• Về đầu trang
Spock
Spock

Dành cả đời khám phá các 'kiến thức nguy hiểm', những nhà toán học này đã tự đẩy mình vào chỗ chết

Lịch sử

Chữ tài đi với chữ tai một vần

Chỉ trong một câu thơ tám chữ, đại thi hào Nguyễn Du đã mô tả chính xác mà chua xót không tưởng về số phận của những người tài năng bạc mệnh. Đã từng có biết bao nghệ sĩ nổi tiếng như Van Gogh phải chết trong nghèo đói khi nỗ lực đi tìm một trường phái hội họa riêng, hay thiên tài Alan Turing bị người đời ghẻ lạnh lúc sinh thời vì là người đồng tính. Và khi bàn đến số phận bạc bẽo của những người làm công tác nghiên cứu khoa học, thật khó để tìm được những ai đáng thương hơn các nhà toán học.

portrait of alan turing 100578869 primary idge

Alan Turing phải sống trong tủi nhục suốt đời, dù có công lớn trong việc giải mã cỗ máy Enigma của Đức, mang đến thắng lợi cho quân Đồng minh

Những công trình nghiên cứu toán học luôn bị cho là "thiếu thực tiễn", "không thể ứng dụng được vào cuộc sống" như các môn vật lý hay hóa học. Sự trừu tượng, khó hiểu đòi hỏi trình độ tư duy cao của người đọc khiến các công trình toán học luôn bị xem nhẹ, thậm chí là vứt xó. Thiếu thốn về vật chất, mệt mỏi vì công việc đã đẩy nhiều nhà toán học vào tình trạng kiệt quệ, hay đáng sợ hơn cả là phát điên.

evariste galois 480x480

Galois qua đời ở tuổi 20 khi còn đầy ắp ý tưởng với toán học

Để đi sâu và làm kĩ hơn những tác động của một số công trình toán học giá trị lên cuộc đời của người làm ra nó, đài BBC đã lật lại lịch sử và đào sâu, nghiên cứu về cuộc đời của ba nhà khoa học nổi tiếng và có sức ảnh hưởng bậc nhất trong làng toán học là Kurt Gödel, Georg Cantor và Ludwig Boltzmann trong bộ phim Dangerous Knowledge. Dưới tiêu đề đầy khiêu khích trên, bộ phim được cho là hé lộ số phận bi kịch của những người đã liều lĩnh động đến các "kiến thức nguy hiểm" và cách chúng đẩy họ vào vực thẳm của tuyệt vọng.

Georg Cantor - Kẻ thách thức quyền năng vô hạn của Chúa Trời

Vào thế kỷ 19, sau hàng ngàn năm phát triển của khoa học, người đời vẫn nhìn cuộc sống của chính họ như một sự sắp đặt đầy tinh vi của Chúa. Theo thuyết vô thần bất khả tri phổ biến vào thời kỳ đó, Chúa là người có sức mạnh vô địch và sự hữu hạn là hiện hữu trong mọi lĩnh vực, kể cả một môn học tự nhiên như toán học. Thế rồi, một tên ngang ngược, "phản Chúa" mang tên Georg Cantor đến và thay đổi tất cả.

cantor 2

Hình ảnh Georg Cantor khi còn trẻ

Nhà toán học Đức từng sinh ra và lớn lên ở Nga này được cho là cha đẻ của nhiều nền tảng, định lí quan trọng trong toán học và vật lí. Ông đặt nền móng cho lý thuyết tập hợp, chuỗi lượng giác và quan hệ song ánh giữa các phần tử của tập hợp. Đặc biệt thông qua chứng minh sự tồn tại của các tập số thực, Cantor khẳng định rằng, cũng có tồn tại một số "siêu hạn", được coi là một thứ "vô hạn" hơn cả quyền lực của Chúa.

1200px infinite svg

Số vô hạn (vô cực) được coi là thành tựu cả đời của Cantor nhưng cũng là nguồn cơn cho mọi bi kịch của ông

Phát hiện toán học trên của Cantor đã khiến ông trở thành tâm điểm chỉ trích của những nhà toán học theo thuyết duy vật và thần học Thiên Chúa giáo vì cho rằng, ông phủ nhận quyền lực và sự sáng tạo vô cùng của Chúa. Nhiều trường đại học cũng từ chối hợp tác với ông vì lo sợ sự ảnh hưởng xấu từ công trình của ông với đức tin của sinh viên cũng như bùng nổ phong trào tẩy chay từ giới khoa học tinh hoa châu Âu cho ông, đặc biệt là Leopold Kronecker hay Henri Poincaré. Sự thù địch, ghét bỏ có tổ chức của dư luận và xã hội đương thời đã đẩy ông vào tình trạng trầm uất và cuối cùng là bệnh rối loạn lưỡng cực

676fe6ff02b65d04ab14133e061cfcc9

Cantor vào những năm cuối đời, nghèo khổ và cô đơn

Trong những năm tháng cuối đời, công trình về số vô hạn của Cantor mới nhận được sự đánh giá đúng đắn cho nó và đem lại cho vinh quang xứng đáng cho chủ nhân của nó. Vào năm 1904, trường đại học hàng đầu Anh, St Andrew đã dành cho ông danh hiệu Tiến sĩ danh dự nhưng sự suy kiệt thần kinh và thể chất sau nhiều năm chống chọi với chứng trầm cảm và rối loạn thần kinh khiến ông không thể đến đó nhận vinh dự. Năm năm sau khi nghỉ hưu vào năm 1913, ông qua đời trong cảnh nghèo khó và cô đơn.

Kurt Gödel - Chết đói sau khi sống trong sợ hãi về những âm mưu ám sát

Kurt Gödel là một nhà nhà toán học gốc Áo với công trình nghiên cứu về định lý bất toàn, vốn được các nhà khoa học xem trọng không thua gì thuyết tương đối của Albert Einstein hay nguyên lý bất định của Heisenberg. Việc chứng minh định lý bất toàn của Gödel đã tạo ra bước ngoặt lớn trong mọi lĩnh vực từ triết học, vật lý hay toán học.

godel

Nhưng tróe nghoe ở chỗ, bộ óc thiên tài của Gödel lại mắc kẹt trong một thân thể ốm yếu, hậu quả của một trận ốm nghiêm trọng hồi sáu tuổi. Từ đó về sau, Gödel luôn tin rằng mình đã không thực khỏi bệnh và luôn ám ảnh về viễn cảnh căn bệnh có thể quay trở lại bất thình lình. Bên cạnh đó, sự kiện Phát xít Đức xâm chiếm Áo, quê hương của ông càng khiến ông thêm u uất, sầu muộn và làm nặng thêm căn bệnh trầm cảm kéo dài trong nhiều năm.

undecideables

Định lý bất toàn chỉ ra rằng toán học về bản chất là bất toàn (không đầy đủ), vì nó luôn chứa đựng những mệnh đề không quyết định được (undecidable), tức những mệnh đề không thể chứng minh và cũng không thể bác bỏ. Điều này có thể áp dụng cho cả toán học và logic học.

Năm 1930, ông đi đến Mỹ và có buổi thuyết trình đầu tiên trước các sinh viên nước này. Tại đây, ông gặp gỡ Albert Einstein và hai người lập tức trở thành bạn bè thân thiết của nhau cho đến khi Einstein qua đời vào năm 1955. Tác giả của thuyết tương đối thậm chí còn giúp ông nhận việc ở Đại học Princeton và thuyết phục thẩm phán trao cho Gödel quốc tịch Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để Gödel phát huy mọi khả năng của mình.

mfxkixm

Gödel và Einstein luôn duy trì một mối quan hệ khăng khít

Những tưởng khi thấy cuộc sống thuận lợi với mình như thế, sức khỏe tinh thần ông sẽ tốt hơn thì thực tế, thần kinh ông lại càng không ổn định. Trong những ngày tháng cuối đời, Gödel được cho là mắc hội chứng hoang tưởng khi luôn cho là có ai đó tim cách hạ độc mình. Ông không tin tưởng bất cứ ai chuẩn bị thức ăn cho mình, ngoại trừ vợ.

kurt godel tomb 2004 640x402

Mộ của Gödel được đặt chung với người vợ mà ông luôn tin yêu

Thậm chí, khi vợ nhập viện và không thể chuẩn bị đồ ăn, Gödel đã nhịn đói vì không tin vào đồ ăn của người khác. Sự hoang tưởng đó đã khiến ông kiệt sức trầm trọng và cuối cùng là chết đói. Khi được tìm thấy xác trong phòng riêng, cơ thể của ông chỉ nặng hơn 30kg với nguyên nhân được công bố là do nhịn ăn vì bị hoang tưởng nặng.

Ludwig Boltzmann - Tự sát để giải thoát bản thân khỏi áp lực từ cuộc sống

Giống hai đồng nghiệp phía trên, cuộc đời của nhà vật lý người Áo Ludwig Boltzmann cũng có kết cục không mấy tốt đẹp. Sống vào cuối thế kỷ 19, Boltzmann là sự kết hợp của phong cách lý luận cổ điển và lối tiếp cận khoa học hiện đại của thế kỷ sau.

boltzmann ludwig 1844 1906 physik 1898 lithographie v r fenzl 135 608

Các tác phẩm, công trình nghiên cứu của ông được những người cùng giới công nhận như nền móng cho nhiều lĩnh vực khoa học về sau như cơ học hay nhiệt động lực học. Tuy nhiên, cái tên Boltzmann chủ yếu gắn liền với phương trình entropy, dùng để mô tả mối quan hệ của entropy (đơn vị đo nhiệt năng phát tán) với xác suất của các trạng thái nhiệt động của vật chất.

tombstone

Mộ Ludwig Boltzmann với công trình nổi tiếng của ông, phương trình entropy

Trong cuộc đời hơn 40 năm làm khoa học của mình, Boltzmann dành phần lớn thời gian để bảo vệ quan điểm lý luận về nguyên tử của mình. Theo ông, nguyên tử chính là phần quan trọng nhất, cấu tạo nên mọi vật chất trên thế giới, thay vì năng lượng như nhiều nhà khoa học cùng thời tin tưởng.

Khẳng định trên của Boltzmann cũng đi ngược lại với nhiều nhà hoa học lớn, bao gồm Ernst Oswald và Ernst Mach, với quan điểm về một sự sắp đặt của Chúa trong vạn vật. Sự bất đồng quan điểm với các đồng nghiệp trong trường Đại học Vienna khiến Boltzmann rơi vào trạng thái trầm cảm, sầu muộn và sau này là căn bệnh hưng trầm cảm.

800px boltzmann grp

Boltzmann chụp ảnh cùng các đồng nghiệp ở trường đại học

Năm 1906, ông thôi việc giảng dạy ở đại học để đi trị bệnh tâm lý, sau một thời gian dài mắc bệnh. Trong thời gian này, ông luôn sống trong nỗi sợ hãi thường trực rằng mình sẽ quên hết tất cả mọi thứ khi đang giảng bài, đồng thời được chẩn đoán mắc chứng suy nhược thần kinh và hen suyễn. Để giúp cải thiện tình trạng, Boltzmann và gia đình đã cùng nhau đi nghỉ ở Duino, Italy.

boltzmn3

Ảnh chụp Boltzmann và vợ mình

Nhưng đáng buồn thay, kì nghỉ lại là dịp để ông suy nghĩ về một lối thoát vĩnh viễn khỏi thực trạng hiện tại. Giữa lúc vợ và con gái không để ý, Boltzmann đã treo cổ tự vẫn mà không để lại di chúc nào. Nhằm tôn vinh những cống hiến của ông cho nền khoa học, tên gọi Boltzmann đã được dùng làm tên gọi cho hàng loạt công thức, phương trình khoa học thông dụng, cũng như 12 đường phố ở Đức và Áo.

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.