• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Cuộc đời vĩ đại của cha đẻ Mì ăn liền: Vào tù, phá sản để rồi 60 tuổi làm cả thế giới phải nghiêng mình (P2)

Lịch sử
Sự ra đời của mì ly

24

Vào những năm 70, một lần nữa Andō Momofuku lại dựa vào những phẩm tính này của mình để vượt qua nguy cơ, vực dậy công ty Nissin Foods đang trên bờ vực phá sản. Từ đó khai phá ra một sản phẩm mới: Mì ly.

Với những người hiện đại như chúng ta mà nói đó có lẽ là thứ quá quen thuộc, thậm chí chắc không ít người sẽ nói chẳng qua chỉ là bỏ mì vào trong một cái ly rồi đóng gói lại mà thôi. Thế nhưng trước năm 1971, hoàn toàn không có thứ gọi là mì ly này. Buồn cười là mì ăn liền ra đời vào năm 1958, nhưng đến tận năm 1971, mì ly mới được cho ra đời.

Có lẽ là vì “những thứ quan trọng thường hay tới trễ một bước dù là tình yêu hay cuộc sống" - The Best Divorce

Lúc ấy nếu Andō Momofuku không thể phát minh ra mì ly, nói không chừng công ty Nissan Food của ông cũng đã phá sản và biến mất khỏi lịch sử mì ăn liền.

10

Năm 1965, ngành công nghiệp mì ăn liền ngày càng phát triển, không ít công ty với các sản phẩm độc đáo ra đời chiếm lĩnh hầu hết thị trường mì ăn liền. Andō Momofuku bắt đầu dự cảm được nguy cơ sắp giáng xuống. Khi mức tăng trưởng định kì của công ty ngày càng giảm, công ty buộc phải giảm biên chế và tiền lương của nhân viên.

Lúc ấy Andō Momofuku đã nói với K.Matsumoto – một nhân viên vừa vào công ty, tiền lương thấp tới mức chỉ có thể ăn mì ăn liền sống qua ngày rằng: “Matsumoto, chúng ta nhất định phải phát minh ra một sản phẩm mới, nếu không thì công ty này sẽ sụp đổ.”

Sau đó ít lâu Andō Momofuku vốn định mang theo mì ăn liền đến Mỹ thử thời vận, thị trường mì ăn liền ở Nhật lúc này đã bão hoà, ông chỉ có thể hy vọng đến Mỹ để mở ra một con đường mới.

Trong một lần gặp gỡ và giới thiệu sản phẩm cho một siêu thị ở Mỹ, có người đã hỏi Andō Momofuku rằng: “Ông định để chúng tôi ăn gói mì này thế nào?” Hoá ra là vì ở các nước phương Tây chén đựng canh của họ hoặc quá nhỏ, hoặc quá cạn không thể nấu chín mì được. Từ đây Andō Momofuku đã nảy ra một sáng kiến mới, một sáng kiến làm thay đổi thị trường mì ăn liền hiện tại.

13

Một phát kiến vĩ đại khiến cả thế giới nghiêng mình

Sau khi về nước ông đã gọi K.Matsumoto và các nhân viên quan trọng vào phòng họp, ông lấy ra một cái chén, bẻ vắt mì làm hai nửa bỏ vào trong. Rồi nói: “Nếu chúng ta có thể làm ra được vật chứa thế này, rồi bỏ mì vào trong đó để bán, giúp người tiêu thụ có thể ăn mì bất kì lúc nào, nó chắc chắn có thể cứu được công ty đang trên đà sụp đổ này.”

Sau quá trình thảo luận, việc nghiên cứu đã được giao cho K.Matsumoto, Andō Momofuku đưa ra những yêu hết sức hà khắc cho K.Matsumoto:

Thể tích vật chứa chỉ được giữ ở mức 300ml.

Lượng mì trong chén phải bằng lượng mì trong gói.

Ngoài ra phải được nấu chín trong vòng 3 phút.

Sau khi bắt tay vào nghiên cứu K.Matsumoto phát hiện chuyện này không hề đơn giản, vì độ dày của một vắt mì ăn liền chỉ khoảng 2cm, lúc chiên sẽ rất dễ khống chế độ chín của mì.

14

Nhưng mì ly vì phải có kích thước phù hợp với vật chứa, tức là mì phải được làm ở dạng hình trụ tròn. Lúc này kích thước của nó cần phải dày ít nhất 6cm. Điều này tạo thành vấn đề rất lớn trong khi chiên mì, vì vắt mì quá dày, nên mỗi lần chiên không phải là ngoài giòn mềm thì là bị chiên cháy. Với một tay mơ như K.Matsumoto mà nói thì đây quả thật là vấn đề nan giải.

Cũng trong lúc này Andō Momofuku tìm tới Ohno Kazuo. Ngay từ đầu Ohno Kazuo vào làm cho Nissan là vì nghe nói công ty này có ý định chuyển hướng về phát triển thuốc, và ông hoàn toàn không có hứng thú nghiên cứu về mì ăn liền. Cho nên thời gian đầu vào công ty, Ohno khá nhàn nhã, nhưng Andō Momofuku đã nhận ra tài năng thực thụ của Ohno nên đã tìm tới ông để nghiên cứu làm gia vị mới cho mì ăn liền.

17

Bởi vì Andō Momofuku biết chỉ có thêm ly chưa thì chưa chắc đã có thể đả động đến người tiêu thụ, hiện giờ trên thị trường có vô số các sản phẩm mì ăn liền khác nhau, nếu muốn sáng tạo một con đường mới thì phải sáng tạo hoàn toàn, làm các đối thủ trở tay không nghiệp.

Lúc ban đầu khi nghe Andō Momofuku nói muốn mình nghiên cứu gia vị mì ăn liền, Ohno tỏ ra rất khinh thường, nhưng vẫn nhận nhiệm vụ này. Ông bắt đầu nghiên cứu các loại rau củ, đầu tiên ông thử sấy khô cà rốt, nhưng sau khi sấy khô cà rốt biến thành màu trắng bệt, rau thì bị nghiền nát trong quá trình sấy,…

Ohno khá thất vọng trước những thất bại này, bởi vì chắc chắn không ai muốn mở ly mì ra và nhìn thấy những miếng cà rốt sấy khô trắng bệch hay những vụn rau, chỉ có tiêu là còn giữ được nguyên vẹn. Nhìn thấy thành phẩm tệ hại này Andō Momofuku lập tức phủ quyết: “Không phải ai cũng thích tiêu, hãy tiếp tục cố gắng, thành bại của sản phẩm này phụ thuộc hết vào cậu đấy.” Nhưng chưa đợi Ohno tìm được cách giải quyết các loại rau củ, thì Andō Momofuku đã nghĩ ra một ý mới, ông bảo mình tìm ra được một gia vị mà ai cũng sẽ thích.

Gia vị mà Andō Momofuku nói tới chính là tôm bóc vỏ.

15

Vào thời điểm đó tôm có giá trị kinh tế rất cao, nếu bỏ vào trong ly mì, nó sẽ như một lời ám chỉ với người tiêu dùng rằng đây là món đồ xa xỉ. Ohno tìm một vài loại tôm thường gặp để thử nghiệm nhưng không loại nào thành công, nếu còn tiếp tục nghiên cứu nữa thì biết đến bao giờ, phải biết chỉ riêng các chủng loại tôm được khai thác hiện nay đã có tới 2500 loại. Mãi tới một ngày nọ, ông nghe kể về một loại tôm được dùng để làm salad.

Ngay lập tức ông chạy tới quán cơm Tây mua tôm về thực nghiệm, sau 20 mấy tiếng trong phòng thí nghiệm, loại tôm này vẫn giữ nguyên màu đỏ tươi sau khi trải qua quá trình sấy khô.

Về phía K.Matsumoto, dưới sự trợ giúp và hướng dẫn của Andō Momofuku, ông cũng đã tìm được cách chế tạo vắt mì bỏ vào trong ly.

18

Vấn đề tiếp theo của họ là phải dùng tài liệu gì để làm ly đựng mì và ly mì này sẽ có hình dáng thế nào, mỗi một vấn đề mới xuất hiện Andō Momofuku đều theo dõi sát sao và tìm cách khắc phục. Chính vì thế, vào lúc này Andō Momofuku đã 60 tuổi vẫn quyết định được ăn cả về không, ông chạy tới nước Mỹ, đặt mua dây chuyền đóng hộp tự động. Trên đường bay từ Mỹ về Nhật, khi được tiếp viên phát cho hộp thức ăn, phần nắp hộp được làm từ giấy tráng bạc, có độ dày nhất định và chống thấm nước, vào lúc này ông đã quyết định cũng áp dụng cách này cho phần nắp ly mì của mình.

Còn về chuyện tạo hình vắt mì thế nào, thì Andō Momofuku đã nghĩ ra trong lúc đang nằm trong ổ chăn, ông dùng cách đảo ngược tư duy, tức là nghĩ xem làm cách nào để ly bao quanh vắt mì chứ không phải là để vắt mì bỏ vào ly. Từ đó không dễ dàng giải quyết được vấn đề K.Matsumoto đang nghiên cứu bấy lâu nay.

Ngay lập tức ông đăng ký độc quyền, và năm 1971, ly mì đầu tiên đã được ra đời. Akiyama Akihisa - ở phòng kinh doanh đã cầm ly mì đầu tiên này đến trường đua ngựa và sân bóng chày để tìm hiểu thị trường. Kết quả cách xa cả vạn dặm so với mong muốn ban đầu. Đêm đó Akiyama buồn bã đi về nhà, chợt anh ngẩng đầu nhìn lên ánh đèn toả ra từ các cao ốc văn phòng, anh chợt loé lên một suy nghĩ rồi chạy ngay vào sở phòng cháy chữa cháy.

21

Lúc bấy giờ trong sở chỉ còn các nhân viên trực đêm, không ít người đang ngồi lật xem tạp chí. Akiyama vội vàng lấy ly mì ra mời mọi người ăn thử, những người ăn thử đều khen ngợi ly mì. Đạt được thành công đầu tiên, Akiyama tiếp tục đi tìm tới công nhân làm ca đêm ở các công trình, các y tá trực đêm, những bác tài lái xe đường trường,…

Năm ấy công ty Nissan Food, mang theo 20 ngàn ly mì, tổ chức bán công khai ở đầu một con đường ở khu Ginza, thu hút số đông người tò mò đến dùng thử, mỗi người cầm một ly mì ăn thử, hình thành một đội ngũ ăn mì dài dằng dặc.

Chỉ trong hơn 4 tiếng đồng hồ, toàn bộ 20 ngàn ly mì đã được bán sạch, lại một lần nữa Andō Momofuku dùng nghị lực và trí tuệ của bản thân, sáng tạo ra một sản phẩm làm thay đổi thị trường tiêu dùng thế giới, đưa công ty Nissan Food lên vị trí bá chủ.

19

Sau này mì ăn liền và mì ly trở thành một trong những ngành sản xuất thu lời lớn nhất ở Nhật.

Vào năm 1991, nền kinh tế Đông Âu sụp đổ, khuyết thiếu lượng lớn thức ăn, chính phủ Nhật đã gửi 1 triệu 360 ngàn ly mì sang giúp đỡ, cứu được không biết bao nhiêu sinh mạng vào mùa đông ấy, cho mọi người nhìn thấy hy vọng để tiếp tục sống sót.

Sau này, Ohno tách ra riêng, tự mình xây dựng một công ty thực phẩm ướp lạnh và làm khô. Nhưng ông vẫn luôn ngưỡng mộ trí tuệ và sự quyết đoán của Andō Momofuku, ông từng chia sẻ: “Tôi vô cùng biết ơn ông Andō Momofuku, nếu không có lần thử thách đó, thì tôi chỉ biết nhìn vào những gì trước mắt mà không biết đâu mới là giá trị cuộc đời mình, có lẽ tôi sẽ vô tri vô giác sống cả đời này.”

22

K.Matsumoto cũng chia sẻ: “Trải qua nhiều năm như vậy, tôi mới nhận ra, chúng tôi đã tạo ra một sản phẩm vĩ đại thế nào.”

Sự ra đời của mì ly, với chúng ta mà nói chỉ là cho vắt mì thêm một cái ly, nhưng Andō Momofuku đã tốn tổng cộng 5 năm từ năm 1965 – 1971, mới nghiên cứu ra được. Sự nghiêm túc và kiên trì từ ý tưởng cho tới hiện thực của ông đã tạo nên bước nhảy vọt cho Nissan.

Lúc ấy ông đã 60, nhưng vẫn không hề nhún nhường chịu thua trước bất kì khó khăn nào. Tư duy sắc bén và sự sáng tạo đương nhiên quan trọng, nhưng cũng như Andō Momofuku đã nói: “Linh cảm tạo ra sáng tạo, cứng cỏi và kiên trì mới là đất lành để linh cảm phát triển.”

25

Cả cuộc đời Andō Momofuku, từ năm 22 tuổi bắt đầu gây dựng sự nghiệp, cho đến phá sản, thất bại rồi ngồi tù. Rồi đến gần 50 tuổi lại trở về với hai bàn tay trắng. Chỉ dựa vào sự kiên cường của mình Andō Momofuku đã sáng tạo ra linh cảm, từ đó giúp linh cảm của mình nở hoa kết quả trở thành cây đại thụ che trời, thậm chí đến tận khi về hưu, ông vẫn không ngừng tìm kiếm cái mới.

Mãi tới năm 2005, Andō Momofuku đã 95 tuổi còn có thể sáng tạo ra mì ăn liền có thể ăn được trong môi trường không trọng lực, để cung cấp thực phẩm cho các nhà phi hành vũ trụ. 2 năm sau khi mì ăn liền có thể dùng trên vũ trụ được phát minh, Andō Momofuku đã qua đời ở tuổi 97, ông từng chia sẻ bí quyết để mình trường thọ là, mỗi ngày ăn một chén mì…

70d2a52047964143b030d339d1d81703

Theo: Sohu

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.