• Về đầu trang
Neko Punch
Neko Punch

Lịch sử Hồng Kông qua tranh: Những cột mốc mang tính bước ngoặt

Lịch sử

hk

Là ngôi nhà của hơn 7 triệu người, Hồng Kông là một thành phố với nhịp sống không ngừng nghỉ. Mấy tuần nay, Hồng Kông bị náo động bởi những cuộc biểu tình đòi quyền tự quyết chính trị và đây cũng không phải lân đầu tiên những sự việc tương tự xảy ra. Hãy cùng xem qua 25 mốc thời gian mang tính lịch sử và những thay đổi, rối loạn và phát triển mà thành phố này đã trải qua.

Trước những năm 1800

hk1

Hòn đảo nhỏ Hồng Kông là nơi ngụ cư của một cộng đồng ngư dân kinh tế kém phát triển dưới quyền của Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Những lái buôn người Anh đã đến đây, mang theo thuốc phiện từ Ấn Độ để đổi lấy hàng hóa của Trung Quốc như trà, lụa hay đồ gốm sứ một cách trái phép. Không lâu sau, nghiện thuốc phiện đã trở thành một vấn nạn nghiêm trọng đối với xã hội Trung Quốc. Tính đến năm 1839, có khooảng 10 triệu người nghiện thuốc phiện và 2 triệu con nghiện trên khắp đất nước này.

Tháng 9/1830 - 1842

hk2

Chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực đàn áp những đường dây buôn lậu thuốc phiện của người Anh bằng cách tiêu hủy thuốc phiện và xử phạt những thương lái vi phạm. Để đáp trả, người Anh đã công bố một chiến thư. Chiến tranh Nha phiến Lần thứ nhất đã diễn ra và kéo theo 520 người Anh và 20.000 người Trung Quốc thiệt mạng. Đây là một bàn thua mang tính quyết định đối với Trung Quốc.

Tháng 1/1842

hk3

Hiệp ước Nam Kinh giữa Trung Quốc và Anh chính thức được ký kết, buộc Trung Quốc phải nhượng lại đảo Hồng Kông cho Anh vô thời hạn. Đây là hiệp ước đầu tiên trong ba điều ước bất bình đẳng mà Trung Quốc phải ký với Anh. Sau 56 năm, nước Anh sẽ không còn quyền cai trị ba khu vực chính của Hồng Kông.

1856 - 1860

hk4

Chiến tranh Nha phiến Lần thứ 2 giữa Anh, Đế quốc Pháp vàn Trung Quốc diễn ra và kết thúc sau khi Công ước Bắc Kinh được ký kết; theo đó, Trung Quốc phải nhượng lại bán đảo Cửu Long và đảo Stonecutters cho Anh. Chiến tranh kết thúc, gần như toàn bộ Di Hòa Viên bị quân Anh-Pháp phá hủy hoàn toàn. Con số thương vong của quân đội Trung Quốc lên đến 3 vạn người, trong khi đó quân Anh-Pháp chỉ có 2.900 binh lính chết và bị thương.

1898

hk5

Sau khi Anh Quốc có trong tay hợp đồng thuê miễn phí Tân Giới trong 99 năm, những làn sóng nhập cư từ Trung Hoa đại lục bắt đầu ồ ạt tràn vào vùng đất này. Những hoạt động ngoại thương dần xuất hiện, kéo theo đó là các trường học, ngân hàng, doanh nghiệp mang phong cách Châu Âu mọc lên. Hồng Kông trở thành một trung tâm thương mại trong khu vực.

1937

hk6

Chiến tranh Trung-Nhật vừa bắt đầu chưa lâu, lực lượng quan đội Nhật Bản đã tiến gần đến Hồng Kông, hàng ngàn người dân từ Trung Quốc đại lục chạy trốn đến thành phố này. Bom của quân Nhật đã được thả xuống lãnh thổ Hồng Kông. Tuy nhiên, Hồng Kông được bảo vệ tuyệt đối vì lúc bấy giờ thành phố này là thuộc địa của Anh.

1941 - 1945

hk7

Quân Nhật đã tràn vào và chiếm được Hồng Kông. Trong thời gian chiếm đóng, dân số Hồng Kông giảm xuống từ 1,6 triệu còn 600.000 dân.

1946

hk8

Anh Quốc lấy lại quyền kiểm soát với chính quyền nhân dân.

1949

hk9

Tại đại lục, dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng Trung Quốc. Cuộc nội chiến này đã khiến cho hàng trăm nghìn người dân đại lục tháo chạy đến Hồng Kông, dẫn đến việc một cộng đồng người nhập cư hình thành. Trung bình cứ mỗi tháng lại có 100.000 người từ đại lục đến đây, mang theo đa dạng phương ngữ, văn hóa quê hương cùng họ. Lúc bấy giờ, dân số của Hồng Kông đã tăng từ 600.000 người vào năm 1945 lên 2,5 triệu người vào năm 1956.

Những năm 1950

hk10

Nền kinh tế Hồng Kông sớm phát triển như vũ bão, đi cùng đó là chất lượng đời sống tăng lên. Tuy nhiên tình trạng bất ổn trong xã hội tiếp tục leo thang do dự chênh lệch giàu nghèo và điều kiện lao động kém trong bối cảnh bùng nổ dân số.

Những năm 1960

hk11

Thập kỷ hỗn loạn này chứng kiến bạo loạn, bất ổn xã hội đồng thời phải hứng chịu không ít thảm họa thiên nhiên như hạn hán, bão lũ. Do đó, chính phủ đã quyết định tiến hành một cuộc cải cách xã hội đầy tham vọng, nhằm giải quyết nạn tham nhũng và nâng cao phổ cập giáo dục.

Những năm 1970

hk12

Hồng Kông nổi lên như một “con hổ Châu Á” – trung tâm kinh tế của thế giới. Mao Trạch Đông được thay thể bởi một Đặng Tiểu Bình ôn hòa hơn, người đã thực thi chính sách “mở cửa và cải cách”.

Trong những năm cuối của thời hạn 99 năm nắm quyền kiểm soát Tân Giới, Anh Quốc đã tiếp cận Đặng Tiểu Bình để bàn về việc tiếp tục kiểm soát. Ông giữ nguyên ý kiến về việc để mở chủ quyền khu vực nhưng đồng thời cũng thừa nhận thành phố có một “vị thế đặc biệt”. Tuy nhiên, Anh Quốc lại đang ngấm ngầm có dự định rút lui.

1984

hk13

Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương ký kết tuyên bố chung về tương lai của Hồng Kông. Văn bản tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ nắm lại quyền quản lý Hồng Kông vào 1/7/1997.

Trung Quốc cam kết sẽ trao cho Hồng Kông “quyền tự trị cấp cao” và cho phép Hồng Kông tiến tới bầu cử trực tiếp vào năm 2007. Và theo đó, các công chức chính phủ đã bắt đầu soạn một “tiểu” hiến pháp cho thành phố nhằm thể hiện chính sách “một quốc gia, hai thể chế” của Trung Quốc. Người dân Hồng Kông bắt đầu có cảm giác về một sự mập mờ, và tự hỏi tại sao mình không được tham gia vào cuộc thỏa thuận.

1989

hk14

Ở Hồng Kông, hơn 1 triệu người đã tham gia diễu hành lên án vụ thảm sát những người biểu tình ủng hộ dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn của Bắc Kinh. Và cuộc thảm sát này đã dấy lên những nghi vấn về cách mà Trung Quốc sẽ quản lý Hồng Kông đồng thời làm gia tăng làn sóng chống Cộng Sản.

1992

hk15

Chris Patten, thống đốc Anh cuối cùng của Hồng Kông, tuyên bố cải cách cho cuộc bầu cử thị chính năm 1994 và cuộc bầu cử lập pháp vào năm 1995 mà không hỏi ý kiến Trung Quốc. Điều này đã chọc giận giới cầm quyền của Trung Quốc và không có một cuộc thương thảo nào đi đến hòa hợp. Và trong khi Hồng Kông vẫn tiếp tục thực hiện cuộc cải cách của mình, Trung Quốc lên kế hoạch để phá bỏ mọi thứ sau khi lấy lại được thành phố.

01/07/1997

hk16

Sau hơn 150 năm làm thuộc địa của Anh, Hồng Kông chính thức trở lại dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Đổng Kiến Hoa, một doanh nhân gốc Thượng Hải, đã được bầu làm người cầm quyền tại đặc khu hành chính Hồng Kông. Tuy nhiên, ông liên tục hứng chịu chỉ trích từ việc ứng phó thiếu khôn ngoan với khủng hoảng kinh tế châu Á và sự vâng lời quá mức với Bắc Kinh.

Tháng 5/1998

hk17

Những cuộc bầu cử đầu tiên được diễn ra, tạo nên kỉ lục về số người tham gia bất chấp dòng mưa xối xả năm ấy. Đó là một thắng lợi lớn về mặt số phiếu với hơn 65% cho phe theo dân chủ. Nhưng do cấu trúc bầu cử của thành phố chịu ảnh hưởng bởi luật pháp Trung Quốc, phe dân chủ không dành được nhiều ghế trong cơ quan lập pháp.

Mùa xuân 2003

hk18

Trung Quốc và Hồng Kông bị tấn công bởi bệnh dịch chết người SARS, một loại virus hô hấp nhiễm bệnh cho 8096 và giết 774 người trên toàn thế giới. Người dân Hồng Kông hoảng sợ khi cố gắng tránh những khi vực công cộng tại thời điểm bùng phát dịch bệnh, cùng lúc đó chính quyền bị chỉ trích nặng nề về sự phản ứng chậm trễ.

Tháng 7/2003

hk19

Khoảng nửa triệu người đã xuống đường để phản đối việc thông qua Điều 23, một điều luật nằm đàn áp việc chống phá nhà nước mà nhiều người sợ sẽ tước đi quyền tự do ngôn luận của nhân dân. Dự thảo sớm bị hủy bỏ, nhưng bằng chứng cho tham vọng hạn chế tự do tại Hồng Kông của Trung Quốc không thể bị xóa đi trong mắt của giới phê bình quốc tế.

Tháng 4/2004

hk20

Trung Quốc yêu cầu sự thông qua của Đại Lục là bắt buộc trong mọi thay đổi ở luật bầu cử của Hồng Kông, tạo điều kiện cho quyền phủ quyết (bỏ phiếu chống) của Trung Quốc trước mọi nỗ lực đưa Hồng Kông tiến đến dân chủ. Niềm tin vào cam kết về dân chủ của Trung Quốc trong lòng người dân Hồng Kông rơi tụt, và một lần nữa nửa triệu người lại xuống đường để biểu tình.

Tháng 7/2006

hk21

Hàng vạn người Hồng Kông diễu hành để ủng hộ dân chủ. Từ đó, cuộc diễu hành này được tái diễn vào tháng 7 hàng năm như một lời nhắc nhở cho nhân dân Hồng Kông về việc yêu cầu quyền bỏ phiếu phổ thông, bảo vệ quyền tự do ngôn luận và một chế độ dân chủ.

Tháng 8/2014

hk22

Cơ quan lập pháp loại bỏ hoàn toàn cơ hội bầu cử tự do ở Hồng Kông với việc tuyên bố rằng chỉ những cử viên được thông qua bởi Bắc Kinh mới có quyền ứng cử vào các vị trí đầu não chính trị.

Và tất nhiên, những cuộc biểu tình tự phát và sự bất tuân từ phía Hồng Kông là điều không tránh khỏi. Sinh viên đình công, dân chúng tụ tập tại những buổi diễu hành, chiếm đóng trung tâm thành phố trong hàng tuần. Làn sóng đấu tranh sau đó thất bại và những người đứng đầu, hầu hết là sinh viên, đã bị bắt giữ. Tuy nhiên chính điều này đã khích động phong trào ủng hộ dân chủ trong thành phố, và đã có nhiều hơn các ứng cử viên theo phe dân chủ tham gia vào cuộc bầu cử sau đó.

Tháng 2 - 3/2019

hk23

Chính phủ Trung Quốc công bố về một dự thảo luật cho phép dẫn độ từ Hồng Kông về đại lục lần đầu tiên trong lịch sử. Giới phê bình cho rằng dự thảo sẽ đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền của Hồng Kông và rằng Trung Quốc sẽ lợi dụng quyền dẫn độ để đè nén những giọng nói chống đối. Và trong bất bình, hàng triệu người Hồng Kông đã xuống đường để tham gia biểu tình ôn hòa.

12/6/2019

hk24

Phiên họp thứ 2 về dự thảo đã buộc phải hoãn lại sau những cuộc biểu tình vũ lực nổ ra, chặn đứng các tuyến phố cùng những nỗ lực để xông vào tòa nhà quốc hội. Cảnh sát đã phải dùng hơi cay, khí cay và đạn cao su để đáo trả, làm bị thương hơn 80 người. Chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông đã dùng từ "bạo loạn" để mô tả những cuộc xung đột này. Phẫn nộ trước việc đó, những người biểu tình đã yêu cầu chính quyền rút lời. Sau đó chiến thuật chống đối cũng được thay đổi bằng việc thực hiện các cuộc biểu tình bất ngờ tại các tòa nhà chính phủ và các vùng xa hơn của Tân Giới.

Tháng 8/2019

hk25

Những cuộc diễu hành và xung đột giữa phía cảnh sát và phe biểu tình dân chủ đã nổ ra trên khắp Hồng Kông. Lực lượng chống đối đã chiếm lấy sân bay và tranh chấp gay gắt với cảnh sát từ các tòa nhà chính phủ đến cả những khu vực du lịch và mua sắm. Hàng trăm người đã bị bắt giữ trong sự đe dọa trừng trị thẳng tay từ phía đại lục. Phe biểu tình đáp trả bằng những lời đề nghị: hủy bỏ dự luật, điều tra vấn đề bạo lực của cảnh sát, ngưng gọi cuộc biểu tình là "bạo loạn", thả những người bị bắt và ban cho người dân nhiều tự do dân chủ hơn. Cho đến nay những yêu sách vẫn chưa được thỏa mãn và các cuộc biểu tình thì vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút.

Theo: NatGeo
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.