• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

Lời kể ám ảnh của người phải ăn xác chết để sống sót trong thảm họa rơi máy bay năm 1972

Lịch sử

Vào ngày 13/10/1972, một chiếc máy bay của Uruguay chở theo đội bóng bầu dục Old Christians bị rơi ở vùng núi Andes thuộc Chile. Đối mặt với khả năng chết đói ở nơi hẻo lánh, những người sống sót đã buộc phải ăn thịt những người đã tử nạn. Trong số 45 người trên cùng chuyến bay, 28 người đã may mắn sống sót. Sau 72 ngày mất tích, chỉ còn 16 người đánh bại được tử thần.

1

Những người sống sót sau thảm họa hàng không khiến 29 trên tổng số 45 hành khách thiệt mạng.

2

Họ đã mắc kẹt tại nơi lạnh giá, quanh năm tuyết phủ trắng suốt 72 ngày đêm.

Chuyến bay trên chở theo 19 thành viên của đội bóng, cùng gia đình và bạn bè của họ, tất cả đều sinh sống ở Uruguay. Khi băng qua dãy núi Andes, phi công thiếu kinh nghiệm đã mắc sai lầm khi chuyển hướng và bất ngờ đâm vào sườn núi khiến thân máy bay gãy đôi. Phần thân trước trượt xuống sườn dốc, phi hành đoàn và 1/4 hành khách tử nạn.

Ngày thứ 10 sau vụ tai nạn, họ vẫn không biết mình sẽ sống chết ra sao, nhưng chuyện đáng sợ hơn là họ đang đối mặt với nguy cơ chết đói và chết cóng ở đây. Không còn lựa chọn nào khác, họ buộc phải xé nhỏ thi thể người thân và bạn bè của mình để ăn và duy trì sự sống.

3

Điều thảm khốc nhất đối với họ có lẽ là việc phải ăn thịt thi thể của những đồng đội và bạn bè mình.

Roberto Canessa là nhân chứng sống sót trong thảm họa hàng không thảm khốc nhất năm 1972, ông cũng đã từng phải ăn tử thi để sống sót và tìm kiếm sự giúp đỡ. Khi đó ông còn là một sinh viên ngành y năm thứ 2.

"Ăn thịt người, bạn sẽ cảm nhận được sự khốn khổ nhất trên trái đất là gì", ông kể lại. "Nhưng trong tâm trí, tôi tin rằng những người bạn đã cho mình cơ hội sống sót và tôi thật sự rất biết ơn họ."

6

Roberto Canessa, nhân chứng sống sót đã kể lại những trải nghiệm kinh hoàng khi phải đấu tranh giữa sinh tồn và lương tâm của chính mình.

Sau nhiều năm im lặng, Canessa đã kể lại trải nghiệm kinh hoàng của chính mình. Việc phải ăn thịt đồng loại vẫn ám ảnh ông trong từng bữa ăn, giấc ngủ.

Chúng tôi đã chịu đói trong rất nhiều ngày khi bị mắc kẹt tại nơi băng giá và không có bất cứ thảm thực vật nào xung quanh. Chỉ sau vài ngày, chúng tôi cảm thấy cơ thể của mình đang gặm nhấm chính nó để sống sót.

Thi thể của bạn bè và đồng đội của chúng tôi được bảo quản nhờ vào nhiệt độ thấp và băng tuyết ở dãy Andes, những thi thể này chứa lượng lớn protein có thể giúp chúng tôi tiếp tục tồn tại. Nhưng chẳng ai dám mổ xẻ để ăn thịt họ.

Trong rất nhiều ngày, chúng tôi đã vô cùng khổ sở. Chúng tôi cầu xin Chúa dẫn lỗi và tha thứ cho mình. Nếu không có sự đồng ý của Ngài, tôi cảm thấy như mình đã giết người và đánh cắp linh hồn của họ. Tất cả những xác chết nằm đây là đồng đội, bạn bè của chúng tôi.

Chúng tôi thật sự đã phát điên với việc bị chết đói hay ăn thịt đồng loại. Liệu chúng tôi có biến thành những kẻ man rợ? Hay đây là cách duy nhất để sống sót? Khi đó, chúng tôi đã đi đến giới hạn của nỗi sợ hãi.

4

Hầu hết những người sống sót đều đã nhịn đói rất lâu vì họ không muốn mổ xẻ bạn bè của mình và ăn thịt họ.

5

Trong số 28 người sống sót, chỉ còn vỏn vẹn 16 người được giải cứu khỏi dãy Andes do cái lạnh khắc nghiệt và những trận lở tuyết.

Roberto kể lại giây phút đã đấu tranh với chính mình như thế nào khi anh biết họ sẽ chết dần đi nếu không ăn thịt các thi thể. Anh cũng từng muốn buông xuôi để bản thân chết đi và sẽ cho phép bạn bè còn sống ăn thịt mình để tồn tại.

"Đối với tôi, sẽ thật vinh dự khi trái tim này ngừng đập nhưng tay, chân và cơ bắp của tôi vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ giúp mọi người ở đây sống sót xuống núi."

7

Thân máy bay gặp nạn trong trận bão khi đi ngang dãy Andes.

8

Sau rất nhiều ngày, họ cũng không được ai phát hiện.

17 ngày sau vụ tai nạn, 8 người trong số họ thiệt mạng trong trận tuyết lở lấp đầy thân máy bay nơi họ trú ẩn. Lúc này, họ biết rằng mình không thể cứ ngồi đây và chờ chết. Họ quyết định phân chia người xuống núi tìm người cứu giúp.

Ngày 12/12/1972, hai sinh viên trẻ tuổi là Nando Parrado và Roberto Canessa đã lấy thêm áo ấm của những người thiệt mạng, mang theo một túi thịt người đông lạnh và lao xuống núi tìm sự trợ giúp. Khi đó, không ai trong số họ có kinh nghiệm leo núi trong thời tiết khắc nghiệt thế này. Từ vị trí gặp nạn tại con sông băng ở độ cao 3.570 mét, họ đi bộ 10 ngày đêm để tìm người cứu giúp.

9

Chân dung những người còn sống sót.

10

Dù may mắn sống sót nhưng đây là những trải nghiệm kinh hoàng nhất mà họ từng trải qua.

Người đầu tiên họ nhìn thấy là một người Chile, ông ta đã cho họ thức ăn và đưa họ đến gặp chính quyền gần đó.

12

Nando và Roberto cùng người đàn ông Chile mà họ gặp đầu tiên.

13

Ông ta đã cưỡi ngựa đưa họ đến gặp chính quyền gần nhất.

14

Sau 72 ngày cuối cùng họ cũng được trở về nhà.

Ngày 23/12/1972, 16 người còn sống sót đã được giải cứu thành công sau 72 ngày mắc kẹt trên dãy Andes.

11

Những người sống sót vui mừng vẫy tay khi thấy chiếc trực thăng đến cứu.

Những người may mắn sống sót đã rất lo lắng công chúng và người thân của những thi thể bị họ ăn thịt sẽ lên án và không tha thứ cho họ. Song cũng có nhiều người bênh vực, bảo vệ và thấu hiểu sự khó khăn của các nạn nhân sống sót trong suốt 72 ngày sau vụ tai nạn. Sau đó, người nhà của các nạn nhân cũng giảm đi sự gay gắt và chấp nhận tha thứ cho họ.

15

Roberto cùng mẹ và vợ mình.

Roberto Canessa tiếp tục học ngành y và trở thành bác sĩ ghép tạng. Ông đã giằng xé và bị ám ảnh rất nhiều năm trước khi quyết định kể lại trải nghiệm đau thương này trong quyển sách "Tôi phải sống: Máy bay rơi ở núi Andes thôi thúc tôi phải cứu người".

17

Roberto và vợ vào năm 2016, giờ đây ông đã trở thành bác sĩ tài giỏi nhờ vào những thi thể đồng đội trước đây đã cứu sống ông.

Mặc dù đã nhiều năm trôi qua nhưng thảm họa hàng không này vẫn khiến rất nhiều người đau buồn vì những bi kịch mà nó gây ra.

Theo: Vintage News Daily
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.