được Richart xây dựng bằng 100.000 chai nhựa, ván ép và pallet gỗ, tất cả sẽ giúp cho hòn đảo nổi lên. Lõi của hòn đảo được làm bằng các chai nhựa đặt bên trong lưới, và thứ giữ tất cả lại với nhau là những cái cây nối rễ giữa các chai.

3

© Richart Sowa / Facebook

Không có gì trên hòn đảo của Richart thực sự bị vứt đi vì ông sử dụng tất cả các loại chất thải để cải thiện dự án của mình. Ông đặt chai nhựa, thủy tinh, lon thiếc cùng các loại rác khác vào trong túi và sử dụng chúng để nâng hòn đảo lên. Ông còn đặt những chiếc túi rác trên bề mặt đảo và phủ chúng bằng một lớp đất để cây phát triển.

Trong video dưới đây, Richart sẽ đưa chúng ta tham quan hòn đảo xinh đẹp và ngôi nhà thân thiện với môi trường ấm cúng của ông, và một lần nữa gửi một thông điệp tới nhân loại: Chúng ta nên ngừng gây ô nhiễm hành tinh trước khi quá muộn.

Một trong những điều tuyệt vời nhất về hòn đảo nổi này là nó có thể được di chuyển đến bất kỳ điểm nào khác chỉ với sự trợ giúp của những cánh buồm hoặc một chiếc thuyền. Cuộc sống trên đảo được định hướng theo mô hình tự cung tự cấp. Ngoài việc bạn có thể trồng trái cây, rau và thảo mộc ở đó, ngôi nhà còn được trang bị máy điều hòa không khí, tủ lạnh và các thiết bị gia dụng khác hoạt động nhờ năng lượng mặt trời.

Đảo Joyxee là hòn đảo thứ hai mà Richart đã xây dựng. Đảo nổi đầu tiên của ông, Spiral Island, được xây dựng vào năm 1998, nhưng đã bị cơn bão Emily phá hủy vào năm 2005. Richart đã dành vài năm tiếp theo để thu thập chai nhựa rỗng cho dự án tiếp theo của mình, đảo Joyxee, mà ông đã hoàn thành vào năm 2008. Đầu năm 2019, Joyxee đã phải đương đầu với một cơn bão và các bờ rìa của nó trở nên lỏng lẻo.

4

Hòn đảo đã nhiều lần bị tổn thất sau những cơn bão, nhưng Richart vẫn sẽ không từ bỏ. _ © Richart Sowa / Facebook

Nhưng Richart Sowa quyết tâm giữ cho dự án của mình tồn tại và phát triển, và ông dự định sẽ sửa chữa các bờ rìa trong năm nay và giới thiệu rộng rãi hòn đảo đã được đổi mới và cải tiến của mình cho công chúng. Richart cũng được mời xây dựng thêm 3 hòn đảo nổi bởi một hội nhóm sinh thái. Vì vậy trong tương lai gần, chúng ta có thể thấy nhiều hòn đảo thiên đường hơn làm bằng chai lọ mà chúng ta thường lãng phí và vứt thẳng vào thùng rác.

5

© Richart Sowa / Facebook

Bạn nghĩ gì về ý tưởng Richart từ để sử dụng chai rỗng làm vật liệu xây dựng? Bạn có muốn sống trên một hòn đảo như vậy không?

Theo: brightside.me
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.