• Về đầu trang
Spock
Spock

Cuộc sống bên trong Tử Cấm Thành (Kỳ 3): Khi ngai vàng không còn là vị trí được khao khát nhất trong cung

Lịch sử

Ngay với cả bậc đế vương, người đứng đầu thiên hạ, cuộc sống trong Tử Cấm Thành cũng có những cái không hề như người ta tưởng tượng. Ở thời phong kiến, người ta luôn coi Hoàng đế là “Thiên tử”, người nhà trời được cử xuống để cai quản nhân gian, thì thực chất, dưới này, vị Hoàng đế lại phải quản lí một bộ máy quan lại khổng lồ, cùng hàng trăm quy tắc đã có từ ngàn xưa.

Hoàng đế thường xuyên phải thiết triều từ sáng sớm, để lắng nghe những vấn đề của dân chúng và đưa ra hình phạt cho những kẻ có tội. Ngài cũng phải đọc và phê biểu hàng loạt những bài sớ, tờ tham tụng từ các quan dưới dâng lên. Sự túc trực thường xuyên đến ngạt thở của đội ngũ thái giám và quan lại, những kẻ có thể trở mặt với chính bậc thiên tử cũng như khiến cho cuộc sống của người đứng đầu đất nước giống như một cơn ác mộng.

Một ngày của đấng quân vương có đáng để mơ ước?

4 giờ sáng

slide c3 30

Hoàng đế buộc phải thức dậy lúc 4 giờ sáng. Hành động này được gọi là xuân tẩm, có nghĩa là “Chúng thần (quan lại và thái giám) rất mong được thấy Người thượng triều”. Cận thần của Hoàng đế cùng nhiều quan lại khác sẽ tiếp đón vua ở cung điện để ngài lắng nghe ý kiến của họ. Sau đó, nhà vua lại quay lại long sàng để ngủ thêm chút nữa.

7 giờ sáng

slide c3 31

Giờ ăn sáng chính thức của Hoàng đế luôn là 7 giờ sáng trong mùa xuân và mùa đông, 6 giờ sáng vào mùa hè và mùa thu. Trong bữa ăn, thái giám sẽ dâng lên cho Hoàng đế một khay son có đề tên những vị quan mà Người sẽ chọn gặp trong ngày. Sau khi ngự thiện, Hoàng đế sẽ lật mở các thẻ tên và đọc những bản tấu của quan Thượng thư và các quan lại khác.

Trưa

slide c3 32

Một lần nữa, Hoàng đế sẽ lại ngồi trong thư phòng để phê duyệt và đọc hàng trăm tấu chương từ những quan lại địa phương. Theo thống kê, hàng ngày có đến hàng trăm tấu chương như vậy được gửi về trong cung.

1 đến 3 giờ chiều

slide c3 33

Sau giờ ăn trưa, Hoàng đế sẽ có chút thời gian rảnh để làm những gì mà mình muốn, như là làm thơ hay đi thưởng lãm vườn ngự uyển.

3 đến 7 giờ tối

slide c3 34

Tiếp tục là thời gian cho các tấu chương. Nhưng lần này, Hoàng đế sẽ phải phê chuẩn tấu sớ bằng dấu có mực đỏ, rồi thái giám ở Tư lễ giám sẽ chuyển về cho từng quan lại ở các địa phương.

8 giờ tối

slide c3 35

Thời gian cho những bữa ăn nhẹ. Vào lúc này, có thể coi như là hoàng đế đã không còn việc gì để làm, và Người hoàn toàn có thể nghỉ ngơi.

Su Chung (tên sau khi kết hôn của một phụ nữ Nhật Bản Yokiko Toshima có chồng là một người họ hàng xa của Hoàng đế Phổ Nghi), tác giả cuốn sách Court Dishes of China đã nói về cuộc sống của hoàng đế như sau:

"Trong toàn bộ những triều đại của Trung Quốc, không có ai phải sống một cuộc đời mất tự do hơn là những vị Hoàng đế. Những luật lệ từ xa xưa khiến cho một ngày của họ còn tù túng hơn cả dân thường nữa.

Miễn là Hoàng đế còn tại vị, thì ngài vẫn phải sống theo những quy tắc đó. Đương nhiên, các hoàng đế luôn khao khát một cuộc sống tự do ở ngoài cung cấm.

Khi được ra ngoài bốn bức tường, những vị vua này hoàn toàn có thể sống một cuộc sống tự do, giải thoát mình khỏi những buổi thiết triều sáng sớm, ăn tối cùng phi tần, và những tập tục sẽ được đơn giản đi rất nhiều.

Ấy vậy mà, ngài cũng không thể trốn tránh khỏi những nghĩa vụ của Hoàng đế được, như là thỉnh tấu, hay là ban hành các chỉ dụ cho những vị quan dưới triều. Thú vui duy nhất của ngài là tập viết thư pháp, hay là vẽ tranh. Còn lại là không được phép.”

Kinh bang tế thế - công việc khó khăn của một vị vua

Bất kì vị Hoàng đế nào cũng phải làm theo những nghi lễ đã có từ rất lâu đời, với mục đích “cân bằng giữa việc trong thiên hạ và thực hiện “thiên mệnh”

untitled

Ấn triện của Hoàng đế được dùng mỗi khi ngài muốn phê chuẩn cho bất kì tấu chương nào được dâng lên.

Hầu hết các cơ quan hành chính của triều đại nhà Thanh đều được phỏng theo mô hình có từ thời Minh. Các Hoàng đế nhà Thanh là người nắm quyền và đưa ra quyết định cuối cùng trong cai quản triều chính và đất nước. Những bộ, nha như Đại học sĩ, Bộ Quân Cơ đều chỉ có nhiệm vụ thi hành và giám sát, chứ không được phép đưa quyết định cuối cùng.

Cung điện dành riêng cho Hoàng đế

Từ thời nhà Minh, cung Càn Thanh đã được đặt làm nơi ở cho Hoàng đế và các vị vua Mãn Châu sau đó cũng làm theo truyền thống trên. Sau này, vua Ung Chính lại chuyển về sống ở Dưỡng Tâm điện, nhưng nơi thiết triều của Hoàng đế vẫn giữ nguyên ở cung Càn Thanh.

Cung Càn Thanh

Cung điện nguy nga và sang trọng bậc nhất trong Tử Cấm Thành này được xây dựng vào năm 1420 và được trùng tu vào năm 1798 do một vụ hỏa hoạn. Đây là nơi các vị vua sẽ thiết triều, lắng nghe ý kiến và chất vấn các triều thần. Những buổi yến tiệc, hay các nghi lễ lớn trong cung cũng được tổ chức ở đây.

photo1532752291465 1532752291466773677221

Càn Thanh cung nguy nga tráng lệ là nơi ở riêng của Hoàng đế

Các Hoàng đế kế tục Ung Chính cũng phải làm theo tập tục cổ, đó là giữ bí mật về danh tính người thừa kế ngôi vị. Hoàng đế sẽ viết tên của vị vua tương lai vào một sắc lệnh bí mật, nhưng phải có hai bản. Bản gốc sẽ được chính Hoàng đế cất giữ, còn bản còn lại sẽ được niêm phong và đặt trong một chiếc hộp, đặt đằng sau tấm biển Chính đại quang minh, treo phía trên ngai vàng.

untitled 3 1

Sau khi Hoàng đế băng hà, các quan nhiếp chính sẽ công bố nội dung bên trong hai bản ghi này, để tuyên bố người kế vị chính thức ngai vàng.

Dưỡng Tâm điện
duong tam

Dưỡng Tâm điện trở thành nơi ở chính của Hoàng đế từ thời vua Ung Chính

Từ sau thời vua Ung Chính, nơi này được sử dụng cho việc triều chính. Cung điện được chia làm hai phần, tiền cung và hậu cung, thông với nhau qua một sảnh lớn. Hoàng đế sẽ sống ở năm căn buồng lớn trong cung, cách biệt với phần bên ngoài, vốn để thiết triều.

emperor 2 1

Cấu trúc bên trong của Dưỡng Tâm điện

Gian giữa cung được dùng để đặt ngai vàng, và cũng là nơi các quan cận thần có thể tâu chuyện với Hoàng đế. Khu vực phía Tây cũng là thư phòng, và tại đây, các quan thượng thư sẽ gặp riêng Hoàng đế để nói chuyện thêm về những vấn đề khác.

Tất cả các chi tiết, cũng như nội thất trong cung đều được bố trí, sắp xếp, theo quy tắc đối xứng rất khắt khe.

Khấu đầu diện kiến đức vua

Phía bên dưới những viên gạch của cung Càn Thanh là hàng loạt những bình gốm đặt ngược. Cứ mỗi lần có rung động trên sàn, những chiếc bình này sẽ tạo ra tiếng động. Vì vậy, người ta sẽ dễ dàng nghe thấy âm thanh trên khi các viên quan khấu đầu để thưa chuyện với Hoàng đế. Tiếng càng to, sự tôn trọng cho bậc quân vương càng lớn.

chap03 diagram 11

Dưới nền nhà của Càn Thanh cung, các thợ xây còn đặt cả các bình gốm úp ngược, để tạo tiếng động lớn sau mỗi lần khấu đầu của quan thần

Phòng ngủ của Hoàng đế

Trước kia, Hoàng đế sẽ thiết triều và sinh hoạt ngay trong Càn Thanh cung. Nhưng từ thời vua Ung Chính, để tỏ lòng tôn kính với cha của mình, là vua Khang Hi, ngài đã rời về sống ở Dưỡng Tâm điện. Tại đây, bên cạnh thư phòng, sảnh thượng triều, còn là nơi sinh hoạt chính của Hoàng đế. Long sàng sẽ được đặt tại góc tây của thư phòng.

emperor 3

Khi đến thăm Dưỡng Tâm điện vào thời điểm hiện tại, người ta còn có thể được chiêm ngưỡng nhiều đồ dùng cá nhân của Hoàng đế.

emperor 4

Các bữa ngự thiện

Rất nhiều người hiện nay nhầm rằng, các bữa ăn của nhà vua chỉ có chất đạm, hay thậm chí là rất nhiều đạm. Nhưng thực chất, Hoàng đế lại rất chú trọng đến long thể của mình, nên đa phần chế độ ăn luôn đề cao yếu tố cân bằng, và phải có lợi cho sức khỏe.

Để chuẩn bị thức ăn cho nhà vua, người ta đã phải xây dựng một nhà bếp cực kì lớn, khép kín với hàng trăm đầu bếp. Khu vực này bao gồm khu chính, khu để pha trà và một khu chỉ để làm bánh. Trong mỗi một khu sẽ luôn có một bếp trưởng, một quan giám sát, và một quan trông coi sổ sách để theo sát đầu ra và đầu vào của bếp.

Những thực đơn sẽ luôn đính kèm với chính tên đầu bếp thực hiện để nhà vua có thể dễ dàng chọn lựa cho thực đơn trong ngày, đồng thời là để tránh quy trách nhiệm lầm người nếu như có chuyện gì xảy ra. Đa phần, các món ăn trong cung đều có xuất phát từ những thứ mà nhân gian hay ăn, nhưng lại được chế biến và thực hiện cầu kì hơn.

Việc dùng bữa và những quy tắc phải lưu tâm

Các Hoàng đế nhà Thanh đều dùng bữa một mình, và chỉ trong những ngày lễ lớn, hay các dịp quan trọng, họ mới ăn với thành viên khác trong hoàng tộc, hay cận thần. Cho dù đôi khi trong lịch sử, Hoàng đế Càn Long vẫn hay ăn với các sủng phi, nhưng theo luật, tất cả mọi người trong cung, ngoại trừ Thái hậu, đều phải đứng trước mắt Hoàng đế. Hoàng hậu, phi tần sẽ dùng bữa một mình trong chính cung điện của họ.

chap03 diagram 07

Tranh minh họa vua Càn Long - một trong những vị vua nổi tiếng nhất của Trung Quốc

Chủ yếu, thực đơn của Hoàng đế sẽ bao gồm các loại thịt như lợn, cừu hay các món gia cầm cùng với rau củ. Tất cả các món ăn phải được đậy lại trước khi dâng lên cho vua dùng, và thái giám sẽ bỏ những lồng che này ra trước khi vua chạm đũa.

Danh sách các món ăn dâng lên cho vua phải được soạn thảo trước bữa ăn, và thái giám chính là người xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng.

Bộ bàn ăn của quân vương

Bao gồm những bộ bát đĩa được tráng men tinh xảo, đĩa lớn bằng gốm tráng men với họa tiết hoa hướng dương, cùng với khăn ăn được thêu từ những sợi bạc thật.

emperor 5

Tranh minh họa những dụng cụ ăn trong bộ đồ ăn của Hoàng đế

Các hoàng đế nhà Thanh dùng hai bữa chính thức mỗi ngày. Các món ăn phải được đặt trên đĩa vàng, hay đĩa làm từ sứ thượng hạng đến từ trấn Cảnh Đức, thuộc tỉnh Giang Tây. Dưới thời nhà Thanh, không có một thời gian cố định nào quy định giờ ăn cho đức vua.

Bất cứ khi nào muốn, Hoàng đế sẽ truyền đạt lại với cận vệ về yêu cầu của mình. Và những quan lại trong Thượng thiện giám (cơ quan quản lí nhà bếp) sẽ ra lệnh cho các thái giám chuẩn bị và chế biến thức ăn. Những món ngự thiện sẽ được dọn lên không lâu sau khi nhận lệnh từ đức vua.

emperor 6

Tùy vào từng dịp, hay mục đích của từng bữa ngự thiện, nhà vua sẽ dùng bữa ở nhiều chỗ khác nhau

Nhà bếp hoàng cung

Nằm ở phía tây của Điện Thái Hòa, nhà bếp hoàng gia được điều hành và giám sát bởi một quan tổng quản, phó quan tổng quản, giám quan, cùng với một viên thư lại. Trong bếp có hơn 200 người bao gồm đầu bếp và thái giám được tuyển chọn để làm việc. Các món ăn cho Hoàng đế sẽ được nấu riêng, tách biệt hoàn toàn với những người khác. Trong các tháng lẻ, Đề đốc Đông Xưởng là người chuẩn bị thực đơn, còn nha Tư lễ giám sẽ chịu trách nhiệm cho công việc này vào các tháng chẵn.

emperor 7

Thử độc - một công đoạn không thể xem nhẹ

Thực đơn trong cung cũng thay đổi theo mùa. Vào mùa hè, Hoàng đế sẽ dùng các món thanh đạm, ít thịt và các món ăn giàu chất dinh dưỡng sẽ được phục vụ vào mùa đông. Người ta cũng tin rằng món ăn có tính thanh sẽ giúp cơ thể linh hoạt hơn, còn đồ ăn giàu đạm sẽ tạo cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào.

Để biết các món ăn phục vụ cho Hoàng đế lành mạnh đến đâu, các bạn có thể tham khảo hai thực đơn dưới đây của vua Càn Long:

Vào ngày 8/6/1789, vua Càn Long dùng bữa sáng trong Nhất Hồng điện, ngài được người hầu dâng lên hơn 14 món ăn các loại như sau:

untitled 1

Tối ngày 13/12, nhà vua dùng bữa trong điện Dương Tân. Dưới đây là những món mà Ngự Thiện phòng dâng lên cho đức vua:

untitled 2

Thức ăn trong cung đến từ đâu

Tất cả các đồ ăn trong cung đều được cung cấp bởi Thượng thiện giám và nhà bếp hoàng cung. Các cơ quan này đều có những hệ thống cung cấp nguyên liệu dồi dào từ nhiều tỉnh thành trên đất nước, chủ yếu là đồ cống nạp của địa phương. Hơn một trăm thái giám làm việc bên trong những trang trại bên ngoài Tử Cấm Thành.

Thịt cừu, ngỗng, gà và vịt, hay rượu (làm từ đậu nành lên men) cũng đến từ đây. Những loại hoa quả tươi đào, quả lô quất, măng tươi, trà, trái bả đậu, cùng gạo hương, anh đào tẩm mật đều được chuyển đến bằng một hệ thống đường thủy đồ sộ xây dựng dọc Đại Vận Hà. Chỉ riêng việc di chuyển cũng tốn kém đến 30.000 lượng (8,7 tỉ đồng) mỗi năm.

emperor 8

Đa phần của ngon vật lạ trong cung đều là cống vật từ nhiều địa phương gửi về

Để phục vụ cho sở thích dùng trà với sữa của Hoàng đế Càn Long, người trong cung còn dày công nuôi dưỡng đàn bò hơn 100 con chỉ để cấp sữa. Nước pha trà cũng phải là nước khoáng đến từ núi Ngọc Tuyền.

Những đồ ăn có tính dược

Các hoàng đế nhà Thanh rất thích sử dụng những loại thực phẩm thuộc nhóm này. Nhiều sử sách thời nhà Minh ghi lại việc tiêu thụ các loại rượu, nước quả, tinh chất, hay đồ ăn giúp cơ thể khỏe hơn. Chúng được cho là kích thích dạ dày, thận và sự thèm ăn; giảm nóng trong; tiêu đờm; bồi bổ cơ thể; và kéo dài tuổi thọ.

chap03 diagram 08

Chân dung vua Quang Tự, một người rất quan tâm đến việc gìn giữ ngọc thể bản thân

Thanh sử cũng có chép, Hoàng đế Quang Tự (trị vì 1875-1908) có riêng cho mình một đội ngũ hùng hậu bao gồm 13 ngự y, 26 quan chức, 20 giám quan cùng 30 thầy thuốc để trị bệnh riêng cho bản thân mình.

emperor 11

Quy định về sắc phục

Trang phục luôn là thước đo phản ánh sự phát triển của xã hội và lịch sử khi xét đến một nền văn hóa. Các vị vua cai trị Trung Quốc thời phong kiến luôn tìm cách áp đặt những luật lệ về ăn mặc rất ngặt nghèo trong mỗi triều đại khác nhau. Dân thường, quan lại, binh lính hay hoàng tộc, đều có thể phân biệt thông qua trang phục mang trên mình. Những kẻ to gan dám làm trái lại luật này sẽ bị trừng phạt nặng nề.

Mỗi một triều đại khác nhau, các nhà cầm quyền lại có quy định riêng về sắc phục, để thể hiện tự hào về sắc tộc của chính các vị này. Các vua nhà Minh (1368-1644) cấm tất cả người dân được mặc trang phục Mông Cổ. Triều đại nhà Thanh (1644-1911) lại ép người Hán phải cải lối ăn mặc theo người Mãn Châu, nhằm đàn áp tinh thần “Phản Thanh phục Minh” của người dân.

Triều Minh (1368-1644)

Trang phục trong giai đoạn này cố tình mô phỏng theo lối ăn mặc của người Hán, là áo choàng rộng dài, cùng với trang trí cầu kì. Dưới thời nhà Minh, cúc áo các loại được đưa vào sử dụng nhiều hơn, còn cổ tròn lại rất phổ biến. Trong thời kì đầu, người ta chuộng những màu sáng, có họa tiết mặt trước của áo. Phụ kiện đi kèm trang phục làm từ vàng, ngọc bích và ngọc trai.

chap03 diagram 09

Trang phục của nam nữ quý tộc nhà Minh

Điểm dễ thấy nhất ở trang phục nam giới thời kì này là áo khoác choàng dài, với cổ tròn bao quanh. Bên cạnh đó, các bộ quần áo thường có đặc điểm chung như tay áo dài, vành nón đen, với cổ áo màu xanh sậm. Đáng chú ý hơn, triều Minh là triều đại cuối cùng mà phụ nữ mặc váy.

Trong suốt ba thế kỷ mà triều đại này tồn tại, sự cầu kì, cùng với những bộ quần áo lụa cầu kì chính là biểu tượng cho toàn thế giới về một thời kì thịnh trị, phát triển về thương mại.

Sự khác biệt giữa quan văn và quan võ

Kể từ thời nhà Đường, biểu trưng riêng cho từng thứ bậc, cũng như từng chức quan là một điều kiện bắt buốc. Thông lệ này bắt đầu được phổ biến khi nữ hoàng đầu tiên và duy nhất của Trung Quốc, Võ Tắc Thiên ra chiếu lệnh yêu cầu tất cả các quan chức mặc áo thêu biểu trưng riêng khi lên chầu.

Các quan văn sẽ mặc áo có thêu chim, còn quan võ lại mặc áo với họa tiết là các mãnh thú trong truyền thuyết. Nhà Minh sau đó cũng đi theo thông lệ này, nhằm phân biệt các cấp bậc, bằng việc thêu bổ tử (các miếng vải lớn, có trang trí họa tiết hoa và thú) lên ngực và lưng áo.

Bổ tử (các mảng trang trí)

Như một phần của bộ quan phục, bổ tử chính là thứ thể hiện quyền lực, vị trí cũng như nhiệm vụ của người mặc.

emperor 12

Bạch hạc, chim trĩ vàng hay bạc, chim công, ngỗng, chim sơn ca, cùng nhiều các loài chim khác trong thần thoại được dùng làm họa tiết cho quan văn. Chim hạc là một biểu tượng của sự trường thọ bởi vì loài chim này có tuổi đời cao, cùng với màu lông trắng, đại điện cho tầng lớp lão phu.

Với quan võ, bổ tử trên áo họ lại có hình hổ, sư tử, báo hay bất kì con vật gì mà thợ may có thể tưởng tượng ra.

201520132b62 ba17 4b46 b337 fa5b2e284d4f

Một mẫu bổ tử cho quan võ, với con vật ở giữa là một sinh vật trong truyền thuyết

2015e1c1199e 7921 4526 8183 099943882a9c

Một mẫu bổ tử khác, nhưng là cho quan võ ở đẳng cấp cao hơn

Do quan lại thời này gồm chín bậc (cửu phẩm) nên người ta cũng có 9 loài vật, dành cho quan văn, và 9 loài vật khác nhau cho quan võ.

Triều Thanh (1644-1911)

Trang phục cũng là một phần quan trọng trong cuộc sống của những Hoàng đế thời kì này. Giai cấp trong xã hội cũng được thể hiện thông qua quần áo người mặc. Đặc trưng trang phục của giai đoạn trên là sự ảnh hưởng sâu đậm từ trang phục Mãn Châu.

Dưới thời vua Thuận Trị (1636-1643), quy định trong trang phục chính là nền tảng cho sự bền vũng của quốc gia. Trong thời kì trị vì của vua Hoàng Thái Cực (1626-1636), hai kĩ năng mà mọi đàn ông đều phải thành thạo là cưỡi ngựa và bắn cung. Chính vì thế mà trang phục cho lính kị mã và cung thủ cũng ngắn hơn, tiện lợi hơn.

Long cổn

Bộ quần áo quan trọng nhất của Hoàng đế, và không thể không nhắc đến chính là long cổn - chỉ được mặc trong những dịp lễ quan trọng.

Long cổn không chỉ đơn giản là để Hoàng đế phô trương quyền lực của mình, mà còn chính là một điềm lành cho nhân gian.

Để làm ra bộ trang phục này, các thợ may hoàng gia đã mất đến hơn hai năm rưỡi. Hoa văn, cũng như từng đường may trên áo chỉ được thực hiện khi nhận được phê chuẩn từ những quan bộ Lễ.

Sau khi những mẫu hoa văn cũng như thiết kế tổng quát được phê chuẩn, nó sẽ được gửi tới chỗ các nhà máy sản xuất tơ lụa. Các thợ may sẽ tiến hành thêu hoa văn vào áo ngay khi họ nhận được lụa từ phía những nhà máy này. Chỉ có loại chỉ thượng hạng nhất mới được sử dụng để thêu áo. Trong một số trường hợp, vàng cũng được sử dụng.

desktop scroll 00

Phần tay áo được may gọn lại, sát vào cánh tay người mặc. Cổ tay áo được may mô phỏng theo hình móng ngựa, thể hiện sự tự hào về nguồn gốc Mãn Châu của mình

desktop scroll 01

Trên áo long cổn, rồng là họa tiết chủ đạo. Bốn con rồng ở chỗ cổ áo đai diện cho Thiên đàng, còn những con rồng khác trên thân và lưng áo lại là biểu tượng cho liên kết giữa trời và đất

desktop scroll 02

Một hình ảnh nổi bật khác trên áo là những con dơi đỏ. Trong tiếng Trung, "dơi đỏ" đồng âm với "hồng phúc" nghĩa là niềm hạnh phúc to lớn.

desktop scroll 03

Một chuỗi các biểu tượng khác cũng được may khắp trên thân, cổ và ống tay áo như rồng, cây cỏ,.. Các sóng nước phía đuôi áo là hình ảnh mô phỏng của đại dương.

desktop scroll 04

Màu sắc của long cổn thường là màu vàng, là màu của riêng Hoàng đế. Dưới thời phong kiến, chỉ mình vua mới được phép mặc đồ màu vàng.

Theo: SCMP
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.