• Về đầu trang
Spock
Spock

Bruno Lüdke - Sát nhân nguy hiểm nhất nước Đức hay nạn nhân của chủ nghĩa bài người khuyết tật dưới thời Đức Quốc xã?

Lịch sử

Vào ngày 29 tháng 1 năm 1943, một nhóm trẻ em đang chơi đùa ở khu Köpenicker Stadtwald, phía đông nam Berlin đã vô tình phát hiện một thứ chúng không nên nhìn thấy. Đó là xác của Frieda Rösner – một người phụ nữ 51 tuổi sinh sống trong khu vực. Bà được cho là bị cưỡng hiếp trước khi bị siết cổ dã man bằng khăn quàng cổ.

retrato bruno ludke

Hiện trường vụ án được người dân miêu tả lại, với sự chú ý đặc biệt cho chiếc xe ngựa của một người khuyết tật trí tuệ

Ngay lập tức, một nhóm điều tra được thành lập, dẫn đầu bởi một ủy viên thám tử trẻ tuổi Heinrich Franz. Chỉ vài tuần sau, anh này đã xác định một nghi phạm của vụ án: Bruno Lüdke, một lao động chân tay có vấn đề về trí tuệ từ Köpenick. Trong quá trình thẩm vấn, tên này thừa nhận đã thực hiện tổng cộng 84 vụ giết người kể từ năm 1924. "Thành tích“ đáng sợ này đã đem lại cho Lüdke biệt danh "Kẻ giết người hàng loạt đáng sợ nhất trong lịch sử Đức".

hqdefault

Chân dung "kẻ sát nhân" Bruno Lüdke

Tuy nhiên, cho đến những năm 1990, một số các nhà nghiên cứu sử học mới lần lại vụ án và đặt nghi vấn về việc, liệu Bruno Lüdke có phải là nạn nhân của hệ thống pháp luật tàn bạo và bất công dưới chế độ Đức Quốc xã. Một học giả ở Đại học Jena xác nhận, "Không có tên sát nhân nào cả, chỉ có duy nhất một nạn nhân của bọn Quốc xã".

Từ trước khi bị bắt, Lüdke đã sớm bị các nhà lập pháp để mắt đến khi bị bắt trong một lần trộm cắp vặt năm 1938. Nhanh chóng, Lüdke được trả tự do vì được chẩn đoán là người thiểu năng nhưng bị gắn mác "khuyết tật" – một trong số các đối tượng bị Quốc xã kỳ thị. Đỉnh điểm cho sự căm ghét "Luật phòng bệnh di truyền cho thế hệ sau", khi cho phép nhà nước tiến hành triệt sản bắt buộc trên 400.000 người khuyết tật về tinh thần và thể chất.

image 1028646 galleryv9 fryt

Dòng chữ trên áp phích có nội dung: 5,50 Mark để nhà nước "an tử" một kẻ tàn tật, để một gia đình lành lặn có thể sống với 5,50 Mark nhằm kêu gọi thực hiện an tử trên những người khuyết tật

Trong cuộc điều tra của mình, Ủy viên Franz tình cờ gặp "Bruno ngu ngốc" khi ngồi xe ngựa do tên này điều khiển. Theo Franz, sự tự do di chuyển và linh hoạt trong thời gian là điều kiện để Bruno có thể rời khỏi hiện trường và gây án tại một nơi khác. Ngay lập tức Lüdke trở thành nghi phạm chính cho vụ án, trong sự ngỡ ngàng của gia đình và cả các cảnh sát địa phương. Vào tháng 3 năm 1943, tên này bị mời lên đồn cảnh sát để thẩm vấn.

Một thời gian dài sau đó, Lüdke tiếp tục bị giữ lại ở đồn cảnh sát để bị tra khảo. Các cuộc điều tra diễn ra tại nhiều địa điểm khác nhau, từ Hamburg, Thuringia đến Munich, khiến cả Ủy viên Franz và Lüdke đều thấy vô cùng mệt mỏi. Để kết thúc cuộc điều tra nhanh nhất có thể, Franz đã gợi ý Lüdke về việc khai man và nhận trách nhiệm trong 84 vụ giết người. Dưới sức ép của một người có quyền lực hoàn toàn áp đảo mình, người đàn ông có trí tuệ tương đương với một đứa trẻ tiểu học đã phải nhận tội, dù vẫn còn rất nhiều câu hỏi liên quan đến vụ án bị bỏ ngỏ.

bruno luedke

Trước kết quả từ cuộc điều tra, Ủy viên Quốc phòng Đế chế Joseph Goebbels đã gửi một lá thư đến người đứng đầu an ninh quốc gia, Heinrich Himmler, thông báo về việc tên sát nhân nguy hiểm nhất nước Đức đã bị bắt. Goebbels đã đề xuất đưa vụ việc ra xét xử công khai để "người dân có thể tận tay giết chết hắn", nhưng Himmler lại có suy nghĩ khác. Dưới bàn tay của Himmler, Lüdke bị đưa đến Viện Y tế Hình sự của Cảnh sát An ninh ở Vienna để biến trở thành con chuột thí nghiệm cho các nghiên cứu khoa học điên rồ ở đây. Sau một năm bị giam giữ và đối xử tàn tệ, "kẻ sát nhân nguy hiểm nhất nước Đức" qua đời vào 8/4/1944, vài ngày sau sinh nhật 36 tuổi của anh ta.

gettyimages 542859131 1024x1024

Bruno Lüdke, kẻ sát nhân nguy hiểm nhất nước Đức chết sau một năm làm vật thí nghiệm cho các thử nghiệm y khoa của Đức Quốc xã

Vụ án trong một thời gian đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trong xã hội Đức. Hầu hết các nhà sử gia hiện đại đều cho rằng, Lüdke là một trong số những nạn nhân của chế độ pháp lý bất công dưới thời Quốc xã, đặc biệt với những người khuyết tật. "Đó là cách để hợp pháp hóa việc truy đuổi và giết bỏ những người Đức 'không phù hợp", theo lời sử gia Axel Doßmann. Vụ việc cũng truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm phim ảnh hay sách báo. Tiêu biểu có thể kể đến phim Spiegel chiếu vào năm 1950, hay bộ phim được đề cử giải thưởng Phim nước ngoài xuất sắc nhất năm 1958 có tên Khi Ác Quỷ Đến Trong Đêm.

nachts 1

Một cảnh trong phim Khi Ác Quỷ Đến Trong Đêm (Nachts, Wenn der Teufel kommt)

Bảy thập kỷ đã trôi qua từ sau cái chết của Lüdke, người ta vẫn chưa thôi tranh cãi về kết cục quá bi thảm cho người đàn ông khuyết tật này, hay sự công bằng cho các nghi phạm của những vụ án mang tầm cỡ quốc gia như vậy. Theo giải thích của sử gia Doßmann, kẻ thủ ác thực sự đôi khi lại không xuất hiện dưới hình hài con người, mà lại chính là tham vọng tiền tại, địa vị của con người. Không bao giờ là đủ thỏa mãn lòng tham của những kẻ làm công tác thi hành pháp luật thiếu tư cách như Franz và cái kết đau buồn của Lüdke chỉ là một ví dụ cho sự nhỏ bé của những phận người khuyết tật trong một thế giới tàn nhẫn như vậy.

Theo: Welt

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.