• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Người đàn ông cả đời giết vô số sinh linh nhưng lại được dân Anh tôn sùng như anh hùng

Lịch sử

Tay ông ta bị cột ra sau, đưa lên giá treo cổ ở nhà tù Pentonville. Ngay trước khi bị hành hình, ông ta đã quay đầu nói với đao phủ rằng: “Mũi tôi ngứa quá.”

0

Đao phủ tròng thừng vào cổ ông ta, bình tĩnh nói: “Ông sẽ không phải lo về nó quá lâu đâu.” Đao phủ không lừa ông ta, bởi chỉ sau 10 giây, sợi thừng đã bị kéo lên, đưa tiễn gã ác ma làm dân chúng Anh Quốc sợ hãi vô cùng này đi về cõi chết.

John Christie chưa bao giờ là kẻ sát nhân nổi danh nhất ở Anh, nhưng người xử tử hình ông ta - Albert Pierrepoint lại là đao phủ nổi tiếng và được tôn kính nhất ở Anh. Ông mới là nhân vật chính trong bài viết này.

2

Là đao phủ được chính phủ Anh thuê, từ năm 1932-1956, ông đã treo cổ 435 tội phạm, đây chỉ là con số theo thống kê của chính phủ Anh, còn trong nhật ký của mình, Albert viết mình đã treo cổ 550 người.

Cho đến lúc này ông vẫn là đao phủ có số lượng cao nhất ở Anh, ông từng đưa tiễn vô số ác ma, trong đó có hơn 200 tù chiến tranh thời Đức Quốc Xã, rất nhiều gián điệp và vô số tội phạm liên hoàn khác.

Nguyên nhân Albert nổi tiếng là vì kỹ thuật treo cổ cực tốt và hiệu suất cực cao của ông, không để cho tội phạm phải chịu đau khổ và sợ hãi quá lâu.

3

Trong thời gian ở Dublin ông từng xử tử hai phần tử khủng bố và từng bị quân cộng hoà Iceland (IRA) phán tội tử và truy sát.

ÔNg cũng từng tự tay treo cổ quan chỉ huy của trại tập trung AuschwitzBergen-Belsen, cùng với tù chiến tranh Josef Kramer. Còn cả Irma Grese người từng tham gia vào kế hoạch thử nghiệm khí độc của quân đội Đức.

Sau Thế Chiến thứ hai, ông gần như trở thành anh hùng trong lòng người dân Anh, mọi người đều muốn xem thử người đã tự tay treo cổ vô số tù chiến tranh này trông ra sao? Muốn biết tính cách ông có bất bình thường không? Hay khi giết tội phạm ông có được niềm vui khi báo thù hay không?

13

Mặc cho tất cả những lời suy đoán bên ngoài thế nào, thì Albert thực tế chỉ là một người bình thường tới không thể bình thường hơn, lại càng không phải thánh nhân hay ma quỷ gì. Trước nay ông sinh sống cùng cái chết, nhưng chưa bao giờ tôn sùng hay sợ hãi cái chết.

Nếu bạn chỉ từng gặp Albert, bạn sẽ khó mà đoán được nghề nghiệp của ông, và cũng không ít người khác cũng thế, trong đó có cả vợ của ông.

Vóc người Albert không cao, nhưng khá săn chắc, ông có đôi mắt rất hiền hoà và xinh đẹp, kèm theo đó là một tính cách bình thản và thú vị.

Ông thích ca hát và đánh quyền, và cả hai thứ này ông đều rất có năng khiếu. Đến tuổi trung niên, ông và vợ sống bằng một quán rượu nhỏ ở hạt Lancashire cách cố hương mình không xa.

1

Thế nhưng không ai biết rằng trong suốt thời gian hơn 40 năm ông vẫn luôn giấu diếm mọi người và vợ để làm một đao phủ. Ông chưa bao giờ bàn luận hay trò chuyện với người thân và bạn bè về công việc này, dù đây là công việc lý tưởng của ông từ khi còn nhỏ đến tận lúc trưởng thành.

Không nhắc tới không phải vì ông nghĩ đó là chuyện không may mắn hoặc là sợ mọi người né tránh mình, nghĩ mình là quái vật máu lạnh. Mà chỉ vì cái chết, hay nói đúng hơn là việc tử hình trong mắt Albert rất thần thánh, ông không muốn đưa nó ra làm câu chuyện trà dư tửu hậu.

Người hành hình hay đao phủ, ở Phương Tây là một công việc bị kì thị. Mọi người sợ hãi cái chết, không muốn nhắc tới nó, cũng tránh đề cập tới tất thảy những thứ liên quan tới nó. Chính vì thể ở Anh, người tử hình và những người làm nghề mai táng, bảo vệ bộ thường được truyền qua các thế hệ trong gia đình.

Ngoại trừ những gia đình đó, rất ít người ngoài chịu làm những nghề này, Albert trở thành một người hành hình cũng là chịu sự ảnh hưởng từ gia đình mình. Cha và chú của ông đều là người treo cổ, từ khi còn rất nhỏ, Albert đã yêu thích đọc lén những quyển nhật ký của cha mình.

6

Albert và chú mình

Bên trong miêu tả kỹ càng mỗi ngoại hình, chiều cao, cân nặng, giới tính, tên và thời gian thi hành án của tội phạm. Ngoài ra cha ông còn sở hữu cả một chồng tập sách nghiên cứu việc làm sao để nâng cao chất lượt treo cổ.

Có lẽ nghe thì rất kì quái, nhưng với một đao phủ ưu tú mà nói, không để tội phạm bị tra tấn, để họ chết một cách nhanh nhất là điều mà họ theo đuổi trong cả sự nghiệp của mình.

Họ thường được biết đến với cái tên hangman, hay đơn giản là kẻ treo cổ, nhưng những người trong nghề cực kì ghét cái tên gọi đó, họ thường thích gọi mình là executors kẻ hành hình.

Bởi vì rõ ràng là từ hangman thể hiện sự thiếu tôn trọng với cái chết và nghề hành hình, mà làm một người hành hình, tôn trọng nghề nghiệp và cho tội phạm sự tôn trọng cuối cùng là chuyện rất quan trọng với họ.

11

Điều đầu tiên Albert học được từ cha mình, không phải là kỹ xảo treo cổ, không phải là thiết kế mô hình, mà là tôn trọng.

Chính vì thế trong mắt Albert nhỏ, người hành hình là một người gánh vác sứ mệnh và công tác vô cùng thần thánh. Vào năm 11 tuổi, trong bài văn của mình, cậu bé Albert đã viết: “Sau khi lớn lên, con muốn làm một người hành hình cho chính phủ.”

Cả lớp đều nghĩ rằng đầu óc cậu bé Albert không bình thường, dù sao một cậu bé 11 tuổi thích đọc sách liên quan tới việc hành hình, lớn lên muốn làm kẻ “giết người”, thì ai nghe xong cũng đều thấy sợ là hiển nhiên. Nhưng trong mắt Albert mọi chuyện rất khác. Đao phủ không hề thật sự nắm trong tay sự sống chết của ai, ông nghĩ việc mình cần phải làm là đưa những người cần phải chết đến một thế giới khác.

Năm 1922, cha ông qua đời, truyền lại tài liệu nghiên cứu về cái chết của mình cho con trai. Ông chuyển sang sống cùng chú mình lúc đó cũng là một người hành hình, ông bắt đầu tự do nghiên cứu về kỹ thuật treo cổ, bắt đầu cố gắng phát triển theo con đường trở thành một đao phủ.

7

Nhưng lúc ấy ở Anh Quốc không có vị trí đao phủ nào còn trống, sau nhiều lần thi tuyển thất bại, ông ở nhà chờ đợi rất nhiều năm và làm tạm công việc lái xe ngựa.

Cuối cùng sau mấy năm dài chờ đợi, ông cũng nhận được thư phỏng vấn, tới lúc ấy ông mới biết, cho dù là nghề hành hình, thì tỷ lệ cạnh tranh cũng rất cao. Một nhà tù có tới 10 người đến phỏng vấn chức vị trợ lý hành hình, nên phần thắng của ông cũng không cao.

Những người được mời phỏng vấn sẽ trải qua một kì huấn luyện kéo dài một tuần, sau đó sàng chọn dần dần mới được nhận việc. Nhưng trước đó, họ phải ra pháp trường, tận mắt chứng kiến quá trình hành hình, thử lòng can đảm rồi mới quyết định ai được nhận.

Lần ấy, cuối cùng ông cũng được nhận vào làm trợ lý hành hình.

3

Trước Thế Chiến II, Albert không có bao nhiêu việc để làm. Mà ở Anh, nghề hành hình này không có thu nhập cao như mai táng, đãi ngộ cực kém vả lại không hề có địa vị xã hội.

Tuy rằng họ được chính phủ thuê, nhưng không có tiền hưu hay lương cố định, mà là lãnh lương theo từng lần. Vì thế Albert luôn cần làm những công việc khác để trợ giúp chi phí trong nhà. Cùng lúc đó sau mỗi lần hành hình Albert đều cố gắng học hỏi, rút kinh nghiệm và chỉ tốn 10 năm, ông đã trở thành đao phủ đứng đầu.

Albert nói, mình được như thế một phần là nhờ khả năng thiên bẩm, một phần là nhờ những nghiên cứu và học tập trong thời gian dài của mình.

Vì lòng kính trọng với nghề nghiệp của mình, đến năm 1941, khi đảm nhiệm vị trí đao phủ đứng đầu nhà tù, ông cũng trở thành người hành hình có kỹ thuật tốt nhất, nhanh nhất, nhân đạo nhất ở Anh. Ông đối xử bình đẳng với mỗi một tội phạm, dù kẻ đó là nam hay nữ, là già hay trẻ, là kẻ tội ác tày trời hay chỉ là người vô tội trong mắt người khác. Ông chưa bao giờ đứng trên góc độ đạo đức để làm việc.

14

Trong suy nghĩ của Albert, trở thành người hành hình là sứ mạng chính phủ giao cho ông, ông không thể ngăn một người phạm tội, cũng không thể giúp người vô tội rửa sạch oan khuất, điều duy nhất ông có thể làm là giúp họ ra đi một cách nhẹ nhàng nhất.

Ông từng chia sẻ: “Bạn không thể bị cuốn vào bất kì hành vi phạm tội nào của họ. Người đó phải chết, và tôi chỉ có thể tôn trọng họ trong phạm vi cho phép, đưa họ đến thế giới khác.”

Có thể thấy rõ, dù ông là một người hành hình cực kì ưu tú, nhưng không phải một kẻ tôn sùng cái chết hay tử hình. Ông không cho rằng tử hình có thể làm người ta sợ hãi, hay giúp giảm bớt lượng tội phạm, ông nghĩ nó chỉ có thể mang tới niềm vui báo thù cho người còn sống.

“Nếu cái chết không thể uy hiếp được riêng một cá nhân nào, vậy nó không thể uy hiếp được ai cả.”

Vì vậy ông chưa bao giờ kiêu ngạo hay hổ thẹn vì công việc của mình, ông không phải anh hùng hay ma quỷ mà chỉ đơn giản là một người tiễn đưa.

15

Trong Thế Chiến thứ II, vì tay nghề ưu tú của mình, ông thường xuyên được đưa tới Đức tử hình tội phạm chiến tranh, công việc bận rộn lúc này giúp ông có được quân hàm trung tá và được trao cho một số tiền trợ cấp vì cống hiến của mình. Điều kì lạ là, sau những ngày ở Đức ấy, vào mỗi một lễ Giáng Sinh, Albert đều sẽ nhận được một lá thứ.

Trong lá thư không bao giờ viết bất kì thứ gì, chỉ có một tờ tiền 5 bảng và một mẫu giết viết Bergen-Belsen. Đó là tên của trại tập trung tàn nhẫn ở Đức và Albert là người treo cổ tên quan chỉ huy của trại đó.

Cũng trong thời gian ở Đức, thân phận đao phủ của Albert bị báo chí phát hiện, không ít phóng viên tìm tới ông muốn nghe ông kể về quá trình treo cổ tù nhân của mình. Albert cực kì ghét việc này, ông không chịu nói bất kì điều gì về nghề nghiệp của mình.

Mãi tới lúc này, vợ ông bà Annie mới biết công việc làm thêm mà chồng mình nói là “giết người”, nhưng bà không hề phản cảm hay tỏ ra khó chịu, Albert nói mình rất may mắn mình có được người vợ như bà.

Sau này ông viết một quyển tự truyện để tặng cho người vợ đã thấu hiểu và ủng hộ mình.

16

Sau khi trở về từ Đức, cuộc sống của ông không thay đổi bao nhiêu. Nhờ số tiền trợ cấp, ông mở cho vợ mình một quán rượu, mọi người đều thích đến để ủng hộ “anh hùng” của mình. Còn ông thì vẫn cứ tiếp tục làm công việc hành hình, và vẫn như trước đây, không đề cập gì tới công việc.

Trong suốt những năm hành nghề của mình, Albert kể có ba chuyện đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của mình.

Việc đầu tiên là vào năm 1950, người bạn tên Corbitt của một khách quen trong quán rượu nhà ông, vì ghen tị nên giết bạn gái mình rồi bị phán tử hình.

12

Đêm giết người, hắn từng đến quán rượu nhà Albert uống rượu, còn hát hò với Albert. Rồi ngày Corbitt bị xử tử, chính Albert là người đưa hắn đi.

Đó là lần đầu tiên Albert thấy ray rứt vì chuyện mình đã làm, ông nghĩ mình đáng ra phải ngăn cản được bi kịch đó, nhưng đến cuối cùng, ông lại phải tự tay treo cổ người quen của mình.

Cũng trong năm này, khi cơn sốt về anh hùng trong Thế Chiến thứ II dần giảm bớt, nghề hành hình lại trở thành nghề nghiệp bị mọi người xa lánh. Albert nhận nhiệm vụ tử hình một người đàn ông bị chướng ngại tâm thần bẩm sinh, trí lực vĩnh viễn dừng ở 10 tuổi. Ông ta bị xử vì giết hại vợ và con gái mình.

Nhưng hầu hết mọi người bao gồm Albert đều nghĩ rằng ông ta vô tội. 3 năm sau, hung thủ mới bị phát hiện, cuối cùng người đàn ông được trả lại trong sạch, nhưng ông ta cũng không cách nào sống lại được.

20

Albert chỉ làm việc của mình lại bị quần chúng nước Anh gán cho tội danh đồng loã với cơ quan tư pháp vô dụng của Anh.

Năm 1955, một cô gái tên Ruth Ellis vì bị bạn trai đánh đập nhiều lần, trong cơn hoảng loạn và ảnh hưởng từ việc mất ngủ đã lỡ tai bắn chết bạn trai. Lúc ấy nước Anh còn chưa có luật về bạo hành gia đình, nên cô gái đã bị phán tử hình. Trước sự phản đối mãnh liệt của dân chúng Ruth Ellis vẫn bị đưa lên giá treo cổ và chết trong tay Albert.

17

Ruth Ellis sau này trở thành người phụ nữ cuối cùng bị treo cổ trong lịch sử nước Anh và cũng là tội phạm cuối cùng mà Albert tử hình.

Sau cái chết của Ruth Ellis, Albert đã đệ đơn từ chức, ông không từ chức vì Ruth Ellis, ông phân chia rất rõ ràng giữa công việc và tình cảm, nhưng ông đã lớn tuổi, không dám chắc rằng mình có thể tiễn một tử tù lên đường nhanh chóng nữa.

9

Sau khi về hưu, ông vẫn tiếp tục quản lý quán rượu của mình tới khi qua đời vào năm 1992. Sau khi ông qua đời di vật của ông được mọi đưa đi bán đấu giá, mọi người bắt đầu rỉ tai nhau về những sự tích của ông và sau này đã có một bộ phim lấy hình mẫu từ ông được ra mắt công chúng với tên Pierrepoint.

21

Rất khó để nói, Albert có tình cảm thế nào với công việc này, khi mọi người nghĩ ông là anh hùng hoặc ma quỷ, thì ông lại nghĩ mình như một thợ thủ công. Chế tạo cái chết không tạo thành nỗi ám ảnh quá lớn trong lòng ông, ông chỉ vừa kính sợ sự sống vừa làm những gì mình nên làm một cách tốt nhất mà thôi.

Theo: Zhihu
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.