• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Phương pháp chữa bệnh tâm thần - Góc khuất đen tối trong lịch sử y học

Kinh dị

Dù là say rượu, phản nghịch, "thẩm du", nóng nảy, hay yêu người đồng tính hoặc thậm chí yêu phải quả phụ, đều từng được con người đưa vào danh mục những bệnh liên quan đến tâm thần, cần phải được chữa trị. Để rồi những con người “khác thường” trong mắt kẻ khác ấy, đã phải trải qua vô số tra tấn và đau đớn, cuối cùng không ít người đã phải ngã xuống hoặc thật sự trở nên điên loạn.

Thời cổ đại: xua đuổi tà ma

Lịch sử chữa trị bệnh tâm thần, chính là một phần đen tối và không cách nào xoá sổ hoàn toàn trong dòng lịch sử dài lâu của loài người.

Trong đó cách chữa trị bệnh tâm thần cổ xưa nhất là sử dụng bùa phép hoặc cúng tế để xua đuổi tà ma. Nên nếu nói nó là y thuật thì còn chẳng bằng nói nó là thuật đuổi ma.

Ở Châu Âu mấy ngàn năm trước, mỗi khi có người như trúng tà, không ngừng khóc cười, chạy tán loạn quanh thôn xóm thì đều bị cho là ma quỷ ám.

Người thời bấy giờ đưa ra phương án giải quyết là đục một cái lỗ lên đầu người bệnh, để thả ma quỷ trong người họ ra ngoài.

1

Các đục lỗ trên đầu để trục xuất tà ma thời trung cổ

Từ những đầu lâu có dấu hiệu bị khoan sọ được tìm thấy trong các di tích khảo cổ, ta có thể thấy cách này đã tồn tại cách đây hơn 5000 năm.

Từ lý luận khoan sọ trừ ma này, các bác sĩ thời cận đại lại đưa ra một lý luận khác – nguyên nhân người bệnh bị điên là do bị ma quỷ ám lên người, chứng cứ là trong sọ những người này sẽ có một tảng đá.

Nhưng thực tế thì trong lúc khoan sọ, các bác sĩ lấy tảng đá đã chuẩn bị từ trước ra, nhưng lại tuyên bố nó được lấy ra từ trong đầu người bệnh rồi ném nó xuống sông.

Cuối cùng họ chúc người bệnh có thể tỉnh táo và khoẻ lại sau cuộc phẫu, tất nhiên là nếu người bệnh còn sống sau cuộc phẫu thuật khoan não lấy đá này.

Cùng lúc đó, các thầy thuốc Hy Lạp cổ cũng phát triển một lý luận riêng của mình, họ cho rằng bệnh tật đến từ việc chất lỏng trong cơ thể bị mất cân đối.

2

Cách lấy máu chữa bệnh thời cận đại

Và kì kinh nguyệt của người phụ nữ là cách tự nhiên để cơ thể thải độc ra ngoài. Nên dù là sốt, khó sanh hay bị bất kì bệnh gì khác, thì cách chữa cũng chỉ có một: đó là thải nước trong cơ thể ra, cũng tức là thải máu.

Họ sẽ dùng một con dao, cắt lên tay bệnh nhân ra, để máu chảy ra ngoài, từ đó người bệnh sẽ khoẻ lại. Và cách này cũng được áp dụng lên người những bệnh nhân tâm thần. Và họ nghĩ rằng đây là cách hiệu quả nhất, bởi vì sau khi bị lấy máu, các bệnh nhân tạm thời sẽ im lặng và ngoan ngoãn một thời gian.

3

Đến năm 1623, một bác sĩ người Pháp đã đưa ra một bản luận cương về cách chữa trị hiệu quả nhất, bản luận cương này kết luận, nếu người bệnh có một thân thể khoẻ mạnh và ăn uống đầy đủ, thì lấy máu là cách chữa bệnh tương tư và thất tình thích hợp nhất và tốt nhất cho họ.

Đến sau này, người ta lại tìm được một cách lấy máu không đau đớn và không sợ bị phơi nhiễm, đó là phương pháp dùng đỉa hút máu. Dù là bộ phận nào trên cơ thể bị thương hoặc bị bệnh, người ta đều thả đỉa cho nó hút máu bộ phận ấy.

4

Cách cho đỉa hút máu

Phương pháp đáng sợ này vào lúc bấy giờ chỉ dành cho quý tộc và những kẻ đủ tiền để chi trả và hưởng thụ.

Người bị bệnh tâm thần thường được cho hút máu trên cổ hoặc trên mặt. Bởi vì cách lấy máu ít đau đớn này rất được hoan nghênh, nên không ít người đã trở thành chuyên gia nghiên cứu tập tính loài đỉa. Họ cho ra kết luận, đỉa thích hút máu trên vùng da sạch sẽ, trơn bóng, không có lông.

Năm 1848, một tập chí khoa học còn phát hành một bài báo đưa ra lập luận rằng khi đỉa được nuôi trong loại bia tốt nhất, thì sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất, hút được nhiều máu hơn cả.

Mặc khác tuy liệu pháp nhìn có vẻ khó tin, nhưng ở một góc độ nào đó thì những người này đã xem như rất may mắn vì họ vẫn không bị người nhà từ bỏ. Ngược lại với tầng lớp bình dân thì đưa người bệnh nhốt vào bệnh viện tâm thần mới là phương án giải quyết gọn ghẽ nhất.

Vào lúc bấy giờ, khi phát hiện người bị bệnh tâm thần, người ta có xu hướng lập tức cách ly những kẻ khác thường này, để gìn giữ một thế giới thuần khiết không tì vết.

5

Chính vì thế vào thế kỷ 17, các bệnh viện tâm thần mọc lên như nấm, trong số đó bệnh viện Bethlehem xem như nổi tiếng nhất, bởi vì người bệnh được đưa vào đây vì đủ loại lý do vô cùng vớ vẩn:

Margaret Nicholson, định dùng dao ăn đâm bị thương vua George III; tác giả Alexander Cruden bị đưa vào với lý do hẹn hò với quả phụ và có ý định thông hôn với họ hàng gần của mình. Ingrid thì bị chồng đưa vào với lý do cô chỉ biết hưởng lạc, say mê rạp hát, nhạc kịch và dạo phố một cách vô tổ chức.

7

Dù là nhập viện với lý khác biệt thế nào, thì một khi đã vào bệnh viện này, tất cả sinh hoạt của người bệnh sẽ chỉ xoay quanh ba việc “Thúc tả, thúc ói và lấy máu”.

Những người bệnh bị nhận định là nặng thì lại càng thê thảm hơn. Một khi người bệnh có hành vi quá khích, bệnh viện sẽ trực tiếp trói họ lại, cách trói đa dạng từ việc mặc quần áo trói, đội khăn trùm đầu, đến việc bị nhốt vào trong các ghế hạn chế hành động, hoặc dùng dây trói, trói vào trong hai tấm ván gỗ.

6

Trong những căn phòng cấp cứu đó, tiếng khóc, tiếng la mắng và tiếng dây xích va chạm lúc nào cũng hiện diện. Ở trong hoàn cảnh thế này bất kì một người bình thường nào cũng có thể đánh mất lý trí.

Cách điều trị nhân tính: sự thất bại thảm hại

Đến thế kỷ 18, sau phong trào phổ cập kiến thức, ngày càng nhiều người ý thức được thảm trạng của bệnh viện tâm thần. Vì thế xuất hiện các biện pháp chữa trị nhân tính hơn, với mong muốn có thể chữa khỏi bệnh bằng tâm lý, chứ không phải qua cách trừng phạt cơ thể họ.

Năm 1795, viện trưởng Philippe Pinel đã hạ lệnh gỡ hết toàn bộ xiềng xích trên người các bệnh nhân tâm thần, các y tá bắt đầu dạy nghề thủ công cho bệnh nhân, để họ trải qua cuộc sống yên tĩnh, bình lặng. Việc cải cách này giúp bệnh viện tâm thần làm người ta sợ hãi, lần đầu tiên trở thành nơi để điều trị bệnh nhân thực sự.

Tôn sùng sự nhân tính hoá này, thậm chí làm các bác sĩ thử phối hợp theo những vọng tưởng thiên kì bách quái của người bệnh.

1 copy

Từng có một người bệnh cho là mình đã chết, vì thế không ăn không uống, nằm hấp hối trên giường. Vì thế các bác sĩ trét phấn trắng lên mặt, người mặc áo liệm, cầm đồ ăn vào phòng bệnh, ăn no uống say, đồng thời khuyên người bệnh: “Người chết cũng phải ăn uống giống người sống.”

Người bệnh cảm thấy rất có lý, vui vẻ tiếp nhận kết luận này, rồi xuống giường ăn uống, sau đó dần dần tỉnh táo lại.

Có trường hợp một người mắc bệnh rối loạn trầm cảm, nghĩ rằng mình không có đầu. Vì thế các bác sĩ đã đặt một quả tạ lên đầu người này, dưới sức ép cực nặng của quả ta, người bệnh nhanh chóng tin rằng trên cổ mình có một cái đầu nặng trịch.

Nhưng việc điều trị này có duy trì được kết quả lạc quan này lâu không? Đương nhiên không, bởi vì chỉ sau vài năm, người bệnh sẽ lại tái phát. Cách chữa trị tinh thần này không thể giải quyết dứt khoát bệnh tâm thần, vì thế những cách chữa bệnh thiên kì bách quái lại xuất hiện.

8

Trong số đó cách chữa bệnh bằng bàn xoay nổi bật nhất, người phát minh ra cách này là ông nội của Darwin. Ông muốn dùng lực ly tâm, khơi thông mạch máu trong đầu người bệnh, từ đó giúp bệnh tình thuyên giảm.

Người bệnh sẽ được cột vào một cái ghế, bên dưới ghế là một bàn xoay, khi bàn xoay bắt đầu xoay tròn, người bệnh sẽ cảm thấy cực kì bất an. Lúc này, người ta sẽ tăng tốc độ xoay lên, rồi dừng theo một quy luật nhất định. Họ cho rằng làm vậy, bệnh trầm cảm sẽ bị vứt ra ngoài theo lực ly tâm.

9

Cách chữa này vì giúp người bệnh tạm thời rơi vào trạng thái bình tĩnh, nên nhanh chóng thịnh hành và lan ra khắp Châu Âu.

Thực tế cách này thường làm bệnh nhân mắc ói và có khả năng làm bệnh động kinh của họ tái phát. Sau năm 1970, nó mới bị cấm.

Một phương pháp đơn giản hơn nữa đó là chữa trị bằng nước. Bằng cách tưới nước lạnh hoặc nước ấm lên đầu bệnh nhân, người ta tin rằng nó có thể giúp tẩy sạch những thành phần cực đoan trong đầu người bệnh.

Ngay từ đầu bác sĩ sẽ ngâm người bệnh vào nước, tạo hiện tưởng gần giống như bị chết chìm, để mượn sự sợ hãi bẻ thẳng lại hành vi bất bình thường của người bệnh.

10

Cách này sau đó phát triển thành một dạng như nhà tắm công cộng, trong những căn phòng âm u, người bệnh sẽ ngồi xếp hàng ngâm mình từ vài giờ đến vài ngày trong nước, nhiệt độ nước thì chịu ảnh hưởng từ cảm xúc của người bệnh.

Một y tá người Thuỵ Điển đã miêu tả lại cách trên như sau: “Các bệnh nhân có thể ngủ trong bồn tắm, trong quá trình này, chúng tôi sẽ cho đút cơm cho họ ăn, họ sẽ trực tiếp đại tiện tiểu tiện ngay trong bồn tắm.”

Đương nhiên cũng có một số người bệnh bình tĩnh và hành xử bình thường lại, cũng vì thế cách này cũng rất được các bệnh viện yêu thích.

Bị bệnh? Cắt khí quan.

Đến thế kỷ 20, theo sự thành lập cũng như phát triển của hệ thống khám chữa bệnh hiện đại, khoa tâm thần cũng ra đời, lúc này số người bị bệnh tâm thần đột nhiên gia tăng đáng kể. Lấy ví dụ như ở nước Mỹ, đã có lúc số lượng bệnh nhân tâm thần trên cả nước đạt tới con số 400 ngàn người, tạo thành hiện tượng các bệnh viện hết chỗ vì chứa đầy bệnh nhân tâm thần.

11

Bởi vì lượng bệnh nhân quá lớn nằm lại trong bệnh viện, làm các phòng bệnh chật ních và các chi phí y tế đội lên mức đáng kể. Chính vì thế các bác sĩ bức thiết mong tìm ra được cách chữa trị cho các bệnh nhân tâm thần.

Kết quả là khoa học giải phẫu trở nên ngày càng cấp tiến.

Theo sự xuất hiện của tia X, bác sĩ khoa thần kinh có thể nghiên cứu não bộ người bệnh và không cần phải mổ hộp sọ ra. Năm 1920, tờ báo New York Times, hình dung nghiên cứu của bác sĩ tâm thần học Henry Cottons là nghiên cứu tiên phong, chưa từng có và đạt được thành quả khó ai bì nổi.

13

Nghiên cứu tiên phong này chính là loại bỏ khí quan bị bệnh trên người người bệnh. Đầu tiên người ta sẽ nhổ răng người bệnh, nếu không có tác dụng, họ sẽ cắt bỏ các khí quan khác theo thứ tự từ trên xuống dưới như: khoang mũi, amidan, dạ dày, túi mật, lá lách, ruột kết, cổ tử cung, buồng trứng, tinh hoàn,…

Cottons cho rằng, khi loại bỏ khí quan trên cơ thể, bác sĩ có thể bóp chết nguyên nhân dẫn đến tâm lý thất thường của người bệnh, đồng thời ông cũng tuyên bố phương pháp trị liệu này có thể đạt tỷ lệ thành công lên đến 85%

Nhưng ông không hề nhắc đến chuyện, có ít nhất 30% người bệnh, sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khí quan, đã qua đời vì viêm nhiễm.

Mọi chuyện vẫn chưa dừng lại ở đây, vì vào thời kì mà hệ thống giám sát chưa hoàn thiện, con người to gan thế nào, sẽ cho ra bấy nhiêu phương pháp chữa bệnh đáng sợ.

Năm 1938, các bác sĩ lại thử dùng sóng vô tuyến để chữa trị các bệnh nhân tâm thần.

12

Một bệnh nhân được chữa bệnh bằng sóng vô tuyến

Không lâu sau, cách chữa bệnh bằng điện giật chúng ta thường nghe thấy cũng xuất hiện trên sân khấu lịch sử.

Ở đại học Sapienza, Rome, một vài bác sĩ đã đưa một bệnh nhân bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt và không thể nói ngôn ngữ bình thường lên giường điện, rồi bật điện lên mức 100v.

13

Đáng nói là sau mấy tuần được chữa bằng cách giật điện, bệnh nhân này đã khôi phục khả năng nói chuyện bình thường, quay về nhà và trở về cuộc sống bình thường.

Cũng vì thế vào những năm 30 của thế kỷ 20, phương pháp chữa trị bằng giật điện đã trở thành ngôi sao dẫn đường cho nền y học, ngay cả khi bị đau răng, người ta cũng có thể dùng phương pháp này để chữa trị.

Đến sau này, phương pháp giật điện bị lạm dụng và trở nên đáng sợ như những gì chúng ta biết ngày nay.

Vào khoảng những năm 60, ca sĩ Lou Reed của nhóm nhạc đình đám The Velvet Underground, đã bị đưa vào bệnh viện tâm thần New York vì đồng tính và bị điều trị bằng phương pháp giật điện, sau này ông kể lại:

“Họ luồn một vật cứng vào trong miệng, nhét sâu xuống tận cuống họng, để tránh cho bạn cắn vào lưỡi. Họ đeo điện cực lên đầu bạn, sau đó bật điện, hậu quả là bạn mất đi một phần ký ức, đờ đẫn không khác gì một người thực vật.”

Một phương pháp khác cũng nổi tiếng không kém gì phương pháp giật điện, đó là “phẫu thuật cắt bỏ chất trắng trong não”.

Năm 1935, bác sĩ giải phẫu thần kinh người Bồ Đào Nha, Moniz đã tìm thấy linh cảm từ phương pháp khoan sọ của người xưa, ông cho rằng đầu bị bệnh thì nên chữa trị phần đầu. Ông còn thử nghiệm trên tinh tinh, và cho ra kết quả, khi cắt bỏ phần thuỳ não trước của chúng, chúng sẽ trở nên ngoan ngoãn như trẻ con.

Vì thế ông đã thực hiện một thí nghiệm điên cuồng: ông khoan một lỗ nhỏ trên đầu người bệnh, sau đó tiêm cồn vào, để phá huỷ phần thuỳ não của họ. Kì tích là người bệnh này về sau thật sự không còn cố chấp, tuy rằng cô ta trở nên im lặng và đờ dẫn hơn trước nhiều.

14

Người bệnh trước và sau khi loại bỏ thuỳ não

Nhưng hậu quả này không hề ảnh hưởng đến nhiệt tình của Moniz, sau khi hoàn thành khoảng 20 ca phẫu thuật dạng này, ông đã nhận được một giải thưởng Nobel cho nghiên cứu của mình. Dưới sự tuyên truyền của ông, tin vui này đã nhanh chóng lan tràn khắp thế giới.

Ở Mỹ, phẫu thuật cắt bỏ dịch trắng này đã được nâng cấp lên thành liệu pháp nhũ băng, công cụ giải phẫu chỉ là một cái dùi nhỏ. Bác sĩ sẽ đâm nhũ băng từ mí mắt vào đầu người bệnh, sau đó di chuyển nó thật nhanh, như đang quấy trộn não bộ.

16

Sau khi dùng phương pháp nhũ băng, não người bệnh sẽ có hai cái lỗ to

Phương pháp không cần khoan sọ này nhanh chóng được lan truyền vì tính nhanh chóng và hiệu quả cao của nó.

Ở Đan Mạch, chính phủ thành lập hẳn một bệnh viện tâm thần để thực hiện việc cắt bỏ chất trắng cho các bệnh nhân trầm cảm và kén ăn. Ở Nhật, không ít trẻ con cũng được đưa đi làm phẫu thuật dạng này, chỉ vì người lớn cảm thấy chúng cứng đầu, không nghe lời.

Năm 1941, Rosemary 23 tuổi, sau nhiều năm bị động kinh đã được cha mình đưa tới bác sĩ, trong quá trình chữa trị, Rosemary bị yêu cầu ngâm thơ, ca hát, các bác sĩ thì đẩy nhũ băng vào sâu trong đầu cô và quấy đều, sau khi một phần não bị quấy cô bắt đầu nói năng lộn xộn và dần dần im lặng. Cô cũng chính là chị gái của cựu tổng thống Mỹ Kennedy.

17

Chỉ sau 10 phút chữa trị, Rosemary đã trở thành con người khác hoàn toàn, cô như một người thực vật, không thể đứng dậy, không thể nói chuyện, bị đưa vào trại an dưỡng và bị toàn bộ gia đình lãng quên.

Cũng như cô, không ít người bệnh từ đó về sau trở thành một cái xác không hồn, sống trong khoảng không mênh mông, cũng có không ít người vì di chứng phẫu thuật mà tự sát kết liễu đời mình.

Mãi đến năm 1970, các phương pháp này mới vì cấm vì các phong trào nhân đạo. Từ đó, phương pháp chữa trị bằng thuốc trở thành chủ lưu trong việc điều trị bệnh tâm thần. Ít nhất ở các nước Âu Mỹ, những bệnh nhân tâm thần dần được dối xử tốt hơn.

15

Phương pháp nhũ băng

Cho đến ngày nay, loài người vẫn chưa thể tìm hiểu hết về tâm thần học, tuy những thực nghiệm đáng sợ và chết người này đã trôi rất xa, nhưng chỉ cần con người còn sợ hãi những điều khác thường, thì lịch sử chữa bệnh tâm thần đáng sợ này sẽ không bao giờ kết thúc.

Theo: Zhihu
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.