• Về đầu trang
Minh Ngọc
Minh Ngọc

Bí ẩn đằng sau thuật 'tự ướp xác' ngay từ khi còn sống của các nhà sư Nhật Bản

Kinh dị

Khi Phật giáo trải rộng khắp các nước châu Á trong nhiều thế kỷ qua, nhiều giáo phái Phật giáo và giáo lý khác nhau đã xuất hiện khi tôn giáo này tiếp xúc với văn hóa bản địa. Một số tu sĩ Phật giáo thấy rằng mọi thứ trong cuộc sống này đều rất thiêng liêng, và những tín đồ của họ phải vô cùng thận trọng khi đi lại trong đền để tránh việc không may giẫm phải một con kiến hay những côn trùng nhỏ khác. Tuy nhiên, các giáo phái khác thì lại có những tín ngưỡng và phong tục khá kỳ lạ, như học cách tự ướp xác để đạt đến cảnh giới giác ngộ cao nhất.

Tự ướp xác đã có mặt thế kỷ 11 đến thế kỷ 19 và nó phổ biến nhất là ở quận Yamagata, Nhật Bản cho đến khi Thiên hoàng coi nó là một hình thức tự sát và ban lệnh cấm. Thế nhưng có nhiều nhà sư vẫn tiến hành theo nghi thức này, ngay cả khi đã có lệnh cấm.

7 115303

Theo truyền thuyết, ý tưởng về việc tự ướp xác được tổ sư Kūkai, người sáng lập trường Phật giáo Shingon ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ thứ 9. Bản thân ông có lẽ là người đầu tiên thực hiện nghi thức này. Hai thế kỷ sau khi Kōkai qua đời, tiểu sử về ông được tìm thấy và trong đó nói rằng ông không qua đời mà tự ướp xác mình khi đang ngồi trong trạng thái thiền định. Sau khi ông tái sinh vào hàng triệu năm sau, ông sẽ giúp những người khác tiến vào trạng thái niết bàn.

xac uop7

Các nhà sư thực hiện nghi thức này tin rằng những nỗi thống khổ mà họ phải chịu trước khi qua đời sẽ giúp cứu chuộc tội lỗi mà nhân gian đã gặp phải. Sau khi viên tịch, họ sẽ được tái sinh ở miền cực lạc và có năng lực để bảo vệ hàng triệu người trước tai ương. Nhưng để thực hiện điều đó, thì thi thể của họ ở trái đất phải được bảo vệ vẹn toàn.

Trước khi bắt đầu quá trình tự ướp xác, có một số bước cần phải thực hiện. Ban đầu người thực hiện phải theo một chế độ ăn khắc nghiệt để cơ thể của họ có thể thích nghi với quá trình này. Nghi thức ăn uống đặc biệt đầu tiên kéo dài một nghìn ngày và được theo sau bởi một chu kỳ ngặt nghèo hơn trong một nghìn ngày sau, tất cả được làm để khử nước và quan trọng hơn là loại bỏ tất cả vi khuẩn và giòi ăn trong thi thể khi bị phân hủy.

Các nhà sư Phật giáo không coi quá trình này như một hình thức tự sát, thay vào đó họ thấy nó như là con đường dẫn đến sự giác ngộ tối thượng. Nếu họ đạt được trạng thái Sokunshinbutsu (Phật sống) sau giai đoạn chuẩn bị, tức xác chết của họ được tìm thấy nguyên vẹn một ngàn ngày sau khi viên tịch, điều này có nghĩa là nhiệm vụ đã được hoàn thành.

800px the mumified munk

Giai đoạn một bắt đầu với một chế độ ăn khắc nghiệt trong đó các nhà sư chỉ được phép uống nước, ăn hoa quả, quả hạch và các loại hạt được tìm thấy trong rừng núi. Chế độ ăn này sẽ khiến họ mất đi lượng lớn chất béo và cơ bắp trong cơ thể. Trong giai đoạn hai, chế độ ăn của họ ngặt nghèo hơn, chỉ ăn những thứ như rễ và vỏ cây thông. Nhiều nhà sư còn dùng một loại trà độc từ vỏ cây sơn. Nhựa cây sơn vốn dùng trong các sản phẩm sơn mài, nhằm tích tụ độc tố trong cơ thể để đề phòng các loại côn trùng, giòi bọ xâm phạm di thể của họ.

dhm6nxpxgaiosbu

Khi quá trình này hoàn tất, các nhà sư đang hấp hối được đặt sống vào một huyệt mộ hình tròn có ống thông hơi dưới lòng đất trong tư thế tòa sen và trên tay cầm một cái chuông. Thi thoảng nhà sư sẽ rung chuông để báo hiệu cho các phật tử khác là họ còn sống. Ngay khi chuông dừng hẳn, người ta mở huyệt mộ, tháo ống dẫn khí, và niêm phong chỗ này thêm một ngàn ngày nữa.

Sau đó, các ngôi mộ được tháo niêm phong và các nhà sư sẽ kiểm tra xem thi thể có dấu hiệu bị phân hủy không. Một số nguồn tin cho rằng có khoảng 24 người đã thực hiện được nghi thức này thành công. Những người khác nói rằng có nhiều hơn nhưng tài liệu về họ đã bị thất lạc. Nếu như di thể không bị tổn hại, họ được cho là đã chạm đến trạng thái Sokunshinbutsu và sẽ được thỉnh về chùa và thờ cúng như một vị Phật sống. Còn nếu thất bại thì họ vẫn được nhớ đến và tôn vinh vì những nỗ lực của mình.

sokushinbutsu2

Hiện nay ở Nhật Bản chỉ còn một số xác ướp nhà sư trong các ngôi đền. Và một trong những xác ướp được biết đến nhiều nhất là xác của Shinnyokai-Shonin, người sống từ năm 1687 cho đến năm 1783. Shinnyokai đã trở thành Sokushinbutsu khi ông lên 96 tuổi và hiện thi thể của ông được đặt trong một ngôi đền riêng biệt tại đền Dainichi-Boo. Shinnyokai mặc một bộ trang phục thường được mặc trong những nghi lễ đặc biệt. Đồ cũ của ông được dùng như là một đồ hộ mệnh rồi được bán cho những người đến thăm chùa.

shinnyokai

Người cuối cùng thực hiện Sokushinbutsu là một tu sĩ tên là Bukkai. Khi Thiên hoàng ban lệnh cấm hành vi tự ướp xác vào năm 1877, ông vẫn tự thực hiện nghi thức này và chính hành động này đã khiến ông bị coi như là một gã khùng bởi những người thời đó. Bí mật về di thể của ông đã được giữ kín cho đến năm 1960 và khi các nhà nghiên cứu từ trường đại học đến khám nghiệm thì họ đều vô cùng bất ngờ bởi cơ thể ông được bảo tồn một cách hoàn hảo.

Ngày nay, Sokushinbutsu đã thuộc quá khứ, nhưng mọi người vẫn vô cùng quan tâm tới nó, và du khách vẫn đổ xô đến những ngôi đền có những xác ướp thế này. Bên cạnh Nhật Bản ở các nước khác như Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã từng ghi nhận các trường hợp tự ướp xác tương tự.

Theo: The Vintage News
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.