• Về đầu trang
H.Khanh
H.Khanh

Nguồn gốc những thuyết âm mưu về Mặt Trăng lại đến từ...một kỹ sư từng làm việc với NASA?

Lịch sử

Hơn 400,000 nhân viên và kĩ sư làm việc tại NASA đã phải hợp sức lại trong một dự án tỉ đô mới có thể đưa được Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins lên Mặt Trăng vào năm 1969, nhưng chỉ cần 1 người để làm cả thế giới này nghi ngờ điều đó. Tên ông là Bill Kaysing.

Tất cả bắt đầu với một chút “linh cảm, dự tính” trước khi biến thành những lời buộc tội nước Mỹ không có đủ công nghệ tiên tiến để đạt được thành tích đưa người lên Mặt Trăng sau đó quay về trong an toàn. Nhưng trước đó, Kaysing thậm chí đã từng góp công trong những chương trình không gian của Mỹ. Trong khoảng thời gian từ năm 1956 đến năm 1963, ông là nhân viên của Rocketdyne, một công ty giúp sản xuất động cơ tên lửa Saturn V. Vào năm 1976, ông xuất bản một luận văn có tên We Never Went to the Moon: America’s Thirty Billion Dollar Swindle (Chúng ta chưa hề lên Mặt Trăng: Cú lừa 30 tỉ USD của Mỹ). Trong đó, ông dẫn ra những bản photocopy mập mờ cùng với những thuyết âm mưu vớ vẩn. Nhưng vì một lý do nào đó, những thuyết âm mưu này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay thông qua những bộ phim của Hollywood, phim tài liệu của Fox News, forum reddit và các kênh YouTube.

3504

382kg đá Mặt Trăng được mang về trong suốt 6 nhiệm vụ, sự hợp tác từ các cường quốc khác như Nga, Nhật và Trung Quốc, cả ngàn tấm ảnh được chụp từ tàu vũ trụ trinh sát Mặt Trăng của NASA, nhưng vẫn có một bộ phận người không nhỏ cho rằng con người chưa hề đặt chân lên Mặt Trăng. Cái niềm tin này bây giờ nó cũng phổ biến như là giả thuyết cho rằng 9/11 là do tay trong, tiêm vắc-xin gây trầm cảm, những người tin Trái Đất phẳng, vụ đại diệt chủng (Holocaust) không thật sự xảy ra, chán chẳng muốn nói.

Trên thực tế, cũng có rất nhiều người nổi tiếng tin vào cái thuyết âm mưu vớ vẩn này. YouTuber Shane Dawson, ông trùm podcast Joe Rogan, một giáo sư xã hội học từng bị bắt vì nói với học sinh của mình là vụ hạ cánh trên Mặt Trăng là giả.

Internet đã làm cho việc lan truyền những thuyết âm mưu này trở nên cực kỳ dễ dàng. Mọi người có thể nói bất cứ thứ gì họ muốn cho một nhóm khán giả rộng rãi và sẽ luôn có người nghe. Ai cũng thích một thuyết âm mưu nghe hấp dẫn cả. Mỗi lần có sự kiện gì lớn xảy ra, sẽ luôn luôn tồn tại một nhóm người đi ngược lại với sự vĩ đại đó.

- Roger Launius, nhà sử học từng làm việc cho NASA

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, những giả thuyết mà Kaysing đưa ra thoạt nghe thì cũng có vẻ hợp lý. Trong những tấm hình gần như không thể thấy ngôi sao nào khác, không có hố do áp lực động cơ khi đáp,…Nhưng nếu như nghiên cứu kĩ hơn một chút thôi, bạn có thể hiểu được lý do đằng sau những “hiện tượng kỳ lạ” này (thời gian hở sáng của máy ảnh, cách mà động cơ đẩy hoạt động trong môi trường chân không, bản chất phản quang của bụi mặt trăng). Và thật ra, cũng sẽ rất khó để duy trì một lời nói dối trong suốt nhiều thập kỷ liền. Thời đó, vào năm 1969, công nghệ dựng hình ảnh và quay phim không thể nào tốt được như bây giờ. Nên có phải là sẽ tốt hơn nếu như lên Mặt Trăng rồi quay hình thật người thật ở trên đó không?

1 mkvoysaa8ugk7vik ueyca

Ngoài ra, Kaysing cũng đưa ra một luận điểm nghe cực kỳ thuyết phục. Ai cũng biết rằng NASA từng có hệ thống liên lạc kém và công nghệ lạc hậu, nhưng tự dưng vào năm 1969, chúng ta có thể đưa người lên Mặt Trăng và sau đó quay lại? Vô lý.

Khá đúng, khi Xô Viết phóng Sputnik 1 vào tháng Mười năm 1957 và Sputnik 2 chứa chú chó Laika chỉ 1 tháng sau đó, chương trình khám phá không gian của NASA gần như không hề tồn tại. NASA được thành lập vào năm 1958 và đã có thể đưa Alan Shepard lên không gian vào năm 1961 là vì vào giữa những năm 1960, NASA đang tiêu thụ hơn 4% ngân sách nước Mỹ, nhưng trong khoảng thời gian này, Xô Viết vẫn đang đạt được nhiều thành tựu hơn: Phụ nữ đầu tiên lên không gian (1963), Những bước đi đầu tiên trong không gian (1965) – Còn người Mỹ thì phải liên tục chịu nhiều những thất bại, trong đó có vụ nổ thương tâm đã giết cả 3 phi hành gia của tàu Apollo 1.

s71 29951

Ngoài ra, Apollo cũng tượng trưng cho những hy vọng lệch lạc khi chuyển tiếp sang những năm 1970.

Ồ, chúng ta có thể đưa người lên Mặt Trăng, nhưng tại sao chúng ta không thể làm được việc X?

Theo lời Oliver Morton, tác giả sách The Moon: A History for the Future:

Đúng, chính phủ Mỹ có thể đặt ra một mục tiêu lớn ngoài sức tưởng tượng và dùng hết công sức để đạt được mục tiêu đó. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta có thể thắng cuộc chiến Việt Nam, hay là dọn dẹp các thành phố lớn, chữa ung thư hay bất cứ thứ gì khác mà người Mỹ thật sự muốn. Ý tưởng ở đây là chính phủ không thật sự hùng mạnh, họ chỉ tỏ ra hùng mạnh thôi.

Những thuyết âm mưu đến được với chúng ta ngày nay là nhờ một phim tài liệu do Fox phát hành vào năm 2001. Trong đó, những dẫn chứng của Kaysing được tiếp tục đưa ra, và điều này càng củng cố niềm tin cho những “giáo sư thuyết âm mưu”.

Theo: The Guardian
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.