• Về đầu trang
Spock
Spock

Cuộc sống bên trong Tử Cấm Thành (Kỳ 1): Ly kỳ chuyện tuyển phi và những bi kịch khó ai thấu trong 'Tam cung lục viện'

Lịch sử

Tất cả, cứ mang phận nữ nhi sống phía bên trong Tử Cấm Thành đều luôn bị canh gác nghiêm ngặt từ phía bên ngoài. Họ bị cấm ra vào Chánh điện và bén mảng đến khu vực phía bắc trong cung. Đa phần phụ nữ bên trong Tử Cấm Thành là các cung nữ, nữ quan, nhưng chỉ một số ít trong đó có cơ hội mang long thai, đồng nghĩa với một cơ hội đổi đời.

Nếu sinh được con trai, những cô gái này sẽ được tuyển vào hậu cung và chính thức đứng trong hàng ngũ phi tần của người đàn ông quyền lực nhất thiên hạ. Thế nhưng, đây là một quá trình vô cùng phức tạp, và ngay cả khi thành công, họ cũng phải rất nỗ lực để tồn tại.

Các phi tần trong cung sẽ được tuyển từ đâu?

Phụ nữ bắt đầu được tuyển để làm tú nữ từ thời nhà Kim (265 - 420 sau Công nguyên) và các tiêu chí lựa chọn cũng thay đổi theo từng thời vua khác nhau. Ví dụ, vào triều Minh, nhà nào cũng phải cho con đi tuyển chọn.

Nhưng vua Thuận Trị nhà Thanh (1638 - 1661) lại chỉ giới hạn số tú nữ được tuyển vào cung bằng cách không tuyển con gái Hán, chỉ tuyển từ những gia đình trong thuộc Bát Kỳ (Bát Kỳ là một chế độ tổ chức quân sự chính trị của người Mãn) trước kia, mà chủ yếu là người Mãn và người Mông Cổ.

Bộ Hộ sẽ là cơ quan gửi thông báo đến các quan lại cấp trung ương và địa phương để họ có thể tiến hành sàng lọc và tuyển chọn ngay từ ban đầu. Sau đó, một danh sách những người được chọn sẽ được gửi lên cho triều đình ở Bắc Kinh và Bộ Hộ. Bộ này sau đó cũng sẽ đặt ngày để thi tuyển.

Cuộc cạnh tranh khốc liệt cho một chức danh

Dưới triều Thanh, các tú nữ được chọn sẽ được đưa đến Thần Vũ môn, ở phía Bắc Tử Cấm Thành vào ngày thi tuyển. Đi cùng họ thường là cha mẹ, họ hàng thân tộc, bên cạnh là trưởng họ và các quan địa phương.

life in forbidden palace

Trong ngày đầu tiên của quá trình thi tuyển, các cô gái được chọn sẽ xếp thành hàng 100 người, dựa theo độ tuổi từng người.

Vị trí chỉ dành cho người xuất sắc nhất

Vào năm 1621, Hoàng đế nhà Minh, Minh Hy Tông đã mở ra một cuộc tuyển phi trong khắp cả nước. Hơn 5000 phụ nữ từ khắp các nơi đã được đưa về kinh đô ứng tuyển, từ độ tuổi 13 đến 16.

e6988ee786b9e5ae97e5838f

Chân dung Hoàng đế Minh Hy Tông

desktop scroll 01

desktop scroll 02

mobile scroll 04

mobile scroll 06

mobile scroll 07

Thi tuyển gắt gao là thế, nhưng rất ít phụ nữ có cơ hội được hoàng đế sủng hạnh. Đa phần đều kết thúc cuộc đời mình trong cô đơn, hay đen đủi hơn, bị cuốn vào những cuộc chiến khốc liệt trong chốn hậu cung. Đến đây, không ít người đã phải thốt lên “chữ tài đi với chữ tai một vần”.

Cung cấm: Một nhà tù xa hoa

Hẳn nhiên, việc thông dâm của các phi tần với những người không phải Hoàng đế là đặc biệt nghiêm cấm.

Hầu hết các hoạt động của họ bị quan sát và họ cũng phải làm theo lời các thái giám, những kẻ có quyền sinh quyền sát trong cung. Trước khi được nhập long sàng, phi tần sẽ được ngự y kiểm tra toàn thân khi họ đi tắm.

Giữa hàng trăm, hay thậm chí hàng ngàn người ở hậu cung như thế, những phi tần ắt khó tránh khỏi việc bị người khác ganh ghét nếu được hoàng đế sủng ái. Họ cũng luôn cố gắng khiến cho mình nổi bật hơn trong mắt vị Thiên tử bằng phấn son, lối cư xử mê hoặc, hay cả khả năng nghệ thuật. Rất nhiều trong số họ đã phải chết trong cung cấm trước khi được Hoàng đế để mắt.

"Tam cung lục viện": Liệu bạn có hiểu hết?

harem system

Hệ thống phân cấp trong hậu cung nhà Thanh

Ở Trung Quốc thời phong kiến, tục đa thê vô cùng phổ biến, mặc dù chỉ có một số đàn ông giàu có ở đẳng cấp trung lưu hay thượng lưu mới đủ khả năng chăm sóc cho nhiều bà vợ. Đó được xem như là một cách khẳng định nam quyền trong xã hội, và số lượng phụ nữ trong một nhà cũng là để thể hiện sinh lí của đàn ông.

harem system 2

Ở mỗi cấp bậc khác nhau, số lượng phi hay tần cũng sẽ khác nhau.

Khổng giáo cũng đặc biệt nhấn mạnh khả năng “tề gia” của đàn ông, khi coi nó như một tiêu chí đánh giá quá trình tu thân. Với các hoàng đế, đó cũng là hồng phúc của triều đình nếu như họ có con đàn cháu đống.

1. Vợ cả và vợ lẽ phải được phân định rõ ràng

Bà cả luôn là người nắm quyền chính. Đây cũng là người chịu trách nhiệm dạy bảo vợ lẽ để duy trì hòa khí trong nhà.

2. Không được ghen tuông

Phụ nữ, đặc biệt là vợ cả, phải đặt mọi thứ lên cảm xúc cá nhân của mình. Sự yên ổn trong gia đình sẽ giúp họ vượt qua cảm giác ghen tuông, thù địch giữa những người khác.

3. Trật tự gia đình sẽ đảo lộn nếu như người chồng dành hết tình cảm cho một đối tượng duy nhất

Đã là chồng, thì không nên chỉ sủng ái một người vợ duy nhất, cũng như là các bà vợ cũng không được phép chiếm chồng cho riêng mình. Tình cảm nên được san sẻ đều giữa các thành viên để hòa khí có thể được duy trì.

4. Một hệ thống phân cấp nghiêm ngặt sẽ giúp duy trì trật tự

Mỗi triều đại có một cách phân tước vị riêng cho phi tần. Hoàng hậu luôn là người đứng trên tất cả, đa số phụ nữ còn lại chỉ được xếp sau bà. Tuy nhiên, phân tầng quyền lực này cũng sẽ được thay đổi trong một số thời điểm, như khi có một phụ nữ nào được ban tước mới.

Lịch thị tẩm của đế vương

Người thời đó tin rằng, cách phân bổ một lịch sủng hạnh phù hợp sẽ giúp duy trì long thể của hoàng đế, cũng như vận mệnh đất nước. Vào thế kỉ thứ 10, người ta không dùng lịch để theo dõi thời gian, mà là để giúp Hoàng đế có thể sắp xếp một lịch sinh hoạt điều độ. Thời điểm Thiên tử sủng hạnh, cùng với ai, sẽ được quan ngự sử ghi chép lại để có thể sử dụng cho nhiều mục đích sau này.

2 15334753119491456623019

Nếu không có sự sắp xếp lịch hợp lí, long thể nhà vua sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều chỉ vì "thị tẩm".

Ở Trung Quốc và một số nước châu Á khác, tuổi được xác định từ lúc thụ thai, không phải là khi đứa trẻ được sinh ra. Người Trung Quốc tin rằng phụ nữ có khả năng thụ thai cao hơn trong kì trăng tròn, khi mà Âm, hay sinh khí Hoàng hậu đủ mạnh để hợp nhất với Dương, sinh khí của Hoàng đế.

Hoàng hậu cùng các phi tần khác cũng sẽ nhập sàng với hoàng đế khi trăng tròn bởi vì theo đức tin, những đứa trẻ được thụ thai vào thời kì này sẽ sở hữu những phẩm hạnh tuyệt vời mà các đứa trẻ khác không có. Nhưng phi tần ở các đẳng cấp thấp hơn cũng được sắp xếp vào giờ khác, thường là quanh thời điểm trăng tròn.

Bi kịch của một giai nhân được sủng ái

Quý phi Khắc Thuận được đưa vào cung khi Quang Tự còn tại vị, lúc này, bà mới chỉ 13 tuổi. Sau đó bà được ban chức Quý phi, nghĩa là chỉ đứng sau Hoàng hậu Long Dụ, cháu gái của Thái hậu Từ Hi. Bà có cả sắc lẫn tài, đồng thời cũng nhận được nhiều sủng ái từ vua Quang Tự,

408px e58589e7bbaae78f8de5a683

Chân dung Khắc Thuận quý phi

Khắc Thuận được những phi tần khác coi như có vai vế lớn ở hậu cung. Và giống như hoàng đế của mình, “Trân phi” (tên thường gọi của Khắc Thuận quý phi) cũng tỏ ra căm ghét những luật lệ cổ hủ trong cung. Chính điều này khiến cho bà bị Thái hậu Từ Hi ghét bỏ.

Vào ngày 20 tháng 6 năm 1900, Liên Minh 8 nước tiến hành bao vây Bắc Kinh và Thái hậu Từ Hi cùng hoàng đế phải chạy trốn đến Tây An. Trước khi rời đi, Từ Hi đã yêu cầu Trân phi phải tự vẫn. Lý do là nhan sắc cũng như là tài năng của bà sẽ khiến hoàng tộc gặp nguy hiểm, và nếu chẳng may bị những binh lính nước ngoài làm nhục, đó sẽ là một cái dớp lớn cho Thanh triều.

Nhưng thay vào đó, Trân phi lại muốn giữ vua Quang Tự ở lại kinh thành thay vì đi lánh nạn. Từ Hi vì thế mà nổi giận, ra lệnh bức chết Trân phi. Một số sách khác kể lại, Trân phi bị người của Thái hậu dìm chết trong một chiếc giếng ở cung Ninh Hạ.

e78f8de5a683e4ba95

Giếng Trân phi - nơi mà dân gian tin là Từ Hi thái hậu đã dìm chết con dâu của mình.

Những cung nữ: Họ là ai và làm gì?

Cung nữ là tên gọi cho các nữ tì trong triều. Phân tầng thứ bậc cho những người này sẽ dựa vào vị thế của gia đình trong xã hội. Cung nữ đa phần là người Mãn và người Mông Cổ, do họ xuất thân từ các gia đình thuộc Bát Kỳ.

diagram life ch1 b1

Hình ảnh minh họa một cung nữ thời nhà Thanh.

Mười ba tuổi cũng là độ tuổi để ứng tuyển. Công việc chính chủ yếu là phục vụ các nữ chủ nhân của mình, bao gồm hoàng hậu, quý phi và các phi tần khác trong cung. Ngày nào cũng như ngày nào, họ phải tháp tùng chủ nhân đến tất cả mọi nơi mà bề trên muốn. Thượng quan là cấp cao nhất với các cung nữ này.

diagram life ch1 b2

Số cung nữ hầu hạ cho những người trong cung cũng được quy định nghiêm ngặt.

Nhũ mẫu: Người mẹ thực sự của hoàng tử, công chúa

diagram life ch1 b3

Những phụ nữ lớn tuổi được tuyển vào cung để thực hiện chức năng của một người mẹ: Chăm sóc và nuôi dưỡng con cái của đức vua.

Trong khi hậu cung vẫn còn đang điên đảo với những trận chiến nảy lửa để tranh giành sự sủng ái của Hoàng đế, các nhũ mẫu trong cung mới là người phụ trách chính cho việc trông nom hoàng tử hay công chúa. Vì thế, không ít nhũ mẫu đã giành được ảnh hưởng lớn trong triều, đặc biệt dưới thời Minh.

Quy trình tuyển chọn ngặt nghèo

Các thái giám trong cung sẽ được giao nhiệm vụ tìm kiếm và tuyển chọn nhũ mẫu trong triều, cứ ba tháng một lần, mỗi lần chọn từ 20 đến 40 người.

diagram life ch1 b4 1

Mỗi khi có một vị công chúa, hay hoàng tử chào đời, ngay lập tức, sẽ có 40 nhũ mẫu và 80 hộ sinh được điều đến để chăm sóc. Hoàng tử sẽ được nuôi lớn bằng chính sữa của người nhũ mẫu có con gái. Và nếu là công chúa, nhũ mẫu này phải từng là mẹ của một đứa con trai khác. Người ta coi nó như một cách cân bằng giữa âm - dương trong cơ thể của đứa trẻ, đồng thời tránh xảy ra việc đánh tráo con cái trong cung.

Triều đình cũng sẽ nuôi ăn các bà nhũ mẫu này. Mỗi ngày, họ sẽ nhận được cơm ba bữa, với 5 lạng thịt. Trong mùa đông, sẽ có cả than để họ sưởi ấm.

Con gái cùng những hoàng nữ khác trong cung thì sao?

Những hoàng nữ, cách cách chưa chồng thì tuyệt đối không được phép ra khỏi cung nửa bước. Đây vốn là một quy định được áp dụng với hầu hết các triều đại phong kiến, để bảo vệ uy nghi của triều đình.

diagram life ch1 c1

Hệ thống cùng tên gọi cho các hậu duệ nữ của Hoàng đế.

Nếu không thành phi tần, phụ nữ có thể làm gì để gia nhập tầng lớp quý tộc?

Đàn ông thuộc những gia đình quyền quý có thể tìm vợ cho mình, thông qua việc lựa chọn các tú nữ có xuất thân trong các gia đình thuộc Bát Kỳ. Một danh sách dài sẽ được trình đến những người này, và cô gái may mắn nào được chọn sẽ có cơ hội trở thành Phúc tấn (vợ hoàng tử) hay được gả vào một nhà thân vương nào khác.

untitled 1

Danh sách tên các thiếu nữ ứng tuyển để trở thành Phúc tấn vào năm 1872. Một cô gái trong số này đã trở thành Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu, vợ vua Đồng Trị.

(còn nữa)

Theo: SCMP

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.