• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Chuyện ăn uống trong Tử Cấm Thành hoá ra cũng phức tạp chẳng kém gì chuyện 'cung đấu'

Lịch sử

Tử Cấm Thành như một vương quốc nhỏ, có vui vẻ cũng có buồn bã biệt ly, người bên ngoài hâm mộ cuộc sống xa hoa dâm mĩ bên trong, người trong cung lại chén ghét cảnh phồn vinh giả tạo, một lòng nghĩ tới cảnh tự do tự tại ngoài cung.

1

Dù là trên sách hay là qua TV, chúng ta luôn nhìn thấy những cảnh ăn uống trong hoàng cung, cho dù không thấy được cũng phải cố mà tưởng tượng. Hôm nay không cần tưởng tượng nữa, chúng ta hãy trực tiếp tìm hiểu về một bữa ăn trong Tử Cấm Thành nào.

Nhà bếp trong cung đình

2 1

Hệ thống quản lý ngự thiện trong nhà Thanh chủ yếu chia làm Quang Lộc Tự và Nội Vụ Phủ, nắm giữ tài chính, quân đội cũng như hậu cần trong cung, tất cả việc điều phối nguyên liệu nấu ăn đều phải do hai cơ cấu này thống nhất nhập vào và xuất ra. Quang Lộc Tự là nơi chuyên dùng tổ chức yến tiệc quốc gia, thường xuyên phối hợp với Lễ bộ, phụ trách các lễ mừng, hiến tế, tiếp đón ngoại sứ và các đại thần trong triều; Nội Vụ Phủ thì quản lý bữa ăn hàng ngày trong cung.

2

Chúng ta thường nghe về Ngự Thiện phòng, nhưng tên đầy đủ của nó phải là Ngự Trà Thiện phòng, thời kỳ đầu nó nằm ở phía đông Trung Hoà Điện, bên trong có nhà bếp, phòng trà và phòng ăn, tất cả đều lệ thuộc vào Nội Vụ Phủ. Ngự Thiện phòng bên trong lại chia làm Huân cục, Tố cục, Phạn cục, Điểm Tâm cục và Quải Lô cục.

Huân cục phụ trách xử lý các loại thịt cá, Tố cục phụ trách quản lý rau dưa, Phạn cục phụ trách cơm cháo, Điểm Tâm cục quản lý các loại bánh trái, đồ ngọt, Quải Lô cục thì quản các món ăn.

Hàng năm Ngự Thiện Phòng đều sẽ cho ra đời các món ăn mới vô cùng ngon miệng, chủng loại phong phú, dù là cách nấu, cách trình bày, hay cách sắp xếp bàn đều có yêu cầu cực kì nghiêm khắc, có thể nói tập hợp đủ các thành quả từ cổ chí kim.

3

Đương nhiên ngoại trừ Ngự Thiện phòng, thì các nhân vật quan trọng trong cung như hoàng thái hậu, Hoàng Hậu, phi tử được sủng ái, các hoàng tử đều có Trà phòng riêng của mình, khi ăn chán cơm tập thể trong Ngự Thiện phòng, họ sẽ tự mở các Tiểu Táo, để ăn những món ăn riêng hợp khẩu vị hơn, quan trọng nhất là nguy cơ bị đầu độc sẽ giảm thiểu không ít.

Quy định khi dùng bữa

Người Trung Quốc quan niệm dĩ thực vi thiên, cho nên đám hoàng tộc an nhàn sung sướng trong hoàng cung, hàng ngày trừ việc lục đục với nhau, đi ngủ, tản bộ, thì ăn cơm đã thành chuyện quan trọng nhất.

Hoàng Đế

3 1

Hoàng đế ăn cơm phải gọi là Dùng bữa hoặc Tiến thiện, thời Thanh người Mãn chỉ ăn hai bữa chính, lần lượt là bữa sáng và bữa tối, bữa sáng vào khoảng 7-9h, bữa tối vào khoảng 13-15h, buổi tối còn có ăn khuya, trong khoảng thời gian giữa các bữa, hoàng đế đói có thể truyền lệnh xuống bất kì lúc nào, cho nên Ngự Thiện phòng luôn có thái giám đi theo sát bên hoàng đế chuẩn bị gọi món.

4

Thức ăn của hoàng đế đều phải được các đại thần trong phủ Nội Vụ lập hồ sơ, sau đó mới được nấu, vừa tới giờ cơm, thái giám sẽ lấy ra một loạt các hộp cơm màu đỏ bày đặt trên bàn, mỗi hợp cơm có một thái giám lớn tuổi canh chừng. Thái giám Thị Thiện phải dùng thẻ bạc kiểm tra xem đồ ăn có độc không, sau đó tự mình ăn thử các món ăn (Thử thiện), cuối cùng mới dâng lên cho hoàng đế.

Hoàng đế dùng bữa, có quy chế cố định, thời kì hưng thịnh nhất, mỗi bữa có 120 món chưa kể món chính, điểm tâm, hoa quả các thứ. Sau này quốc khố thiếu hụt, giảm thành 64 món, 32 món, 24 món, tới thời Từ Hi thái hậu thì tăng lên 100 món, ở khía cạnh nào đó gia tốc sự diệt vong của nhà Thanh.

5

Ai biết lịch sử đều biết hoàng đế không dễ làm, nhìn cả bàn món ngon đó, nhưng không thể như chúng ta bây giờ vùi đầu vào ăn, mỗi món cho dù ngon thế nào, cũng không được ăn quá ba đũa, nếu không 10 ngày nữa tháng cũng đừng mơ nhìn thấy món đó nữa, đương nhiên đây là vì để tránh cho người ngoài biết được khẩu vị của hoàng đế, giảm thiểu tình trạng bị hạ độc.

Cả bữa ăn có gần trăm món, hoàng đế đương nhiên không ăn hết, đồ ăn dư sẽ ban thưởng cho phi tần, hoàng tử, công chúa hoặc các đại thần, đôi khi là các thái giám cung nữ quyền thế cũng sẽ được ăn thử.

6

Hoàng đế khi dùng cơm chỉ có một mình, thời kì đầu có âm nhạc, ăn cơm xong sẽ có hoa quả, nước trà.

Hậu phi

Thức ăn của hậu phi đương nhiên không sánh bằng hoàng đế, dựa theo cấp bậc của các phi tần, các bữa ăn của họ cũng sẽ được phân theo cấp bậc, nhưng chúng ta đều biết bữa cơm của hoàng gia không phải ăn cơm mà triển lãm sự xa hoa, phô trương, cho nên dù là các Đáp Ứng tầng chót, thì một bữa cơm của họ cũng bằng một ngày cơm của dân chúng.

7

Ở đây xin điểm sơ qua về tiêu chuẩn chén đĩa của hậu phi, sứ vàng là tượng trưng cho hoàng quyền, cá một bàn toàn là sứ vàng có khắc mây rồng là của hoàng đế, hoàng thái hậu, hoàng hậu, bên ngoài sứ vàng bên trong tráng trắng là Hoàng Quý Phi, vàng xanh là Quý Phi, Phi, vàng nhạt là Tần, xanh là Quý Nhân, năm màu là Thường Tại.

Mời khách, mọi người cùng mệt

8

Mỗi bữa cơm hằng ngày trong cung hầu như đều do phủ Nội Vụ và các Trà phòng xử lý, nhưng vì là tượng trưng quyền lực của quốc gia, hoàng đế phải định kỳ mở tiệc chiêu đãi quần thần, hậu cung, các ngoại sứ, lúc này, các bữa tiệc đó sẽ do Quang Lộc tự và Lễ bộ sẽ phụ trách.

Yến hội cung đình nhà Thanh cực kì xa hoa, các món ăn cực nhiều, lễ nghi quy định cũng nhiều không kém, chia làm gia yến trong cung và đại yến ngoài cung.

Gia yến trong cung là khi cả nhà hoàng đế ăn mừng các loại lễ trong gia đình như kết hôn, mừng thọ, nếu hoàng thái hậu còn sống, vậy gia yên mừng thọ của bà có quy cách cao nhất.

Hoàng đế mỗi ngày trừ việc đến thăm hỏi hai lần, còn phải tới ăn cơm với thái hậu, đặc biệt là các ngày lễ và ngày sinh, đây là chuyện lớn trong cung, gia yến long trọng là chuyện không thể thiếu.

10

Làm vua thì chuyện chiêu đãi quần thần cũng không thể thiếu, những ngày lễ lớn, hoặc dịp quan trọng như đại quân xuất phát, chiến thắng trở về, sau kì khoa cử và những chuyện khác, hoàng đế đều tổ chức tiệc mừng, trong đó quy cách tiệc ở điện Thái Hoà lớn nhất.

11

Vào ngày Tết, Đông Chí, lễ Vạn Thọ hàng năm hoàng đế đều sẽ tổ chức tiệc ở điện Thái Hoà, chiêu đãi vương công các dân tộc thiếu số và ngoại sứ nước ngoài; quá trình này vô cùng phiền phức, mỗi một hành động đều có quy định chặt chẽ, làm xong hết, đồ ăn cũng đã nguội.

Bữa tiệc có quy cách lớn nhất được ghi lại là Thiên Tẩu Yếu, vào năm Khang Hi năm mươi hai và sáu mươi, năm Càn Long năm mươi và sáu mươi, đều từng tổ chức Thiên Tẩu Yến, đặc biệt là vào năm Càn Long sáu mươi, bữa tiệc tổng cộng đã chiêu đại hơn năm nghìn người già.

12

Vì tổ chức vào mùa đông, nên hầu như món chính của Thiên Tẩu Yến đều là các món lẩu nóng hầm hập.

13

Nhưng những bữa tiệc hao tài tốn của tô điểm mặt ngoài này theo quốc lực suy yếu đã dần biến mất, mãi tới thời Từ Hi thái hậu mới được mở lại, cũng làm chút của cải cuối cùng của vương triều bị vét sạch.

14

Theo: Zhihu
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.